Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 20/04/2024 07:04

Tin nóng

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Thứ bảy, 20/04/2024

Thúc đẩy nghiên cứu khoa học công nghệ trong phát triển nông nghiệp bền vững

Thứ ba, 20/12/2022 02:12

TMO - Khoa học công nghệ được đánh giá là giải pháp đột phá nhằm cân bằng bằng giữa nhu cầu sản xuất lương thực thực phẩm và việc bảo tồn hệ sinh thái môi trường, sức khỏe cộng đồng. Đồng thời, cũng thúc đẩy ổn định kinh tế cho nông dân, giúp người nông dân có chất lượng cuộc sống tốt hơn.

Thông tin tại tọa đàm “Khoa học vì cuộc sống”, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy cho biết: gần một nửa dân số ở các nước đang phát triển dựa vào nông nghiệp để kiếm sống; 75% người nghèo trên thế giới sống ở các vùng nông thôn. Sản xuất nông nghiệp là lĩnh vực chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, nhưng sản xuất nông nghiệp cũng là một trong các nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu. Do đó, cần thúc đẩy giải pháp cân bằng và phát triển nền nông nghiệp bền vững, thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu và dịch bệnh đang diễn biến ngày càng phức tạp cũng như đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu.

Yếu tố quan trọng làm nên một nền nông nghiệp bền vững là tìm được sự cân bằng giữa nhu cầu sản xuất lương thực thực phẩm và việc bảo tồn hệ sinh thái môi trường, sức khỏe cộng đồng. Đồng thời, cũng thúc đẩy ổn định kinh tế cho nông dân, giúp người nông dân có chất lượng cuộc sống tốt hơn. Thách thức này đòi hỏi các quốc gia phải có hướng đi mới, giải pháp mới đột phá và chỉ có Khoa học công nghệ mới giải quyết được.  

Tại Việt Nam, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo chính là một trong những động lực quan trọng đưa Việt Nam trở thành một trong 15 quốc gia đứng đầu thế giới về xuất khẩu nông sản. Hiện nay, nhiều nông sản thương hiệu Việt đã hiện diện và chinh phục được các thị trường khó tính đòi hỏi chất lượng cao, được người tiêu dùng quốc tế đón nhận. Ước tính, khoa học và công nghệ đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong lĩnh vực nông nghiệp và khoảng 38% giá trị gia tăng trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi.

Theo GS Pamela Ronald, Khoa Bệnh học Thực vật và Trung tâm Bộ Gen tại Đại học California, Davis: Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang gây ra nhiều thách thức trên toàn cầu. Ở Nam Á và Đông Nam Á, theo dự đoán, ngập úng sẽ gây ảnh hưởng lớn đến người nông dân, gây thất thoát 4 triệu tấn lúa, ảnh hưởng đến an ninh lương thực. Các nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu lúa gạo quốc tế IRRI đã tìm cách tạo ra các giống lúa chịu ngập tốt trong khoảng gian 2 tuần, trong khi giống khác chỉ chịu 3 ngày. Nếu không có công nghệ thì không mang được các bộ gen tốt tốt vào giống lúa mới. Từ thực tiễn trên, GS Pamela Ronald hi vọng cộng đồng các nhà khoa học sẽ tiếp tục đưa ra các phát minh, sáng kiến đổi mới sáng tạo thích ứng BĐKH để nền nông nghiệp càng phát triển, càng ít người dân chịu nghèo đói.

Ứng dụng KH&CN trong nghiên cứu giống lúa chống chịu cao với BĐKH được đánh giá là giải pháp quan trọng 

Còn theo TS Van Schepler-Luu, Trưởng Bộ môn Bệnh thực vật và Tính kháng của cây ký chủ tại Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế (IRRI): Hàng năm dịch bệnh làm giảm 30% năng suất cây trồng. Ngoài ra thuốc trừ sâu làm ảnh hưởng cuộc sống và môi trường, gây ra thiếu hụt lương thực toàn cầu. TS Van Schepler-Luu cho rằng: Bức tranh về dịch bệnh trong nông nghiệp đã gia tăng, ngày càng lớn và cần đưa ra mô hình dự báo về dịch bệnh; cần năng lực xác định và khắc chế dịch bệnh trong nông nghiệp.

Ngoài ra, cần xác định các nhân tố có thể tác động tới năng lực điều chỉnh hệ gen để can thiệp gen trong cây trồng có khả năng kháng bệnh. Để làm được ta cần một loạt công nghệ để cải thiện hiệu suất trồng trọt. Công nghệ này có thể là kết hợp giống cây cùng loại để có loài mới cải tiến. Ta có thể dùng tia phóng xạ, và các hình thức biến dị qua hóa học vật lý khác và lai tạo cấy ghép để chuyển gen có lợi từ thực vật này sang thực vật khác. Năng lực này cần được nhân rộng và triển khai nhanh. Để làm được ta cần chiến lược đồng bộ. 

Biến đổi khí hậu đã làm thay đổi nhiều, có thể thấy trong trồng lúa, trước đây thiên nhiên thuận lợi thì bội thu nhưng hiện nay với điều kiện bất thường của khí hậu không kì vọng được như thế. Chính vì thế, cần mạng lưới lớn về mô hình dịch bệnh trong nông nghiệp. Cần phải hợp tác nhiều nông dân để xác định mầm bệnh sớm trong điều kiện thổ nhưỡng khác nhau, từ đó các nhà khoa học mới hiểu và tìm khả năng, năng lực chống chịu của cây trồng, điều chỉnh bộ gen mới, dự đoán khả năng xảy ra dịch bệnh mới để chuyển mô hình canh tác cho người nông dân.

 

 

Bích Liên

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline