Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 19/01/2025 16:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Chủ nhật, 19/01/2025

TP.HCM ứng dụng công nghệ số trong phát triển du lịch

Thứ bảy, 23/12/2023 06:12

TMO - Hiện nay, ngành Du lịch TP.HCM đang tiếp tục phát triển các ứng dụng, giải pháp công nghệ thực tế ảo để tiết kiệm chi phí và đem đến nhiều trải nghiệm mới cho du khách.

Khu di tích địa đạo Củ Chi (TP.HCM) được tích hợp vào bản đồ du lịch 3D trực tuyến. Với công nghệ này, du khách đang ở bất cứ đâu cũng có thể khám phá hơn 200 km chiều dài của địa đạo. Theo đó, khi truy cập địa chỉ http://map3d.visithcmc.vn và chọn địa danh Củ Chi, du khách dù đang ở bất cứ đâu cũng có thể khám phá một trong những “kỳ quan dưới lòng đất” của Việt Nam. Đồng thời được trải nghiệm và nghe những câu chuyện hùng tráng, cảm động về những chiến sĩ anh hùng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Theo Sở Du lịch TP.HCM, đây là một trong tám điểm du lịch tại thành phố có tích hợp công nghệ này trên bản đồ số. Sản phẩm do các đơn vị có liên quan xây dựng và phát triển có tên gọi là “Bản đồ du lịch tương tác thông minh 3D/360 TP Hồ Chí Minh” (gọi tắt là Map 3D/360). Đây là bản đồ số ứng dụng công nghệ 3D giúp khách du lịch trải nghiệm những chuyến tham quan du lịch “ảo” tới gần 80 điểm đến du lịch đặc trưng của thành phố.

Khu di tích địa đạo Củ Chi được tích hợp vào bản đồ du lịch 3D trực tuyến. Ảnh: TA. 

Thông qua hơn 450 hỉnh ảnh 3D/360 với audio thuyết minh điểm đến song ngữ Anh - Việt, hơn 50 video 2D, tám video thuyết minh view động 3D/360, ba video 3D/360 tái hiện toàn cảnh không gian được nhìn từ trên cao, đi kèm các tour tham quan tự động nhiều tính năng. Với sự hỗ trợ của công nghệ, người dân và du khách khi “tham quan” bằng bản đồ số sẽ khám phá nhiều điều bất ngờ tại hơn 200 km chiều dài của địa đạo Củ Chi, điều mà thực tế khó trải nghiệm được vì không gian của di tích quá lớn.

Bên cạnh đó với bản đồ số 3D/360, du khách có thể dễ dàng khám phá, tiếp cận các không gian như hầm trú ẩn, những bẫy ngầm, lò lửa, bệnh viện, công xưởng dưới lòng đất và cảnh quan thiên nhiên in đậm dấu ấn thời kỳ kháng chiến. Bên cạnh đó, còn được trải nghiệm công nghệ quét thuyết minh view động mang đến trải nghiệm sống động từ mọi góc nhìn. Do đó, du khách sẽ không chỉ nhìn thấy mà còn có cảm giác như thực sự tham gia vào hành trình khám phá các giá trị lịch sử.

Trước đó, vào năm 2020, Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ cũng cho ra mắt ứng dụng công nghệ Smart Museum 3D/360 vào triển khai giải pháp tham quan thực tế ảo, tương tác thông minh (Virtual Tour). Đây được xem là bảo tàng số đầu tiên tại TP Hồ Chí Minh. Hiện nay, một số bảo tàng khác như: Bảo tàng TP Hồ Chí Minh, Bảo tàng Lịch sử TP.HCM, Bảo tàng Mỹ Thuật TP.HCM và Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ cũng được đầu tư công nghệ số để làm thành “Chiếc hộp kể chuyện”. Thông qua "Chiếc hộp kể chuyện" du khách sẽ được nghe thuyết minh về điểm đến bằng những câu chuyện gần gũi và sinh động. 

Giao diện bản đồ số của ngành du lịch TP.HCM. 

Theo UBND TP.HCM, thời gian qua, thành phố đang triển khai hàng loạt các giải pháp để ứng dụng công nghệ phát triển ngành du lịch thông minh để thu hút du khách. Cụ thể, Thành phố đã vận hành ứng dụng phần mềm (app) du lịch thông minh trên nền tảng Android và iOS “Sở du lịch trực tuyến”, “Công chức trực tuyến”, Hồ Chí Minh City tourism; đã vận hành các trang thông tin trên mạng xã hội: facebook, youtube, instagram, thường xuyên đăng tải thông tin mới nhất về hoạt động du lịch Thành phố.

Triển khai ứng dụng công nghệ 3D trong thông tin, quảng bá du lịch năm 2022 nhằm tái hiện không gian một phần Thành phố từ trên cao, đem đến cho du khách những trải nghiệm thú vị một cách trực quan, sinh động. Triển khai vận hành Cổng thông tin 1022 nhánh số 8 nhằm cung cấp, hỗ trợ các thông tin về du lịch, cũng như giúp du khách tương tác với chính quyền để phản ánh chất lượng, an ninh du lịch tại TP.HCM. Cập nhật 366 tài nguyên du lịch lên nền tảng Google Earth và Google Map. Đưa sản phẩm du lịch lên sàn giao dịch thương mại điện tử (shopee, traveloka)…

Để hướng tới trở thành một thành phố du lịch thông minh, trong thời gian tới ngành du lịch TP.HCM tiếp tục phát triển các giải pháp, ứng dụng công nghệ như xây dựng booth tra cứu thông tin du lịch và tham quan thực tế ảo; triển khai hệ thống chatbot hỗ trợ thông tin du lịch; nâng cấp hệ thống ứng dụng QR code trong thông tin, giới thiệu tại các điểm tham quan thành công nghệ RFID; triển khai Dự án xây dựng Trung tâm điều hành du lịch thông minh IOC…

 

 

Nguyễn Trang 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline