Hotline: 0941068156

Thứ năm, 03/04/2025 14:04

Tin nóng

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Động đất 7,7 độ rung chuyển Myanmar, Hà Nội và TP. HCM bị rung lắc

Việt Nam – Brazil: Thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong các lĩnh vực thế mạnh

Tổng thống Brazil thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Việt Nam và Singapore: Nhiều thuận lợi mở rộng hợp tác an ninh lương thực

Hà Nội triển khai quyết liệt các giải pháp chặn gia tăng ô nhiễm

Việt Nam – Singapore: Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực then chốt

Giờ Trái đất 2025: Tiết kiệm hơn 942 triệu đồng sau 1 giờ tắt đèn

Hàng chục ha lúa ở Gia Lai, Kon Tum bị hư hỏng do khô hạn

Thêm 8 cây cổ thụ vùng ngoại thành Hà Nội được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Phú Thọ: 2 cây hoa đại 1.000 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

“Số hóa cây cổ thụ” – Giải pháp tối ưu để quản lý, bảo vệ cây xanh

Chuyên gia: ‘Cây Di sản Việt Nam là thương hiệu của thương hiệu’

Kỷ niệm 15 năm hoạt động bảo tồn Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 03/04/2025

Thúc đẩy sử dụng công nghệ trong giám sát môi trường rừng ngập mặn

Thứ ba, 16/08/2022 20:08

TMO - Rừng ngập mặn là một trong những hệ sinh thái quan trọng với nguồn đa dạng sinh học quý giá của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, giúp ổn định điều kiện khí hậu và bảo vệ các cộng đồng ven biển. Vì vậy, việc triển khai công nghệ giám sát môi trường rừng ngập mặn sẽ góp phần đảm bảo sinh trưởng và phát triển cho hệ sinh thái khu vực này. 

Mới đây, dự án AQUAM do Chương trình Aus4Innovation của Chính phủ Australia tài trợ với mục tiêu lắp đặt trạm quan trắc môi trường rừng ngập mặn tại các vị trí trọng yếu ở tỉnh Cà Mau đã tổ chức hội thảo tổng kết.

Theo đó, các chuyên gia đánh giá rừng ngập mặn là một trong những hệ sinh thái quan trọng nhất trên thế giới và là nguồn đa dạng sinh học quý giá của Cà Mau và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Nhờ khả năng lưu trữ carbon lớn và hoạt động như một lá chắn chống lại các điều kiện thời tiết khắc nghiệt, rừng ngập mặn đóng vai trò trung tâm trong việc ổn định điều kiện khí hậu và bảo vệ các cộng đồng ven biển.

Nuôi trồng thủy sản trong rừng ngập mặn cũng được coi là một phương thức sản xuất bền vững và có năng suất cao, kết hợp giữa bảo tồn thiên nhiên và phát triển sinh kế. Tuy nhiên, việc nuôi trồng thủy sản trong rừng ngập mặn phụ thuộc rất nhiều vào dòng chảy của thủy triều. Nếu nước thủy triều bị ô nhiễm, thiếu ôxy, bị nhiễm mặn hoặc thay đổi độ mặn do mưa lớn hay hạn hán thì sẽ gây nên rủi ro cho cả các loài thủy sinh và cây ngập mặn.

Các trạm quan trắc vận hành nhờ năng lượng mặt trời. Dữ liệu do các trạm quan trắc thu thập được, kết hợp với hình ảnh vệ tinh sẽ cho ra báo cáo môi trường cho các bên liên quan. Ảnh: ĐSQ Australia  

AQUAM là dự án do Đại học Queensland (Australia) cùng Công ty Tư vấn và Phát triển Đồng Xanh thiết kế và triển khai, phối hợp với Phân viện Nghiên cứu Thủy sản Nam Sông Hậu và Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cà Mau.

Dự án đã lắp đặt 15 trạm quan trắc môi trường không dây sử dụng công nghệ IoT (Internet vạn vật) để theo dõi chất lượng nước ngập mặn. Các trạm quan trắc này sẽ giúp nông dân và chính quyền địa phương cập nhật thông tin theo thời gian thực về chất lượng nước và ứng phó kịp thời với những mối nguy hại tại khu vực rừng ngập mặn. 

Dự án được Chính phủ Australia đánh giá là một ví dụ điển hình về đổi mới sáng tạo giúp giải quyết các thách thức môi trường và cải thiện cuộc sống của người dân. AQUAM là một trong 12 dự án được tài trợ bởi hợp phần Hợp tác tài trợ của Chương trình Aus4Innovation.

Hợp phần này cung cấp hỗ trợ tài chính nhằm nhân rộng các sáng kiến khoa học công nghệ đã được thử nghiệm nhằm giải quyết những thách thức hoặc vận dụng cơ hội mới trong nhiều lĩnh vực trên khắp Việt Nam. Các dự án được tài trợ chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm, y tế và quản lý thiên tai và môi trường.

Chương trình Aus4Innovation khởi động vào năm 2018 với ngân sách 16,5 triệu đô la Australia là chương trình hỗ trợ phát triển được tài trợ bởi Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia (DFAT), đồng tài trợ và quản lý bởi cơ quan khoa học quốc gia của Australia-CSIRO với đối tác chiến lược là Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam. 

Mục tiêu của chương trình là nhằm củng cố hệ thống đổi mới sáng tạo của Việt Nam, chuẩn bị cho các cơ hội liên quan đến Công nghiệp 4.0, đồng thời giúp hình thành chương trình phát triển về khoa học và công nghệ và đổi mới sáng tạo tại Việt Nam.

 

 

Phương Hà 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline