Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 18/05/2024 23:05

Tin nóng

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 18/05/2024

Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong khai thác, chế biến khoáng sản

Thứ ba, 25/07/2023 07:07

TMO - Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch) nhấn mạnh đến mục tiêu đẩy mạnh việc nghiên cứu, chuyển giao, tiếp thu, ứng dụng công nghệ khoa học kỹ thuật tiên tiến, chuyển đổi công nghệ, thiết bị của các công đoạn: thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, bảo vệ môi trường đối với từng nhóm/ loại khoáng sản hướng tới mô hình sản xuất xanh.

Theo đó, thời gian tới cần phát triển lĩnh vực thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản gắn với ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại gắn với quá trình chuyển đổi nền kinh tế đất nước theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế các-bon thấp và phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia.

Đối với các loại khoáng sản có trữ lượng lớn, chiến lược, quan trọng (bô-xít, titan, đất hiếm, crômit, niken, vàng), các doanh nghiệp được cấp phép khai thác mỏ phải có đủ năng lực và phải đầu tư các dự án chế biến phù hợp sử dụng công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại, bảo vệ môi trường bền vững.  Hạn chế và tiến tới chấm dứt khai thác các mỏ trữ lượng thấp, phân tán, nhỏ lẻ, tập trung tài nguyên khoáng sản từ các mỏ/điểm mỏ quy mô nhỏ thành các cụm mỏ quy mô đủ lớn để đầu tư đồng bộ từ thăm dò, khai thác, chế biến áp dụng công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại.

Các ngành chức năng cần đẩy mạnh phối hợp hướng tới mục tiêu phát triển ngành công nghiệp khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản đất hiếm một cách đồng bộ, hiệu quả và bền vững. Đối với các doanh nghiệp được cấp phép mới khai thác khoáng sản đất hiếm phải gắn với dự án chế biến đến sản phẩm tối thiểu là tổng các ôxit, hydroxit, muối đất hiếm có hàm lượng TREO ≥ 95%, khuyến khích sản suất tới nguyên tố đất hiếm riêng rẽ (REO), công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại, thu hồi tối đa các khoáng sản có ích đi kèm, đảm bảo môi trường, an toàn về phóng xạ. Khai thác quặng niken, đồng, vàng phải đi kèm dự án đầu tư chế biến một cách đồng bộ, hiệu quả, bền vững và thu hồi tối đa các khoáng sản đi kèm và đảm bảo môi trường.

Đối với khoáng sản bô-xít Tây Nguyên, titan, đất hiếm, crômit Thanh Hóa, apatit Lào Cai, titan Bình Thuận, niken Sơn La, đồng - vàng, các mỏ/cụm mỏ khoáng sản khác có quy mô lớn như mỏ sắt Thạch Khê, mỏ đồng tỉnh Lào Cai... phải hình thành tổ hợp khai thác gắn với chế biến, áp dụng công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại. Hạn chế và tiến tới chấm dứt khai thác các mỏ trữ lượng thấp, phân tán, nhỏ lẻ, tập trung tài nguyên khoáng sản từ các mỏ/điểm mỏ quy mô nhỏ thành các cụm mỏ quy mô đủ lớn để đầu tư đồng bộ từ thăm dò, khai thác, chế biến áp dụng công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại.

Hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản cần được đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ nhằm khai thác hiệu quả, hướng tới mô hình kinh tế xanh, bền vững (Ảnh minh họa). 

Định hướng công nghệ chế biến vàng: Công nghệ hòa tách xianua để thu hồi vàng từ quặng nguyên và quặng tinh chứa vàng là phương pháp ngày càng phổ biến trên thế giới. Tùy thuộc vào loại hình thành tạo và khoáng hóa vàng, công nghệ xianua hóa vàng gồm 5 giai đoạn: Tiền xử lý, hòa tách xianua, làm sạch và làm giàu, thu hồi và tinh chế vàng. Công nghệ hòa tách xianua thu hồi vàng phát sinh nhiều nguồn thải ra môi trường. Cần phải có hệ thống công nghệ và thiết bị xử lý và bảo vệ môi trường phù hợp cho từng phương án và giai đoạn sản xuất cụ thể. Cần nhanh chóng nghiên cứu triển khai và xây dựng các mô hình công nghệ hòa tách xianua để thu hồi vàng phù hợp cho một số loại hình quặng vàng phổ biến, ưu tiên để xử lý loại hình quặng vàng – thạch anh – sunfua.

Đối với công nghệ chế biến đồng, công nghệ tuyển quặng đồng sunfua xâm nhiễm mịn sử dụng phương pháp tuyển nổi. Qua quá trình sản xuất thực tế tại các nhà máy tuyển đồng Sin Quyền 1, Sin Quyền 2, Tả Phời cho thấy sản phẩm tinh quặng đồng đạt theo thiết kế. Do đó, công nghệ tuyển quặng đồng là sử dụng phương pháp tuyển nổi.. Xem xét đầu tư duy trì, cải tạo nâng cấp dây chuyền thiết bị công nghệ các Nhà máy tuyển nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tinh quặng, tăng thực thu, giảm tiêu hao vật tư, nguyên liệu đầu vào đặc biệt là giảm tiêu hao quặng nguyên khai và cải thiện môi trường, điều kiện làm việc cho người lao động.

Trong luyện đồng, sử dụng công nghệ liên tục để có cơ hội ứng dụng tối đa quá trình cơ giới hoá và tự động hoá trong nhà máy. Xử lý nguyên liệu nghèo đồng, xử lý tổng hợp tài nguyên thu hồi tối đa các hợp phần đi kèm trong quặng đồng từ Cu, Ni, Co, Ce, S, Te, Pb, Zn, Fe, Au, Ag các kim loại hiếm, các kim loại phân tán cũng như sử dụng cả phần silicat của quặng. Trên thực tế tiến tới một công nghệ không có chất thải (xử lý cả xỉ và đuôi thải). 

Đối với khoáng sản apatit cần tập trung nghiên cứu nâng cao hiệu quả công tác tuyển QIII; Đổi mới thiết bị công nghệ tuyển, hợp tác nghiên cứu nâng cao chất lượng thuốc tuyển; sử dụng quặng nguyên liệu đầu vào có hàm lượng P2O5 thấp; Sử dụng sơ đồ tuyển kết hợp trọng lực và tuyển nổi để nâng cao hiệu quả cụng như giảm giá thành sản xuất... 

Để đảm bảo duy trì sự phát triển ngành khoáng sản, cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác áp dụng các giải pháp công nghệ cơ giới hóa trong các công đoạn của quá trình khai thác than hầm lò, đảm bảo công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành khoáng sản phù hợp với Chiến lược phát triển ngành Khoáng sản Việt nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Trong đó, tiếp tục xây dựng cơ sở dữ liệu địa cơ mỏ hoàn chỉnh phục vụ nhu cầu phát triển ngành Khoáng sản Việt Nam; Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật công nghệ nâng cao mức độ cơ giới hóa, hiện đại hóa trong quá trình sản xuất tại các mỏ than Hầm lò (đào lò/giếng xây dựng cơ bản và khấu lò chợ, thông gió, thoát nước mỏ hầm lò sâu) và Lộ thiên, đồng thời hoàn thiện công nghệ tuyển, chế biến sâu khoáng sản nhằm tăng giá trị gia tăng của sản phẩm, nâng cao mức độ an toàn, giảm tổn thất tài nguyên, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của ngành Khoáng sản.

Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật công nghệ tổng hợp phục vụ khai thác và tuyển Bôxit vùng Tây Nguyên đảm bảo hiệu quả và bảo vệ môi trường; Nghiên cứu hoàn thiện các giải pháp công nghệ khai thác, tuyển và chế biến khoáng sản kim loại và phi kim loại khác ngoài than nhằm nâng cao hiệu quả, giảm tổn thất tài nguyên và bảo vệ môi trường. Nghiên cứu đánh giá khả năng khai thác than khu vực Bình Minh, Khoái Châu vùng đồng bằng Sông Hồng; Khai thác, chế biến quặng phóng xạ; sản xuất pigment, titan xốp/titan kim loại. Đánh giá khả năng sử dụng hiệu quả tài nguyên Grafit và than Antraxít phục vụ chế tạo các sản phẩm công nghệ cao; Đánh giá tiềm năng trữ lượng và khả năng khai thác, chế biến Feromangan tại vùng ven biển Việt Nam.

 

 

Hiếu Bùi

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline