Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 19/04/2024 21:04

Tin nóng

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Thứ sáu, 19/04/2024

Triển khai hiệu quả kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu

Thứ hai, 09/01/2023 03:01

TMO - Thời gian tới, tỉnh Đồng Tháp tập trung triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp tăng cường khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu; phòng, tránh và giảm thiểu những hiểm họa do biến đổi khí hậu, bảo vệ cuộc sống của nhân dân trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.

Kết quả thu thập, phân tích và đánh giá tổng hợp về nguồn số liệu thống kê có được trong khoảng thời gian từ năm 1980 cho đến nay đã cho thấy: các biểu hiện của biến đổi khí hậu đã được ghi nhận rõ ràng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, bao gồm nhiệt độ trung bình năm tăng lên; lượng mưa trung bình tập trung vào mùa mưa; các hiện tượng thời tiết cực đoan ngày càng gây ra nhiều thiệt hại. 

Kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 nhằm xác định những nhiệm vụ, giải pháp tăng cường khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu; phòng, tránh và giảm thiểu những hiểm họa do biến đổi khí hậu đem lại, bảo vệ cuộc sống của nhân dân trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Xác định được các tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu đến quá trình phát triển của ngành, lĩnh vực và địa phương trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp ưu tiên nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và phát triển bền vững kinh tế - xã hội, lộ trình triển khai và nguồn lực thực hiện cho từng giai đoạn giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của tỉnh.

Các phương án ứng phó với biến đổi khí hậu về trước mắt và lâu dài được đẩy mạnh triển khai. Ảnh: DK 

Theo đó, kịch bản nhiệt độ: kết quả cho thấy các giai đoạn năm 2025, mức độ biến đổi nhiệt độ trung bình theo năm, mùa mưa và mùa khô tăng 0,70C. Đến năm 2030 mức tăng nhiệt độ theo năm và trong mùa mưa, khô tăng (0,80C). Vào năm 2050 nhiệt độ trung bình, mùa mưa và mùa khô ở Đồng Tháp tăng 1,40C trong mùa khô và tăng 1,30C trong mùa mưa và trung bình năm.

Kịch bản lượng mưa: Vào năm 2025, mức độ biến đổi lượng mưa năm tăng 10,6%, lượng mưa mùa mưa tăng 8,6% và mùa khô tăng 16,5%. Có thể thấy lượng mưa trong mùa khô tăng nhanh hơn so với mùa mưa và cả năm, tuy nhiên do mùa khô lượng mưa thấp lên tổng lượng mưa tăng trong mùa khô vẫn thấp hơn so với theo mùa mưa. Vào năm 2030: Lượng mưa năm tăng lên 11,7% so với giai đoạn nền và mùa mưa tăng 9,6%, mùa khô tăng 19,6%. Đến năm 2050, lượng mưa năm tăng lên 13,7% (Mùa mưa tăng 10,9%, mùa khô tăng 35,1%). Nhìn chung, có thể thấy lượng mưa trong mùa mưa và theo năm biến động ít hơn so với mùa khô.

Vào năm 2050: Mức độ biến đổi lượng mưa năm tăng từ 11,2%, lượng mưa mùa mưa tăng 8,8% và mùa khô tăng 21,3%. Vào năm 2030: Lượng mưa năm tăng lên 13,5% so với giai đoạn nền và mùa mưa tăng 11,7%, mùa khô tăng 19,9%. Đến năm 2050: lượng mưa tăng lên 15,9% (Mùa mưa tăng 14,4%, mùa khô tăng 29,3%).

Theo các kịch bản năm 2025, 2030, 2050 với điều kiện là mức lũ thượng nguồn lớn như năm 2011 và mực nước biển dâng tương ứng dưới hạ nguồn theo kịch bản RCP4.5 và RCP8.5 (RCP: đường nồng độ khí nhà kính) thì các huyện trên địa bàn tỉnh đều bị ngập như mô phỏng ngập lũ tuy nhiên mức ngập cao hơn. Kết quả thống kê diện tích và tỉ lệ ngập ứng với từng huyện của tỉnh Đồng Tháp cho thấy khu vực có diện tích bị ngập nhiều nhất là huyện Tháp Mười với diện tích nguy cơ bị ngập cao nhất năm 2025 là 37.960 ha, đến năm 2030 là 42.560 ha và tăng lên 51.902 ha vào năm 2050.

Trước những dự báo trên, thời gian tới, địa phương này triển khai nhiều giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu như: Đầu tư hạ tầng kỹ thuật về nước nhằm cung cấp nước tốt hơn: xây dựng và nâng cấp hệ thống cung cấp nước sinh hoạt, hệ thống thoát nước, xử lý nước thải. Nghiên cứu xác định những tác động của biến đổi khí hậu đến thổ nhưỡng, các loại hình sử dụng đất, đề xuất các biện pháp xử lý thích hợp. Thực hiện các biện pháp chống xói mòn, sạt lở đất trong trường hợp lượng mưa tăng đột biến như: đắp đập, xây bờ kè,... Bảo vệ hệ sinh thái và đa dạng sinh học trong điều kiện biến đổi khí hậu: Điều tra đánh giá toàn diện hiện trạng đa dạng sinh học tỉnh Đồng Tháp; Nghiên cứu giải pháp gìn giữ, bảo tồn nguồn gen động vật, thực vật để gìn giữ đa dạng sinh học trong điều kiện biến đổi khí hậu.

Phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững trong tình hình biến đổi khí hậu: Nghiên cứu, triển khai hệ giống cây trồng, vật nuôi thích ứng biến đổi khí hậu; Nghiên cứu, triển khai hệ giống cây trồng, vật nuôi thích ứng biến đổi khí hậu; Tăng cường tuyên truyền và giáo dục về tiết kiệm năng lượng trong hộ gia đình; khuyến khích cộng đồng sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện nhằm giảm tải cho hệ thống, hạn chế tối đa các rủi ro/tổn thương do biến đổi khí hậu.

Thu gom bao bì, thuốc BVTV được các lực lượng trên địa bàn tỉnh chú trọng nhằm hạn chế ô nhiễm, giảm phát thải trong sản xuất nông nghiệp 

Đồng thời, đẩy mạnh triển khai các giải pháp hướng tới mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính như: Thay đổi phương thức canh tác nông nghiệp đặc biệt là trồng lúa truyền thống bằng canh tác lúa cải tiến, nâng cao hiệu quả sản xuất cũng như giảm thiểu đáng kể việc phát thải khí nhà kính từ các hoạt động có liên quan. Quản lý và xử lý chất thải trong chăn nuôi, phát triển sử dụng khí sinh học làm nhiên liệu, hạn chế và loại bỏ dần các phương tiện sản xuất nông nghiệp lạc hậu, tiêu thụ nhiều năng lượng, không thân thiện với môi trường.

Quy hoạch quản lý chất thải, tăng cường năng lực quản lý, giảm thiểu chất thải, tái sử dụng, tái chế chất thải nhằm giảm phát thải khí nhà kính. Kiểm kê phát thải khí nhà kính, xếp hạng và khoanh vùng các ngành/lĩnh vực/khu vực có tiềm năng phát thải cao, từ đó có những dẫn liệu khoa học và thực tiễn nhằm chọn lựa ưu tiên các giải pháp giảm thiểu phát thải khí nhà kính đối với các đối tượng tiềm năng, trong mối quan hệ với yêu cầu phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.

Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới, ít phát thải khí nhà kính trong sản xuất công nghiệp, nâng cao hiệu suất sử dụng nhiên liệu của các lò hơi. Các làng nghề chế biến thực phẩm, cơ sở chế biến thủy sản cần đảm bảo vấn đề môi trường trong quá trình hoạt động, nhằm giảm phát thải khí nhà kính; tăng cường, khuyến khích các ngành sử dụng năng lượng thấp như sản xuất các sản phẩm bằng da; công nghiệp dệt may; công nghiệp điện tử viễn thông; tiểu thủ công nghiệp...

Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan có liên quan tham mưu, kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh các biện pháp cần thiết đảm bảo thực hiện đồng bộ và hiệu quả Kế hoạch nói riêng, thực hiện tốt công tác ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh nói chung. Cùng với đó, theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 ở các sở, ban, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.

 

 

Thu Hồng 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline