Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 03/05/2024 13:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 03/05/2024

Tăng cường sử dụng bẫy ảnh trong giám sát, bảo vệ động vật hoang dã

Thứ sáu, 03/02/2023 22:02

TMO - Thực hiện điều tra đánh giá hiện trạng một số loài thú, chim nguy cấp, quý hiếm, Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị) đã triển khai ứng dụng máy bẫy ảnh kỹ thuật số để ghi nhận và khẳng định sự hiện diện các loài động vật hoang dã tại khu vực này.

Theo Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa, loại bẫy ảnh được sử dụng hiện nay là loại bẫy ảnh hồng ngoại. Máy bẫy ảnh này sử dụng hệ thống cảm biến kép với 2 cảm biến camera, một cho việc quan sát ghi hình ban ngày và một cảm biến tối ưu hóa cho quan sát và quay ban đêm. Bẫy ảnh thường được đặt ở độ cao 20-40 cm so với mặt đất để chụp ảnh các loài thú lớn, vừa và nhỏ. Phía trước bẫy được phát quang, đảm bảo thông thoáng tránh sự lay động của cây khiến cảm biến chụp ảnh bị kích hoạt, tránh góc chụp bị che khuất. 

Năm 2021, Ban Quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa lần đầu tiên ứng dụng máy bẫy ảnh kỹ thuật số để điều tra, ghi nhận sự hiện diện của các loài động vật. Cán bộ khu bảo tồn đã thay nhau đặt 40 máy bẫy ảnh ở 12 tiểu khu. Ngoài ra, Ban cũng sử dụng lưới mờ để điều tra một số loài chim. Kết quả thu được hình ảnh của 18 loài thú và 14 loài chim, đều là động vật nguy cấp, quý, hiếm. Trong đó, 11 loài có tên trong Sách Đỏ thế giới, 18 loài trong Sách Đỏ Việt Nam.

Bẫy ảnh thu được hình ảnh, video sinh động cho sự hiện diện của các loài động vật nguy cấp, quý hiếm tại khu bảo tồn Bắc Hướng Hóa. 

Đặc biệt, các chuyên gia đã bổ sung hai loài mới ghi nhận ở khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa, là khướu má hung và gà so. Cả hai loài chỉ phân bố ở một vài khu vực, khó quan sát trực tiếp. "Đây là thành quả sau hai năm, góp phần minh chứng cho sự đa dạng sinh học của khu bảo tồn", anh Hùng nói.

Hai loài thú nguy cấp, quý, hiếm đặc hữu của dãy núi Trường Sơn là chà vá chân nâu và voọc Hà Tĩnh cũng được nghiên cứu kỹ lưỡng. Kết quả cho thấy số cá thể của hai loài khá ổn định, các mối đe dọa suy giảm, là tín hiệu tích cực cho công tác quản lý, bảo tồn. Bẫy ảnh đã ba lần ghi nhận mèo rừng, nằm trong tình trạng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IIB. Mèo rừng được ghi nhận cả ban ngày và ban đêm, đang di chuyển để tìm kiếm thức ăn, là những con đã trưởng thành. Ngoài ra, bẫy ảnh cũng ghi nhận các loài ưu tiên bảo tồn như: Cầy bay, cu ly nhỏ, vượn siki, thỏ vằn, tê tê java, cầy gấm, sơn dương, gà tiền mặt vàng, hồng hoàng...

Theo đánh giá của lãnh đạo Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa, bẫy ảnh giúp xây dựng cơ sở dữ liệu, thu được hình ảnh, video sinh động minh chứng cho sự hiện diện của các loài động vật nguy cấp, quý hiếm tại khu bảo tồn Bắc Hướng Hóa. Kết quả đợt nghiên cứu này còn chỉ ra các mối đe dọa, từ đó rút ra những giải pháp để quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học một cách hiệu quả.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị, khẳng định kết quả bẫy ảnh động vật của Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa là minh chứng cho thấy rừng được quản lý, bảo vệ tốt, đa dạng sinh học đang ngày càng nâng cao. Đây là cơ sở để tiếp tục điều tra, khảo sát, đánh giá toàn diện tính đa dạng sinh học của Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa, từ đó làm cơ sở để quy hoạch, xây dựng thành vườn quốc gia theo định hướng của tỉnh.

Để bảo vệ các loại động vật quý hiếm này, cùng với việc tăng cường tuần tra, các khu bảo tồn sẽ phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động người dân bảo vệ rừng, không săn, bẫy, bắt, tiêu thụ động vật hoang dã. Đồng thời, thực hiện các chương trình nghiên cứu chuyên sâu về các loài động vật hoang dã để đánh giá chi tiết và có những biện pháp bảo vệ, bảo tồn hữu hiệu nhất.

 

 

Võ Dũng

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline