Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 17/05/2024 18:05

Tin nóng

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Thứ sáu, 17/05/2024

Ứng dụng, chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển ngành Công Thương

Thứ bảy, 04/11/2023 06:11

TMO - Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo là nền tảng quan trọng và khâu đột phá trong chính sách công nghiệp và thương mại để đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh ngành Công Thương; tự chủ về công nghệ công nghiệp, đặc biệt là các công nghệ then chốt; góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Ngành Công Thương đặt mục tiêu đến năm 2030 nâng cao đóng góp của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo vào tăng trưởng chung của ngành, lĩnh vực công nghiệp và thương mại thông qua các hoạt động nghiên cứu phát triển, ứng dụng, chuyển giao, đổi mới, làm chủ và nội địa hóa công nghệ, thiết bị tiên tiến, hiện đại, nâng cao năng lực tổ chức, quản trị doanh nghiệp; góp phần xứng đáng vào việc thực hiện các mục tiêu chung của toàn ngành Công Thương đến năm 2030: tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng công nghiệp đạt bình quân trên 8,5%/năm; tốc độ tăng năng suất lao động công nghiệp đạt bình quân 7,5%/năm.

Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò quan trọng phục vụ phát triển công nghiệp, trọng tâm là các ngành công nghiệp nền tảng, công nghiệp chế biến, chế tạo, góp phần dịch chuyển cơ cấu nội ngành lên các công đoạn sản xuất có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị sản xuất; thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp mới, công nghiệp công nghệ cao; đóng góp thiết thực vào việc thực hiện các mục tiêu đến năm 2030: tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo đạt khoảng 30% GDP và tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghiệp công nghệ cao trong các ngành chế biến, chế tạo đạt trên 45%...

Trong đó, đối với lĩnh vực chiến lược, chính sách phát triển công nghiệp và thương mại: Xây dựng phương án điều chỉnh cơ cấu công nghiệp theo vùng lãnh thổ, hình thành và phát triển liên kết công nghiệp giữa các địa phương; phát triển các cụm liên kết ngành công nghiệp đối với một số sản phẩm trong các ngành công nghiệp ưu tiên theo lợi thế cạnh tranh, chuyên môn hóa và khả năng kết nối chuỗi giá trị; xây dựng phương án, chính sách đặc thù phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên tại các vùng công nghiệp lõi ở các vùng kinh tế trọng điểm và khu kinh tế ven biển,... đáp ứng yêu cầu tái cấu trúc công nghiệp và thương mại giai đoạn 2021 - 2030... 

Lĩnh vực công nghiệp khai khoáng - luyện kim: Nghiên cứu đổi mới, hiện đại hóa công nghệ, thiết bị, ứng dụng cơ giới hóa, tự động hóa trong thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản theo hướng kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, carbon thấp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu chất thải phát sinh, tăng mức thu hồi các thành phần có ích chính, thu hồi các thành phần có ích đi kèm, sử dụng tổng hợp và tiết kiệm tài nguyên, đảm bảo an toàn môi trường; làm chủ các công nghệ khai thác khoáng sản rắn trong điều kiện địa chất, kỹ thuật mỏ phức tạp.

Nghiên cứu phát triển công nghệ khai thác, chế biến và sử dụng đồng bộ, hiệu quả, bền vững đối với các loại tài nguyên khoáng sản có giá trị cao, có ý nghĩa chiến lược (như đất hiếm, titan, bô-xít,...). Phát triển và làm chủ công nghệ chế biến sâu khoáng sản đất hiếm để đạt được sản phẩm là nguyên tố đất hiếm riêng rẽ (REO); công nghệ, thiết bị tiên tiến, hiện đại, thu hồi tối đa các khoáng sản có ích đi kèm, đảm bảo môi trường, an toàn về phóng xạ. Tập trung đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ khai thác, chế biến khoáng sản titan đồng bộ với các sản phẩm chế biến pigmenit, đioxit titan, zircon cao cấp. Đẩy mạnh nghiên cứu, hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ trong khai thác, tuyển quặng bô-xít, sản xuất alumin, ưu tiên chuyển giao công nghệ lõi trong điện phân nhôm; nghiên cứu và ứng dụng công nghệ thải, lưu trữ, quản lý, xử lý và tái chế, tái sử dụng bùn đỏ.

Phát triển và đưa vào áp dụng các công nghệ, thiết bị tuyển tiên tiến có năng suất cao, thực thu tối đa các thành phần có ích, tiêu hao điện năng thấp, có khả năng điều khiển, giám sát tập trung; các giải pháp kỹ thuật, công nghệ nâng cao hiệu suất tuyển, tái xử lý thu hồi khoáng có ích trong quặng thải; các công nghệ tuyển, chế biến quặng nghèo, quặng khó tuyển như: quặng apatit loại II, loại IV, quặng thành phần vật chất phức tạp; các loại thuốc tuyển thế hệ mới nâng cao khả năng loại bỏ tạp chất, thân thiện với môi trường.

Nghiên cứu ứng dụng, làm chủ các công nghệ hiện đại, tiên tiến của thế giới để thăm dò các bể trầm tích chưa được nghiên cứu chi tiết, các dạng hydrocarbon phi truyền thống (khí than, khí nông, khí đá phiến sét, khí hydrate,...), các khu vực nước sâu, xa bờ và phức tạp nhằm bổ sung trữ lượng phục vụ khai thác lâu dài; gia tăng hệ số thu hồi dầu và duy trì sản lượng giếng khai thác; nâng cao hiệu quả khai thác, thu gom, xử lý, vận chuyển, tàng trữ dầu, giảm tiêu hao năng lượng, vật tư, phụ trợ để giảm giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh và bảo vệ môi trường...

Ngành Công Thương đẩy mạnh nghiên cứu đổi mới, hiện đại hóa công nghệ, thiết bị, ứng dụng cơ giới hóa, tự động hóa trong thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản (Ảnh minh họa). 

Đối với ngành công nghiệp hóa dầu, tập trung nghiên cứu làm chủ và đưa vào áp dụng các công nghệ chế biến sâu các sản phẩm từ các nhà máy và tổ hợp hóa dầu/hóa khí (từ khí thiên nhiên) nhằm kéo dài chuỗi giá trị gia tăng và đa dạng hóa sản phẩm hóa dầu, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu; phát triển các công nghệ hóa dầu từ nguồn nguyên liệu như biomas, hydro xanh, hydro lam,... để thay thế nguyên liệu hóa thạch truyền thống; phát triển công nghệ sản xuất khí hiếm có giá trị cao như Xe, Kr,..., khí đặc biệt (khí tinh khiết cao, khí bán dẫn, khí chuẩn và khí trộn) phục vụ các ngành kinh tế kỹ thuật cao, giảm dần tỷ lệ nhập khẩu; sản xuất khí hydro từ nguồn năng lượng tái tạo.

Nghiên cứu phát triển và đưa vào sử dụng các sản phẩm thuốc nổ công nghiệp theo hướng tăng sức công phá, giảm khói, khí bụi, tăng thời gian chịu nước, an toàn cao, phát triển sản phẩm có kích thước phi tiêu chuẩn; các sản phẩm phụ kiện nổ công nghiệp đáp ứng yêu cầu đặc biệt như nhiều số vi sai, tăng độ bền kéo, va đập, độ tin cậy khi các hầm lò khai thác ngày càng sâu, địa hình phức tạp; thuốc nổ và phụ kiện nổ phục vụ ngành dầu khí; vật liệu nổ công nghiệp thân thiện môi trường. 

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới hoặc cải tiến công nghệ hiện hữu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, như: tăng hiệu suất sử dụng quặng; chế biến sâu tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao từ nguồn nguyên liệu thô; nâng cao hiệu quả xử lý tro xỉ, bã thải thạch cao PG thành nguyên vật liệu, phụ gia phục vụ ngành xây dựng,...

Đối với lĩnh vực công nghiệp năng lượng, năng lượng tái tạoNghiên cứu đổi mới, hiện đại hóa công nghệ, thiết bị về nguồn điện và lưới điện nhằm nâng cao hiệu suất, tiết kiệm năng lượng, giảm giá thành sản xuất - cung ứng điện và bảo vệ môi trường. Nghiên cứu phát triển công nghệ nhà máy điện đốt than hiệu suất cao (sử dụng thông số hơi USC và A-USC), sử dụng hệ thống bảo vệ môi trường hiện đại, hiệu suất cao để giảm phát thải của nhà máy nhiệt điện, đảm bảo các tiêu chuẩn, quy chuẩn và các quy định của pháp luật về môi trường.

Nghiên cứu, cải tiến công nghệ, sử dụng hệ thống đo lường điều khiển tiên tiến cho các nhà máy đốt than đang vận hành, áp dụng đốt than trộn antraxit trong nước với than nhập khẩu nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu suất và an toàn trong vận hành các nhà máy điện. Nghiên cứu các giải pháp đốt kèm (Biomass, NH3, H2) trong các nhà máy điện đốt than, khí để giảm phát thải khí nhà kính ra môi trường.

Nghiên cứu về lưới điện thông minh, tích hợp nguồn năng lượng tái tạo vào lưới điện sẵn có cũng như nguồn phân tán... trong lĩnh vực công nghiệp năng lượng, năng lượng tái tạo. Phát triển công nghệ xây dựng các đường dây nhiều mạch cùng hoặc khác cấp điện áp nhằm giảm diện tích hành lang tuyến, ứng dụng vật liệu mới, sử dụng các loại cách điện mới tiên tiến như composite, vật liệu siêu dẫn. Nghiên cứu, triển khai ứng dụng các loại dây dẫn chịu nhiệt để nâng cao khả năng tải của dây dẫn trên không, sử dụng dây dẫn hợp kim, dây dẫn nhôm lõi bằng sợi carbon đề giảm độ võng, giảm kích thước cột.

Nghiên cứu phát triển và đưa vào sử dụng các công nghệ điều khiển hiện đại để đảm bảo vận hành tối ưu hệ thống điện; hiện đại hóa hệ thống điều độ, vận hành, thông tin liên lạc, điều khiển và tự động hóa phục vụ điều độ lưới điện trong nước và liên kết khu vực; ứng dụng các công nghệ số hiện đại như: công nghệ hạ tầng hội tụ, công nghệ điện toán đám mây, công nghệ ảo hóa, trí tuệ nhân tạo, công nghệ xử lý dữ liệu lớn, công nghệ mobile computing, công nghệ IoT,... bảo đảm an toàn và an ninh thông tin.

Trong lĩnh vực công nghiệp môi trường: Nghiên cứu phát triển, ứng dụng, chuyển giao công nghệ, thiết bị, phương tiện và vật liệu, chế phẩm tiên tiến xử lý ô nhiễm, giám sát ô nhiễm và phục hồi môi trường; công nghệ xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn và chất thải nguy hại; công nghệ, quy trình phân tích, quan trắc, đo lường, giám sát, kiểm soát ô nhiễm môi trường; công nghệ chế tạo thiết bị, phương tiện thu gom, vận chuyển, phân loại, xử lý và vật liệu, chế phẩm tiên tiến sử dụng cho xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn và chất thải nguy hại; công nghệ chế tạo thiết bị phân tích, quan trắc, giám sát và kiểm soát ô nhiễm môi trường.

Nghiên cứu phát triển, ứng dụng, chuyển giao công nghệ, thiết bị, sản phẩm, chế phẩm phục vụ tái chế chất thải và thu hồi sản phẩm có ích trong chất thải; sử dụng bền vững tài nguyên và cải tạo, phục hồi chất lượng môi trường các khu vực bị ô nhiễm và suy thoái môi trường nghiêm trọng; công nghệ sản xuất máy móc, thiết bị, sản phẩm, vật liệu phục vụ lĩnh vực xử lý nước cấp, phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, tiết kiệm năng lượng, sử dụng bền vững tài nguyên, thu hồi và lưu trữ carbon.

Thời gian tới, ngành Công Thương tập trung hiện đại hóa, tăng cường cơ sở vật chất phục vụ quản lý khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; chuyển đổi số quy trình quản lý; xây dựng cơ sở dữ liệu về hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, các nguồn lực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ngành Công Thương nhằm phục vụ yêu cầu quản lý và cung cấp thông tin cho các tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu. Xây dựng cơ chế thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, các nhà khoa học giỏi ở trong và ngoài nước đóng góp cho sự phát triển ngành công nghiệp; rà soát, thực thi có hiệu quả các chính sách tiền lương, đãi ngộ thỏa đáng, môi trường làm việc tiên tiến, tự chủ và các cơ hội phát triển nghề nghiệp thuận lợi cho nhà khoa học.

Bên cạnh đó, triển khai có hiệu quả các chính sách thúc đẩy việc xã hội hóa đầu tư cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; khuyến khích các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế tích cực đầu tư cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Chủ động, tích cực tìm kiếm, thu hút đầu tư nước ngoài phát triển khoa học và công nghệ, kêu gọi và sử dụng có hiệu quả nguồn tài trợ quốc tế cho các chương trình, dự án khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong các ngành công nghiệp, thương mại trong nước. 

 

 

Đức Mạnh 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline