Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 03/05/2024 14:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 03/05/2024

Thúc đẩy số hóa di sản trong công tác bảo tồn

Thứ bảy, 20/04/2024 05:04

TMO - Số hoá di sản là giải pháp tối ưu được tỉnh Ninh Bình đẩy mạnh áp dụng nhằm tăng sự kết nối giữa di sản văn hoá với các thế hệ người dân, đồng thời tăng khả năng lưu trữ, quản lý, hướng đến bảo tồn bền vững các di sản văn hoá trên địa bàn tỉnh.

Ninh Bình có 1.821 di tích và danh thắng, trong đó có 3 di tích quốc gia đặc biệt, 78 di tích cấp quốc gia, 324 di tích cấp tỉnh, 5 bảo vật quốc gia và 393 di sản văn hóa phi vật thể đã kiểm kê...Thực hiện Quyết định số 2026/QĐ-TTg, ngày 2/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình số hóa Di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021-2030; Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 22/4/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về xây dựng chính quyền điện tử, chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030...Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình đã xây dựng Kế hoạch số 1008/KH-SVHTT ngày 2/8/2021 về xây dựng chính quyền điện tử, chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Theo đó tỉnh Ninh Bình đã tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số trong việc  bảo tồn, bảo vệ và quảng bá các giá trị di sản, di tích,  các hiện vật…đến gần hơn với công chúng. Tiêu biểu tại Di tích lịch sử, văn hóa Cố đô Hoa Lư, các cấp, lực lượng quản lý đã tích cực ứng dụng công nghệ cao, gia tăng giá trị của di sản văn hoá nơi này.

Trung tâm Bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa Cố đô Hoa Lư (Trung tâm) nằm trong vùng lõi Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới Quần thể danh thắng Tràng An, hiện đang bảo quản, lưu giữ khoảng 1.000 hiện vật, trong đó có 5 bảo vật quốc gia. Thông tin từ ban lãnh đạo Trung tâm cho biết, thực hiện Chương trình số hóa di sản, Trung tâm đã ứng dụng công nghệ thực tế ảo VR360, sử dụng hệ thống trình chiếu phối cảnh 3D tại khu vực Nhà trưng bày "Di sản văn hóa thời Đinh-Tiền Lê" phục vụ công tác trưng bày và quảng bá giá trị di tích, di sản tới du khách.

Du khách quét mã QR để tìm hiểu thông tin về Di tích lịch sử, văn hóa Cố đô Hoa Lư. Ảnh: HH. 

Đây là hệ thống sử dụng đồng thời cả tư liệu và di vật, thể hiện rõ lịch sử, nét văn hóa độc đáo của Nhà nước Đại Cồ Việt. Mỗi di vật, tư liệu và mô hình sa bàn trưng bày ở đây đều được gắn với những câu chuyện kể về lịch sử, văn hóa thời Đinh-Tiền Lê. Phối cảnh 3D sử dụng thủ pháp ánh sáng, trình chiếu công nghệ Mapping trên sa bàn, trình chiếu media trên tường. Nội dung chính là giới thiệu về Di tích lịch sử, văn hóa Cố đô Hoa Lư trong không gian Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Tràng An ở Ninh Bình, góp phần làm thay đổi phương pháp quảng bá hình ảnh du lịch, nâng tầm giá trị di tích và di sản.

Không chỉ vậy, Trung tâm còn phối hợp với các đơn vị liên quan đẩy mạnh việc số hóa, lưu trữ thông tin các hiện vật. Thông qua đó các hiện vật được kiểm kê, lập hồ sơ khoa học và thực hiện việc xây dựng phần mềm để quảng bá trên các Cổng thông tin du lịch thông minh. Khi hiện vật được số hóa có thể được quảng bá nhanh chóng đến du khách trong nước và quốc tế, giúp phát huy hơn nữa giá trị của di sản.

Cùng với Trung tâm Bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa Cố đô Hoa Lư, Bảo tàng tỉnh Ninh Bình cũng tích cực triển khai hiệu quả Dự án xây dựng hệ thống quản lý thông tin và tạo lập cơ sở dữ liệu một số hiện vật tiêu biểu phục vụ công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Theo đó, khách tham quan chỉ cần sử dụng điện thoại thông minh hoặc máy tính truy cập website "baotangtinh.ninhbinh.gov.vn" là có thể xem hình ảnh 3D của các hiện vật cùng thuyết minh. Đây là một trong số hình thức thuyết minh hiện đại, mang lại sự thích thú cho du khách.

Bảo tàng Ninh Bình đã số hóa gần 1.000 hiện vật, hồ sơ phục vụ công tác bảo tồn, giới thiệu đến du khách trên Không gian Số. Bên cạnh đó khách tham quan Bảo tàng Ninh Bình có thể thông qua tính năng VRTOUR360 bằng máy tính hoặc điện thoại. Truy cập vào tính năng này để tìm hiểu thông tin, hình ảnh, hiện vật của Bảo tàng, dễ dàng tham khảo, nghiên cứu thông qua các hình ảnh được thể hiện sống động, hấp dẫn với đầy đủ thông tin.

Năm 2023, Bảo tàng tỉnh Ninh Bình đã đón tiếp, hướng dẫn trên 19.700 lượt khách tham quan và học sinh, trong đó có 234 lượt khách quốc tế. Nhiều du khách khi đến Bảo tàng được ứng dụng hiệu quả công nghệ số để tham quan, khám phá thông qua mã QR đính kèm tại các khu vực cũng như hiện vật, hay sử dụng màn hình tại gian trưng bày...

Tỉnh Ninh Bình sở hữu nhiều cảnh quan thiên nhiên đặc sắc, nhiều di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, bảo vật quốc gia… được người dân trao truyền, gìn giữ từ hàng ngàn năm nay. Bên cạnh đó tỉnh đẩy mạnh hoạt động chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ khoa học tiên tiến hiện đại trong quá tình bảo vệ, bảo tồn, quảng bá…di sản đã mang lại nhiều thuận lợi trong quản lý, cũng như tạo ra nội dung, hình ảnh chân thực, phong phú, đa dạng cho du khách tham quan, chiêm ngưỡng. Từ đó kết nối, đưa các hiện vật, di sản đến gần hơn với công chúng.

Trong thời gian tới, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình sẽ tiếp tục công tác tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương đẩy mạnh số hóa đồng bộ các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể nhằm đạt mục tiêu chung trong Chương trình Số hóa di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021-2030. Đồng thời tạo lập, cập nhật các cơ sở dữ liệu về di sản văn hóa vật thể và phi vật thể trên địa bàn tỉnh vào hệ thống quản lý của ngành, đẩy mạnh quảng bá trên Cổng thông tin du lịch thông minh của tỉnh (https://visitninhbinh.vn và ứng dụng du lịch thông minh trên điện thoại di động với tên gọi “Ninh Bình Tourism”)…hướng tới thúc đẩy phát triển du lịch bền vững.

 

 

Huyền Thương

 

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline