Hotline: 0941068156

Thứ ba, 30/04/2024 03:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ ba, 30/04/2024

Triển khai nạo vét, nâng cấp các công trình thủy lợi phòng, chống hạn mặn

Thứ ba, 16/04/2024 07:04

TMO - UBND tỉnh Long An cho biết, trong những năm gần đây, tình hình hạn hán, xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh xảy ra thường xuyên và diễn biến hết sức phức tạp. Do vậy, việc đầu tư nạo vét, nâng cấp các công trình thủy lợi để phòng, chống hạn mặn là nhiệm vụ cần đẩy mạnh triển khai.

Mùa khô năm 2023-2024 trên địa bàn tỉnh Long An, xâm nhập mặn tiếp tục diễn biến phức tạp. Trên sông Vàm Cỏ Đông độ mặn 1,0g/l vượt qua cầu Xáng Lớn, huyện Bến Lức (1,1g/l), cách cửa sông Soài Rạp khoảng 76km. Độ mặn 4,0 g/l vượt qua cống Đôi Ma, huyện Cần Đước (4,8g/l), cách cửa sông Soài Rạp khoảng 47km.

Trên sông Vàm Cỏ Tây, độ mặn 1,0 g/l vượt qua cống La Khoa, huyện Thạnh Hóa (1,2g/l), cách cửa sông Soài Rạp khoảng 92km. Độ mặn 4,0 g/l vượt qua Bến đò Chú Tiết, Thành phố Tân An (5,5 g/l), cách cửa sông Soài Rạp khoảng 70km. Thời gian xâm nhập mặn tăng cao các sông từ nay đến đầu tháng 5.  Từ nay tới tháng 5 dự báo vẫn ít mưa, độ bốc hơi cao, nắng nóng liên tục. Cùng với đó việc sử dụng và khai thác tài nguyên nước trong khu vực sẽ làm cho tình trạng hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn kéo dài và trầm trọng hơn.

Hệ thống công trình trong khu vực các huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Tân Trụ, Châu Thành, TP.Tân An và phía Nam huyện Thủ Thừa, Bến Lức đến nay cơ bản đã được đầu tư tương đối hoàn thiện. Thông tin từ Trung tâm Quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh, hiện toàn tỉnh có 5.452 công trình với năng lực phục vụ trên 300.000ha. Trong đó, cấp tỉnh quản lý trên 400 công trình; cấp huyện quản lý trên 5.050 công trình.

Toàn tỉnh có 5 hệ thống công trình thủy lợi, gồm: Bảo Định - Bà Lý phục vụ liên tỉnh Long An - Tiền Giang; Nguyễn Văn Tiếp - Bắc Đông phục vụ liên tỉnh Long An - Tiền Giang; Nhựt Tảo - Tân Trụ phục vụ các huyện Tân Trụ, Thủ Thừa; Rạch Chanh - Trị Yên phục vụ các huyện Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc; thủy lợi Phước Hòa phục vụ huyện Đức Hòa. Thời gian qua, các công trình thủy lợi trên từng bước phát huy hiệu quả như tích trữ nước ngọt phục vụ sản xuất vào mùa hạn, mặn, ngăn triều cường, tháo chua rửa phèn.

Các địa phuong trên địa bàn tỉnh chủ động nạo vét, khơi thông dòng chảy, đảm bảo nguồn nước sản xuất trong mùa khô. 

Để ứng phó với mùa hạn, mặn năm nay, Trung tâm chủ động xây dựng kế hoạch và đề ra 2 giải pháp là giải pháp phi công trình và giải pháp công trình. Cụ thể, Trung tâm phối hợp các địa phương, các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra, đo đạc theo dõi diễn biến, tình hình trước xâm nhập mặn trên các trục sông chính và các tuyến kênh, rạch nội đồng; thường xuyên cập nhật các thông tin, dự báo, cảnh báo về thời tiết của các cơ quan chuyên môn trên trang thông tin điện tử của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn tỉnh để các địa phương cũng như các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong tỉnh biết và chủ động triển khai kịp thời các giải pháp phòng, chống hạn, mặn, thiếu nước.

Bên cạnh đó, Trung tâm thường xuyên kiểm tra, rà soát, khoanh vùng các khu vực thường xuyên xảy ra khô hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn, thực hiện công tác nạo vét, đắp đập tạm, lắp đặt các trạm bơm dã chiến để kịp thời dẫn nước, trữ nước, bảo đảm không để người dân thiếu nước sản xuất và sinh hoạt. Trung tâm tăng cường phối hợp Ban Quản lý nguồn nước hệ thống Rạch Chanh, Nguyễn Văn Tiếp và đơn vị quản lý Âu tàu Rạch Chanh theo dõi, khắc phục các sự cố công trình, kiểm tra chất lượng nguồn nước, tình hình xâm nhập mặn để sớm có biện pháp ứng phó 

Tuy nhiên, do đặc thù của tỉnh là sông rạch chằng chịt, nên hầu hết hệ thống các kênh, mương nội đồng trong khu vực bờ bao đã bị bồi lắng nhiều, mặt cắt bị thu hẹp. Do đó, chưa đáp ứng khả năng dẫn nước, trữ nước và cấp nước trong thời gian mùa khô. Đồng thời, một số cống hiện nay xuống cấp, không có cửa ngăn mặn có nguy cơ dẫn đến tình trạng rò rỉ mặn vào trong nội đồng. 

Đối với vùng kẹp giữa hai sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây (đoạn từ kênh Bến Lức - Thủ Thừa đến kênh Phước Xuyên, Thạnh Hóa), hệ thống công trình thủy lợi trong vùng chủ yếu là các tuyến kênh, rạch ngang dọc. Cặp theo các tuyến kênh, rạch đã được đầu tư hệ thống bờ bao, cống bọng khép kín bảo đảm ngăn lũ, ngăn triều cường. Tuy nhiên, trước các tác động nước mặn xâm nhập sâu như hiện nay, khả năng nước mặn lấn sâu vào các tuyến kênh, rạch nội đồng tiếp giáp với sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây sẽ dẫn đến tình trạng nguồn nước ngọt bị nhiễm mặn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt của người dân.

Hiện nay, qua thống kê của ngành nông nghiệp và cơ quan liên quan, tỉnh Long An có khoảng 5.000 hộ dân thiếu nước (hơn 20.000 người dân), tập trung tại các huyện vùng hạ, như Cần Đước, Cần Giuộc, Tân Trụ. Cụ thể, xã Long Cang, Long Định (huyện Cần Đước) có 380 hộ thiếu nước; Phước Vĩnh Đông, Phước Vĩnh Tây, Long Thạnh, Tân Thạnh, Phước Lại (huyện Cần Giuộc) có 4.618 hộ và huyện Tân Trụ có 15 hộ. , trước tình hình hạn, mặn xảy ra phức tạp, tỉnh cần tiếp tục thực hiện đầu tư nâng cấp cải tạo, thực hiện các công trình.

UBND tỉnh Long An đề xuất hỗ trợ nguồn lực để thực hiện phòng, chống hạn mặn. Ảnh: BLA. 

Trước thực tế trên, UBND tỉnh Long An đã có tờ trình về việc đề nghị hỗ trợ kinh phí phòng, chống hạn, xâm nhập mặn mùa khô 2023 - 2024 trên địa bàn tỉnh gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Tài chính. UBND tỉnh Long An đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính xem xét hỗ trợ kinh phí với tổng kinh phí 157 tỷ đồng để tỉnh thực hiện phòng, chống hạn, mặn năm 2023-2024, kịp thời và phục vụ lâu dài cho những năm tiếp theo với mục đích tạo nguồn cấp nước, kiểm soát mặn, bảo vệ sản xuất và dân sinh cho người dân tỉnh.

Theo tỉnh Long An, nguồn kinh phí này sẽ đầu tư thực hiện 33 công trình. Cụ thể, nạo vét các cửa lấy nước của các công trình đầu mối thủy lợi và hệ thống kênh mương 23 công trình, gần 133 tỷ đồng; lắp đặt trạm bơm dã chiến 2 công trình, kinh phí 7 tỷ đồng; kéo dài đường ống cấp nước sạch; mua thiết bị trữ nước cho người dân, lọc nước mặn thành nước ngọt, chở nước sinh hoạt cho người dân, bệnh viện, trường học tại vùng khó khăn về nguồn nước ngọt là 8 công trình, kinh phí hơn 27,2 tỷ đồng. 

Trong đó, nạo vét, đắp đê rạch Đôi Ma (cống Đôi Ma - Hương lộ 19) huyện Cần Đước 14,5 tỉ đồng; nạo vét rạch Cây Gáo (cống Cây Gáo 1 - ranh Tân Trụ ( huyện Thủ Thừa) hơn 7,2 tỷ đồng; nạo vét, đắp đê rạch Nha Ràm - kênh trục Xóm Bồ (cầu Chợ Đào - cống Nha Ràm), huyện Cần Đước hơn 7,2 tỷ đồng; nạo vét kênh chính Hòa Phú (rạch Bà Lý 1 - sông Vàm Cỏ Tây), huyện Châu Thành 5,8 tỷ đồng; nâng cấp mở rộng, kéo dài tuyến ống cấp nước sạch các xã trên địa bàn huyện Tân Trụ hơn 5,8 tỷ đồng; nâng cấp mở rộng, kéo dài tuyến ống cấp nước sạch các xã trên địa bàn huyện Cần Đước 4,7 tỷ đồng,...

Ngay từ đầu mùa khô, UBND tỉnh Long An ban hành kế hoạch phòng ngừa, ứng phó hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn mùa khô năm 2023-2024, nhằm bảo vệ nguồn nước phục vụ sản xuất và dân sinh trên địa bàn tỉnh. Để  ứng phó với hạn mặn xâm nhập, cần chủ động triển khai các giải pháp phòng ngừa, ứng phó với từng kịch bản hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn có thể xảy ra trong mùa khô năm 2023-2024, đảm bảo ngăn mặn, trữ ngọt phục vụ sản xuất.

Đồng thời, quản lý chặt chẽ chất lượng, vệ sinh nguồn nước để phục vụ cấp nước sinh hoạt cho Nhân dân. Bố trí cơ cấu mùa vụ cây trồng phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương, đảm bảo khả năng cung cấp đủ nước phục vụ sản xuất và bảo đảm xuống giống sớm, đúng lịch gieo sạ vụ Đông Xuân năm 2023-2024 đối với các địa phương thường xuyên thiếu nước vào mùa khô nhằm hạn chế, giảm thiểu rủi ro thiệt hại do thiên tai hạn, xâm nhập mặn gây ra.

Đặc biệt, có kế hoạch vận hành, điều tiết hợp lý các cống đầu mối, trạm bơm điện...nhằm đảm bảo ngăn mặn hiệu quả, điều hoà, phân bổ, cấp nước hợp lý góp phần đáp ứng nguồn nước ngọt cho nhu cầu sinh trưởng và phát triển của cây trồng cũng như cấp nước sinh hoạt cho Nhân dân suốt mùa khô năm 2023-2024. Cần phân bổ kế hoạch vốn hợp lý để ưu tiên đầu tư các công trình thuỷ lợi cấp bách phục vụ cho nhu cầu chống hạn, xâm nhập mặn trên địa bàn.

Thực trạng hạn, xâm nhập mặn và mức độ thiệt hại trên địa bàn tỉnh Long An trong năm 2015-2016 khoảng 194 tỷ đồng; năm 2019-2020 hơn 55 tỷ đồng; năm 2020-2021 thiệt hại gần 1,1 tỷ đồng. Con số thiệt hai ngày càng giảm đã minh chứng cho việc UBND tỉnh Long An đã chỉ đạo kịp thời đến với các cấp chính quyền trong tỉnh và người dân kịp thời đối với tình trạng xâm nhập mặn hang năm này.

 

 

Lê Hân 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline