Hotline: 0941068156

Thứ ba, 23/04/2024 14:04

Tin nóng

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Thứ ba, 23/04/2024

Tây Ninh tập trung hoàn thiện hệ thống quan trắc môi trường

Thứ hai, 08/05/2023 07:05

TMO - Tỉnh Tây Ninh xác định, quan trắc tài nguyên môi trường giúp cho cơ quan quản lý nhà nước xây dựng kế hoạch, quy hoạch, đề xuất các giải pháp xử lý tình trạng ô nhiễm cục bộ trên địa bàn tỉnh; tạo cơ sở dữ liệu cơ bản về tài nguyên và môi trường của tỉnh. Thời gian tới, địa phương này tiếp tục phát triển, hoàn thiện, nâng cao năng lực quan trắc. 

Theo đó, giai đoạn 2021-2025 tỉnh Tây Ninh sẽ hoàn thiện mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường trên địa bàn toàn tỉnh nhằm để đánh giá sự thay đổi chất lượng môi trường nước mặt, nước dưới đất, không khí, đất và các yếu tố khí tượng cũng như mối quan hệ giữa chúng nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh một cách bền vững trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Thiết lập mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường đồng bộ trên địa bàn tỉnh để phục vụ công tác quản lý Nhà nước về môi trường nói riêng và kinh tế - xã hội nói chung; Tổng hợp cung cấp thông tin, số liệu hàng năm về hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Kết hợp mạng lưới quan trắc khí tượng thủy văn góp phần tăng khả năng cảnh báo, dự báo ô nhiễm môi trường và các hiện tượng thời tiết cực đoan.

Giai đoạn 2021 – 2025, mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường được thực hiện trên địa bàn tỉnh Tây Ninh bao gồm: 170 điểm, trạm quan trắc (trong đó có 06 trạm quan trắc nước mặt tự động liên tục, 02 trạm quan trắc không khí tự động liên tục). Giai đoạn 2026 -2030, tùy theo tình hình phát triển các khu công nghiệp và đô thị, bổ sung từ 1-3 điểm quan trắc chất lượng nước mặt để đánh giá chất lượng nước bị tác động bởi nước thải sau xử lý của KCN, đô thị đi vào hoạt động trong giai đoạn này.

Đối với nhiệm vụ quan trắc nước mặt, địa phương này duy trì quan trắc tại 50 vị trí (trong đó có 30 vị trí hiện hữu và 20 vị trí bổ sung mới), cụ thể như sau: Thành phố Tây Ninh: 03 vị trí, Thị xã Hòa Thành: 04 vị trí, Huyện Châu Thành: 06 vị trí, Huyện Dương Minh Châu: 06 vị trí, Huyện Tân Châu: 07 vị trí, Huyện Tân Biên: 06 vị trí, Huyện Gò Dầu: 04 vị trí, Huyện Bến Cầu: 05 vị trí và Thị xã Trảng Bàng: 9 vị trí.

Tần suất quan trắc: 12 đợt/năm (mỗi tháng mỗi vị trí lấy 1 mẫu). Riêng 07 điểm quan trắc liên vùng vào tháng 3, 6, 9, 12 lấy 02 mẫu/tháng/vị trí (triều lên và triều xuống). Thông số quan trắc: Phân tích 15 thông số gồm: Nhiệt độ, pH, DO, độ đục, BOD5, COD, TSS, NH4+, PO43-, Coliform, NO2-, NO3-... Riêng 07 điểm quan trắc liên vùng vào tháng 3, 6, 9, 12, phân tích 25 thông số bao gồm phân tích 25 thông số: Nhiệt độ, pH, DO, EC, độ đục, Cl-, BOD5, COD, TSS, NH4+...Nhóm hóa chất bảo vệ thực vật Clo hữu cơ, Nhóm hóa chất bảo vệ thực vật Photpho hữu cơ, Nhóm hóa chất trừ cỏ. 

Trạm quan trắc nước mặt tự động giám sát chất lượng nguồn nước sông Vàm Cỏ Đông, tại huyện Châu Thành. 

Với quan trắc nước dưới đất: 51 vị trí (trong đó có 39 vị trí hiện hữu và 12 vị trí bổ sung mới), cụ thể như sau: Thành phố Tây Ninh: 03 vị trí, Thị xã Hòa Thành: 03 vị trí, Huyện Châu Thành: 07 vị trí, Huyện Dương Minh Châu: 08 vị trí, Huyện Tân Châu: 08 vị trí, Huyện Tân Biên: 06 vị trí, Huyện Gò Dầu: 03 vị trí, Huyện Bến Cầu: 06 vị trí và Thị xã Trảng Bàng: 07 vị trí. Tần suất quan trắc: 03 tháng/đợt (04 đợt/năm, thực hiện vào tháng 3, 6, 9, 12). Thông số quan trắc: phân tích 12 thông số gồm: mực nước, nhiệt độ, pH, TDS, Chỉ số pecmanganat (COD), NO2–, NO3–, Fe... 

Mạng lưới quan trắc không khí duy trì 34 vị trí (trong đó có 26 vị trí hiện hữu và 8 vị trí bổ sung mới), cụ thể như sau: Thành phố Tây Ninh: 05 vị trí, Thị xã Hòa Thành: 05 vị trí, Huyện Châu Thành: 04 vị trí, Huyện Dương Minh Châu: 04 vị trí, Huyện Tân Châu: 04 vị trí, Huyện Tân Biên: 03 vị trí, Huyện Gò Dầu: 02 vị trí, Huyện Bến Cầu: 03 vị trí và Thị xã Trảng Bàng: 04 vị trí.

Tần suất quan trắc: 02 tháng/đợt (06 đợt/năm) vào tháng 2, 4, 6, 8,10 và 12. Thông số quan trắc:  Đối với khu vực thương mại dịch vụ, KCN: 13 thông số bao gồm hướng gió, áp suất, Nhiệt độ, Độ ẩm tương đối, Tốc độ gió, Độ ồn, cường độ dòng xe, tổng bụi lơ lửng TSP, Pb, SO2, NO2, CO, O3. Đối với khu vực giao thông: 18 thông số bao gồm hướng gió, áp suất, Nhiệt độ, Độ ẩm tương đối, Tốc độ gió, Độ ồn, cường độ dòng xe, tổng bụi lơ lửng TSP, Bụi PM10, Bụi PM2,5, Pb, SO2, NO2, CO, O3, benzen, xylen, toluen. Đối với khu vực gần bãi chôn lấp: 16 thông số hướng gió, áp suất, Nhiệt độ, Độ ẩm tương đối, Tốc độ gió, Độ ồn, cường độ dòng xe, tổng bụi lơ lửng TSP, Pb, SO2, NO2, CO, O3, H2S, NH3, Mercaptan. 

Quan trắc môi trường đất với 20 vị trí (trong đó có 17 vị trí hiện hữu và 3 vị trí bổ sung mới), cụ thể như sau: Thành phố Tây Ninh: 01 vị trí, Thị xã Hòa Thành: 01 vị trí, Huyện Châu Thành: 04 vị trí, Huyện Dương Minh Châu: 02 vị trí, Huyện Tân Châu: 02 vị trí, Huyện Tân Biên: 03 vị trí, Huyện Gò Dầu: 02 vị trí, Huyện Bến Cầu: 01 vị trí và Thị xã Trảng Bàng: 04 vị trí. Tần suất quan trắc: 2 đợt/năm (tháng 5 và tháng 10); Thông số quan trắc: 5 thông số, đối với điểm quan trắc chất lượng đất nông nghiệp phân tích thêm: dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật (gồm Diazinon, Fenobucarb, Isoprothiolane, Metolaclor, MPCA). 

Hệ thống quan trắc tự động liên tục bao gồm 6 trạm, bao gồm Trạm số 1 – Cầu Thái Hòa; Trạm số - Cầu Gò Chai, Trạm số 3 – Cầu Tha La, Trạm số 4 – Rạch Trưởng Chừa, Trạm số 5 – Bến Vĩnh Thuận, Trạm số 6 – Cầu Gò Dầu. Quan trắc không khí tự động liên tục: Bao gồm 02 trạm, cụ thể như sau: Trạm số 1 - Trạm quan không khí tự động thành phố Tây Ninh (TKK01); Trạm số 2 - Trạm quan không khí tự động thị xã Trảng Bàng (TKK02). Quan trắc 10 thông số gồm: CO, NO, NO2, NOX, SO2, O3, Bụi TSP, Bụi PM10, PM 2.5, PM1. Ngoài ra, trạm còn quan trắc các thông số khí tượng, thủy văn: tốc độ gió (vận tốc gió), hướng gió, nhiệt độ, độ ẩm, áp suất khí quyển, lượng mưa, bức xạ mặt trời. 

Hệ thống quan trắc tự động nước thải do các doanh nghiệp đầu tư Hoàn thành việc thiết lập các trạm quan trắc tự động nước thải tại 87 đơn vị hiện nay thuộc đối tượng phải đầu tư quan trắc tự động nước thải theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP, đồng thời tăng số lượng các quan trắc này đối những đơn vị thành lập mới thuộc diện này trong giai đoạn quy hoạch; Đồng thời, hoàn chỉnh hệ thống trên 200 điểm quan trắc cố định tại các doanh nghiệp (ngoài KCN, KCX và cụm CN), quan trắc hàng quý. 

Ngoài ra, địa phương này tiếp tục triển khai Đề án Tổng thể xây dựng cơ sở dữ liệu quan trắc tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh Tây Ninh” với mục tiêu thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu về quan trắc tài nguyên và môi trường, đồng thời ứng dụng giải pháp công nghệ hiện đại nhằm thu nhận, quản lý thống nhất, đáp ứng yêu cầu công bố, cung cấp, khai thác, chia sẻ kịp thời thông tin tài nguyên và môi trường phục vụ mục tiêu bảo vệ môi trường, hoạch định chính sách, phát triển kinh tế - xã hội, phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu, bảo đảm an ninh - quốc phòng. Đồng thời, tạo lập dữ liệu để chia sẻ dữ liệu với các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp, chia sẻ dữ liệu với hệ thống điều hành của tỉnh, Bộ, ngành và Trung ương để phục vụ công tác điều hành, quản lý.

 

 

Lê Quỳnh 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline