Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 04/04/2025 01:04

Tin nóng

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Động đất 7,7 độ rung chuyển Myanmar, Hà Nội và TP. HCM bị rung lắc

Việt Nam – Brazil: Thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong các lĩnh vực thế mạnh

Tổng thống Brazil thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Việt Nam và Singapore: Nhiều thuận lợi mở rộng hợp tác an ninh lương thực

Hà Nội triển khai quyết liệt các giải pháp chặn gia tăng ô nhiễm

Việt Nam – Singapore: Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực then chốt

Giờ Trái đất 2025: Tiết kiệm hơn 942 triệu đồng sau 1 giờ tắt đèn

Hàng chục ha lúa ở Gia Lai, Kon Tum bị hư hỏng do khô hạn

Thêm 8 cây cổ thụ vùng ngoại thành Hà Nội được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Phú Thọ: 2 cây hoa đại 1.000 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

“Số hóa cây cổ thụ” – Giải pháp tối ưu để quản lý, bảo vệ cây xanh

Chuyên gia: ‘Cây Di sản Việt Nam là thương hiệu của thương hiệu’

Kỷ niệm 15 năm hoạt động bảo tồn Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 04/04/2025

Tăng cường ứng dụng than sinh học trong sản xuất nông nghiệp

Thứ bảy, 17/09/2022 04:09

TMO - Theo đánh giá của Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO), công nghệ nhiệt phân sản xuất than sinh học chính là giải pháp thông minh giúp nâng cao giá trị cho nông sản, giảm phát thải khí nhà kính, thúc đẩy việc chuyển đổi các phụ phẩm nông nghiệp thành nguồn năng lượng sạch tại Việt Nam.

Vụ Hợp tác Quốc tế (Bộ NN&PTNT) cho biết, nông nghiệp và năng lượng là các lĩnh vực phát thải và hấp thụ các-bon chủ yếu của Việt Nam. Vì vậy, các lĩnh vực này đã xác định rõ các nhiệm vụ và giải pháp cụ thể để đạt được mục tiêu giải phát thải của Việt Nam như phát triển năng lượng sạch, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Đồng thời, đổi mới công nghệ trong trồng trọt, chăn nuôi, thay đổi phương thức sử dụng đất, phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp phát thải thấp và chế biến, bảo quản sau thu hoạch, tái sử dụng phế phụ phẩm trồng trọt và xử lý chất thải...

 

Công nghệ nhiệt phân trong sản xuất than sinh học là giải pháp thông minh để giảm phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp  

Ứng dụng than sinh học là một trong những sự lựa chọn để bắt nhịp với xu hướng “xanh” và “sạch” toàn cầu, giảm dần nguồn năng lượng hóa thạch, tận dụng tối đa tài nguyên tái tạo từ nguồn phụ phẩm, chất thải trong nông nghiệp. Trong đó, công nghệ nhiệt phân đóng vai trò quan trọng trong giảm tác động tới môi trường và cũng là cơ hội kinh doanh tốt, đặc biệt là đối với khu vực tư nhân trong phát triển xanh.

Các chuyên gia tại Viện Môi trường Nông nghiệp (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) cho biết, hầu hết các vật liệu than sinh học có độ pH cao và có thể hoạt động giống như vai trò của vôi để tăng pH đất. Trong trường hợp vật chất hữu cơ và thành phần sét trong đất thấp và đất có kết cấu thô thì việc duy trì độ ẩm đất có thể giúp thành lập thảm thực vật và than sinh học có thể trợ giúp để làm điều này. Đặc biệt, việc rửa trôi chất dinh dưỡng cũng có thể giảm được bằng cách áp dụng bón than sinh học cho đất.

Ứng dụng than sinh học trong cải tạo đất, sản xuất phân hữu cơ, thuốc trừ sâu sinh học và bổ sung vào thức ăn chăn nuôi là một hướng đi mới của ngành nông nghiệp hữu cơ trong bối cảnh tình trạng sa mạc hóa, suy thoái, ô nhiễm và xâm nhập mặn ngày càng nghiêm trọng.

Theo đánh giá của Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) than sinh học có nguồn gốc từ sinh khối chất thải nông nghiệp là một công nghệ phát thải âm thông qua việc cô lập các-bon dài hạn và hiệu quả với những lợi ích tiềm năng to lớn trong thực hành nông nghiệp tái tạo. Than sinh học cũng được coi là một giải pháp sạch, hiệu quả và bền vững để khử các-bon trong ngành nông nghiệp, giúp giảm thiểu biến đổi khí hậu và thúc đẩy phát triển bền vững trên toàn thế giới.

Tỉnh Thừa Thiên Huế đặt mục tiêu đến năm 2025, sẽ ổn định diện tích gieo trồng lúa nước khoảng 51.000 -52.000 ha/năm. Ước tính cho khối lượng phụ phẩm rơm, trấu sau thu hoạch là 3.944.000 tấn rơm và 724.000 tấn trấu.

Phần lớn lượng phụ phẩm này bị đốt, bỏ trên đồng ruộng gây ảnh hưởng lớn đến môi trường, tắc nghẽn dòng chảy, mất an toàn giao thông… Bên cạnh đó, việc đốt phế phẩm này ngoài trời sẽ giải phóng vào khí quyển gây hiệu ứng nhà kính. Vì vậy, giải pháp để sử dụng hiệu quả nguồn phụ phẩm này là ứng dụng công nghệ, thiết bị để sản xuất ra than sinh học, sử dụng để cải tạo đất trồng, giúp tăng năng suất cây trồng. 

 

 

Thu Hoài 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline