Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 03/05/2024 03:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 03/05/2024

Thúc đẩy chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp

Thứ năm, 21/12/2023 08:12

TMO - Việc đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số, tỉnh Quảng Trị phấn đấu đến 2025, kinh tế số đóng góp khoảng 10% GRDP của ngành nông nghiệp địa phương.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, sau thời gian khuyến khích các địa phương, người dân đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, nhiều thương hiệu nông sản Quảng Trị đã có mặt ở các thị trường trong và ngoài nước, tiếp cận với phân khúc khách hàng khó tính, góp phần tạo đột phá mạnh mẽ trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Đối với lĩnh vực trồng trọt, đến nay toàn tỉnh đã có hơn 30 nhà kính, nhà lưới với diện tích khoảng 3 ha ứng dụng công nghệ cao; hơn 5.000 ha diện tích cây trồng ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm... Ứng dụng thiết bị bay không người lái để phun thuốc trừ cỏ, phân bón, phòng trừ sâu bệnh trên cây lúa, sắn, cao su... với diện tích hơn 5.500 ha. Diện tích các loại cây trồng sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ, canh tác tự nhiên, VietGAP, theo hướng hữu cơ, an toàn thực phẩm đạt hơn 1.360 ha.

Toàn tỉnh đã có 19 cơ sở áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn HACCP, ISO trong chế biến nông, lâm, thủy sản; 115 sản phẩm OCOP được hỗ trợ tem OCOP gắn với truy xuất nguồn gốc, được giới thiệu và bán trên các sàn thương mại điện tử. Đặc biệt, đã cấp 27 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ nội địa tại các địa phương với quy mô trên 2.237 ha. 

Toàn tỉnh Quảng Trị hiện có 737 doanh nghiệp công nghệ số với 100% doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có triển khai nền tảng hóa đơn điện tử. Ngoài sàn thương mại điện tử của tỉnh, Quảng Trị hiện có 3.757 sản phẩm được đưa lên các sàn thương mại điện tử Voso và Postmart (đứng thứ 6/19 tỉnh, thành trong khu vực), với 16.000 giao dịch thương mại điện tử được thực hiện trên các sàn thương mại điện tử này. Ngoài ra, có 113.335 hộ sản xuất nông nghiệp được đào tạo kỹ năng số; tỷ lệ hộ sản xuất nông nghiệp tham gia sàn thương mại điện tử đạt 55% (xếp thứ 4/19 tỉnh, thành trong khu vực). 

Ảnh minh họa. 

Trong lĩnh vực chăn nuôi đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong sản xuất chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh như hệ thống thông tin địa lý - GIS trong việc giám sát và khống chế bệnh cúm gia cầm; quản lý dịch bệnh gia súc, gia cầm thông qua ứng dụng hệ thống thông tin dịch bệnh động vật Việt Nam - VAHIS; quản lý dịch bệnh thủy sản thông qua ứng dụng hệ thống báo cáo dịch bệnh thủy sản trực tuyến. Nhiều hộ chăn nuôi đã đưa vào ứng dụng phần mềm quản lý giết mổ, truy xuất nguồn gốc; áp dụng công nghệ chuồng trại khép kín với hệ thống điều hòa nhiệt độ chuồng nuôi, máng ăn và nước uống tự động, máy úm gia cầm tự động, xử lý chất thải đảm bảo vệ sinh môi trường bằng chế phẩm vi sinh, công nghệ khí sinh học (biogas)...

Hoạt động nuôi trồng thủy sản ngày càng có nhiều hộ nuôi sử dụng thiết bị tự động thay thế con người trong nuôi tôm như máy cho tôm ăn tự động, thiết bị cảnh báo oxy, máy cảnh báo nguồn điện...; ứng dụng hệ thống quan trắc và cảnh báo môi trường nước ao nuôi kết nối internet với điện thoại thông minh. Thời gian qua, tỉnh đã đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ VMS giám sát hành trình tàu cá để quản lý tàu cá, máy quét sonar dò ngang trong nghề lưới vây khai thác hải sản, máy thông tin liên lạc VX 1700 tích hợp định vị vệ tinh, hệ thống máy quét ra đa trong nghề lưới rê khai thác hải sản và hệ thống lái tự động trên tàu khai thác xa bờ.

Nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, ứng phó với thiên tai, tỉnh Quảng trị đã lắp đặt và khai thác, vận hành hiệu quả hệ thống 35 trạm đo mưa tự động và các trạm quan trắc, giám sát, cảnh báo thiên tai tự động, trực quan phục vụ hiệu quả trong công tác cảnh báo, dự báo, chỉ đạo, điều hành ứng phó thiên tai trên địa bàn tỉnh. Đồng thời chia sẻ thông tin phục vụ miễn phí cho cộng đồng thông qua website và ứng dụng phần mềm Vrain cài đặt trên điện thoại hoặc máy tính. 

Với mục tiêu đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng đến phát triển nông nghiệp công nghệ cao, bền vững, bước đầu trên địa bàn tỉnh đã hình thành khu nông nghiệp công nghệ cao tại khu vực đèo Sa Mù, huyện Hướng Hóa tạo điều kiện thuận lợi để thí điểm áp dụng các thành quả công nghệ vào sản xuất, giúp người dân, doanh nghiệp tiếp cận và áp dụng hiệu quả. Nhiều nông sản chủ lực trên địa bàn tỉnh đã được cấp mã số vùng trồng, chứng nhận hữu cơ, chứng nhận OCOP, chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể...  

Ngành Nông nghiệp tỉnh Quảng Trị xác định chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng tâm cần được đẩy mạnh triển khai. Theo đó, tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ trong sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản, áp dụng truy xuất nguồn gốc gắn với mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói đảm bảo yêu cầu cho tiêu thụ nông sản trong nước và xuất khẩu. Xây dựng, hoàn thiện và phát triển hình thức hợp tác liên kết sản xuất theo chuỗi khép kín hoặc liên kết giữa các khâu theo chuỗi với sự vào cuộc của “4 nhà”. Ứng dụng công nghệ mới, công nghệ cảm biến, công nghệ nano trong sản xuất nông nghiệp chính xác, công nghệ cao; công nghệ máy bay không người lái trong giám sát và sản xuất nông nghiệp.

Đồng thời, tập trung hoàn thiện hạ tầng và xây dựng, chia sẻ cơ sở dữ liệu của ngành nông nghiệp. Chuẩn hóa và tự động hóa quy trình sản xuất, kinh doanh nông nghiệp; tự động hóa, cơ giới hóa sản xuất, quy trình quản lý, giám sát nguồn gốc, chuỗi cung ứng sản phẩm hướng đến một nền nông nghiệp được cơ giới hóa đồng bộ.

 

 

PV 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline