Hotline: 0941068156

Thứ hai, 06/05/2024 07:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 06/05/2024

Thúc đẩy các nỗ lực bảo tồn động vật hoang dã

Thứ hai, 27/03/2023 14:03

TMO - Với khung pháp lý về quản lý và bảo vệ động vật hoang dã có thể nói là vững chắc trong khu vực, Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi để có các hành động mạnh mẽ trong cuộc chiến chống buôn bán động vật hoang dã trái pháp luật.

Việt Nam được đánh giá là 1 trong 16 quốc gia có đa dạng sinh học cao nhất trên thế giới, là nơi cư trú của một số loài động, thực vật hoang dã thuộc nhóm tiêu biểu và nguy cấp, quý hiếm trong Sách đỏ thế giới. Việt Nam cũng là quốc gia sớm tham gia các công ước và hợp tác quốc tế về bảo tồn, bảo vệ động, thực vật hoang dã.

Nhận thức về tầm quan trọng của đa dạng sinh học và vai trò của các loài động, thực vật hoang dã, đồng thời thực hiện cam kết quốc tế, thời gian qua, Việt Nam luôn quan tâm bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ các loài động, thực vật hoang dã, đặc biệt là các loài nguy cấp, triển khai nhiều hoạt động tích cực, hiệu quả. Bên cạnh đó, từng bước nội luật hóa và ban hành nhiều văn bản pháp luật nhằm bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ các loài động, thực vật hoang dã.

Nhiệm vụ bảo tồn các loài động vật hoang dã được triển khai thông qua nhiều giải pháp như tuyên truyền, giáo dục, hoạt động tái thả. 

Trong Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, nội dung bảo vệ, bảo tồn các loài hoang dã, đặc biệt là các loài hoang dã nguy cấp, là một trong những trọng tâm. Chiến lược cũng đặt ra những chỉ số rất cụ thể như đến năm 2030 phải cải thiện được tình hình của tối thiểu là 10 loài đang bị đe dọa; không có thêm các loài nguy cấp nào bị tuyệt chủng… Chiến lược cũng đề ra các nội dung chủ yếu để thực hiện, thúc đẩy công tác bảo tồn các loài hoang dã, đặc biệt là các loài động vật hoang dã nguy cấp như điều tra, đánh giá và liên tục cập nhật và công bố danh mục các loài nguy cấp, quý hiếm để có biện pháp bảo tồn.

Việt Nam đã thực hiện rất nhiều cam kết liên quan đến bảo vệ động vật hoang dã như Công ước đa dạng sinh học hay là Công ước buôn bán quốc tế đối với các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp, Công ước Ramsar để bảo vệ các loài, các khu vực đất ngập nước quan trọng có tầm quan trọng đối với các loài chim nước; nhiều thỏa thuận hợp tác đa phương và song phương liên quan đến bảo vệ động vật hoang dã cũng như bảo vệ đa dạng sinh học. 

Luật Lâm nghiệp năm 2017 và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; trong đó đã quy định rõ về chế độ quản lý, bảo vệ động vật hoang dã, các hành vi bị cấm (gồm săn, bắt, nuôi, nhốt, giết, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán động vật rừng, thu thập mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng trái quy định của pháp luật), chế tài xử lý vi phạm đủ sức răn đe đối với các vi phạm. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật; sự phối hợp liên ngành của các bộ, ngành, địa phương trong thực thi pháp luật, kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn và xử lý vi phạm pháp luật về động vật hoang dã đã được thực hiện đồng bộ, thường xuyên...  

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với tình trạng tính đa dạng sinh học có biểu hiện suy giảm, số loài động, thực vật hoang dã có nguy cơ bị tuyệt chủng, cần được bảo vệ ngày càng nhiều. Những hạn chế của văn bản pháp luật và sự chồng chéo, vướng mắc giữa các quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và về cơ quan quản lý chuyên ngành… cũng đang đặt ra nhiều thách thức.

Trong đó, nhu cầu đối với các sản phẩm từ động vật hoang dã như sừng tê giác, vảy tê tê hoặc ngà voi là rất lớn, và đây cũng là nguyên nhân hàng đầu đe dọa sự sinh tồn của các loài động vật này trên toàn thế giới. Năm 2019, hơn 9 tấn ngà voi đã bị hải quan Đà Nẵng thu giữ, đây là vụ thu giữ lớn nhất trên thế giới từ trước đến nay. Trong vài tháng gần đây, hơn 600kg ngà voi đã bị thu giữ tại Cảng Hải Phòng, 500kg ngà voi bị thu giữ tại Cảng Lạch Huyện và hôm 20/3 lại có thêm 7 tấn ngà voi bị thu giữ tại Cảng Hải Phòng. Trong vòng 12 tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022, hơn 90% quảng cáo trực tuyến cho các sản phẩm từ tê tê là về việc sử dụng vảy tê tê làm thuốc. Nhu cầu này có nguy cơ khiến tê tê, bao gồm cả hai loài ở Việt Nam, bị tuyệt chủng. 

Lực lượng chức năng vừa tiến hành kiểm tra, thu giữ hơn 7 tấn ngà voi châu Phi nhập lậu qua cảng Nam Hải Đình Vũ (Hải Phòng). Ảnh: XH. 

Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Bộ Công an cho biết, số vụ phát hiện, xử lý liên quan đến động vật hoang dã các năm gần đây cho thấy lực lượng công an đã nỗ lực rất nhiều trong phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật về bảo vệ các loài hoang dã nguy cấp, quý, hiếm. Cụ thể từ năm 2018 đến tháng 6/2022, trong tổng số 1.708 vụ việc phát hiện, lực lượng Công an đã khởi tố hình sự 460 vụ án với 574 bị can, xử lý hành chính 1.070 vụ, hiện đang tiếp tục điều tra, xử lý 178 vụ.

Nhằm giảm nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm từ động vật hoang dã, Mạng lưới giám sát buôn bán động, thực vật hoang dã đã kết nối và phối hợp với các đơn vị thành viên trong cơ quan Quốc hội, đại diện các bộ, ban, ngành và các chuyên gia quốc tế tập trung tăng cường nỗ lực bảo vệ và quản lý động, thực vật hoang dã, đồng thời đưa ra các biện pháp can thiệp hiệu quả để giảm cầu.

Theo Ban Quản lý các dự án lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT), để đảm bảo hiệu quả tối đa trong việc thực hiện các chiến lược và kế hoạch hành động bảo vệ động vật hoang dã, cần có những nỗ lực phối hợp và hợp tác với các cơ quan chức năng và các tổ chức xã hội. Nhiệm vụ này cần có sự chung tay của cộng đồng mới có thể xây dựng các giải pháp hiệu quả để chống lại nạn buôn bán động vật hoang dã và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên cho thế hệ tương lai. 

Bên cạnh đó, các Bộ, ngành cần thực thi đầy đủ Chỉ thị 29/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách phòng ngừa, đấu tranh với hành vi xâm hại các loài động vật hoang dã trái pháp luật. Tăng cường hợp tác trong đào tạo, nâng cao năng lực các cơ quan thực thi pháp luật trong vấn đề kiểm soát buôn bán động vật hoang dã, đưa giáo dục bảo tồn các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiểm vào giảng dạy ở chương trình phổ thông…

 

 

Thanh Tâm 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline