Hotline: 0941068156

Thứ hai, 20/05/2024 03:05

Tin nóng

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 20/05/2024

Tăng cường phòng, chống dịch bệnh trong mùa mưa lũ

Thứ bảy, 12/08/2023 11:08

TMO - Bộ Y tế đề nghị ngành y tế các tỉnh, thành tổ chức giám sát, phát hiện kịp thời và xử lý triệt để các ổ dịch bệnh truyền nhiễm xảy ra trước, trong và sau mưa lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất như: tiêu chảy đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, cúm, sốt xuất huyết, các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa.

Theo Cục Y tế Dự phòng, trong thời gian gần đây do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino đã có tác động tiêu cực đến Việt Nam với sự diễn biến bất thường của thời tiết và xảy ra nhiều tình huống thiên tai bất thường khó dự đoán, nhất là xảy ra mưa lớn bất ngờ và kéo dài ở một số địa phương, có thể gây lũ quét, ngập lụt, xảy ra sụt lún, sạt lở đất làm rất lớn đến tính mạng, tài sản, đời sống sinh hoạt của nhân dân. Theo dự báo, trong thời gian tới, nhiều khả năng còn có các cơn bão với mưa to và mưa rất to gây ra lũ và ngập lụt tại nhiều nơi là điều kiện thuận lợi có thể làm gia tăng nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và bùng phát dịch bệnh tại các vùng bị mưa lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất.

Để chủ động phòng chống dịch bệnh và các hậu quả về sức khỏe cho nhân dân, Cục Y tế Dự phòng đề nghị giám đốc sở y tế chỉ đạo các đơn vị chủ động rà soát và đánh giá nguy cơ về dịch bệnh tại các vùng có nhiều khả năng bị ảnh hưởng do thiên tai, nhất là vùng có thể bị ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất; sẵn sàng và chủ động triển khai các phương án phòng chống dịch bệnh khi có tình huống xảy ra. Đặc biệt, các đơn vị y tế củng cố và duy trì thường trực các đội cơ động chống dịch hỗ trợ tuyến dưới trong giám sát, xử lý dịch bệnh, các bệnh truyền nhiễm lưu hành trong điều kiện mưa lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất.

Ngành y tế các địa phương phối hợp với lực lượng chức năng tăng cường xử lý môi trường, chủ động ngăn ngừa nguy cơ dịch bệnh trước, trong và sau mưa lũ. 

Sở Y tế các tỉnh cần tổ chức giám sát, phát hiện kịp thời và xử lý triệt để các ổ dịch bệnh truyền nhiễm xảy ra trước, trong và sau mưa lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất như: tiêu chảy đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, nấm kẽ chân, cúm, sốt xuất huyết, nhất là cần đề phòng các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa như tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn...; Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người dân trong vùng nguy cơ bị ảnh hưởng của mưa lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh.

Cục Y tế Dự phòng đề nghị sở y tế các tỉnh, thành phố bảo đảm nhân lực, thuốc, hóa chất, trang thiết bị và cơ sở vật chất phục vụ cho công tác phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm tại các địa phương trong vùng bị ảnh hưởng của mưa lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất. Bên cạnh đó, tổ chức kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện các hoạt động phòng chống, ứng phó với thiên tai, dịch bệnh và công tác đảm bảo y tế trên địa bàn.

Trong và sau mưa bão, lũ lụt, cơ sở hạ tầng bị hủy hoại, các tác nhân vi sinh vật, hóa chất theo dòng nước sẽ tràn ra nhiều nơi gây nguy cơ ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh. Ngoài ra còn có những vấn đề sức khỏe rất đáng lo ngại như ngộ độc thực phẩm do thực phẩm bị ô nhiễm ở các vùng lũ lụt. Do ngập lụt, người dân có thể phải sống trong cảnh ngập nước, do đó nhiều bệnh có nguy cơ phát triển như lở loét bàn chân, viêm da, các bệnh phụ khoa của phụ nữ, các bệnh về mắt như đau mắt đỏ, đau mắt hột. Khi mưa nhiều, muỗi có điều kiện sinh sôi, gây ra các bệnh như sốt xuất huyết, sốt rét. 

Để phòng chống dịch bệnh, các địa phương cũng cần đồng thời lên phương án đảm bảo nước sạch, vệ sinh môi trường trong mùa mưa lũ Sở Y tế các địa phương chỉ đạo các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch vệ sinh môi trường, đảm bảo nước sạch và quản lý chất thải y tế trước mùa bão lũ.

Cụ thể, cần tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn cán bộ y tế và người dân thực hiện các biện pháp chuẩn bị, sẵn sàng với ứng phó với tình trạng mưa lớn, bão, lũ, chuẩn bị các vật dụng chứa nước sạch, phương tiện, dụng cụ xử lý môi trường, xử lý nước, đảm bảo vệ sinh cá nhân... theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Đồng thời, bố trí nhân lực, đảm bảo dự trữ và cung cấp đủ thuốc, hóa chất, trang thiết bị xử lý nước, xử lý môi trường. Xây dựng các phương án chuẩn bị xử lý nước, vệ sinh môi trường và quản lý chất thải y tế theo quy định hiện hành.

Trường hợp khi có bão, lũ xảy ra, cần tổ chức các đoàn công tác của ngành y tế thường xuyên kiểm tra, theo dõi tình hình ngập lụt, tình hình vệ sinh môi trường và quản lý chất thải trong các cơ sở y tế trên địa bàn, tăng cường giám sát chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt của người dân.

Chủ động cấp hóa chất xử lý nước, môi trường; triển khai thau rửa và khử trùng bể chứa, dụng cụ chứa nước ăn uống, sinh hoạt bằng chế phẩm khử khuẩn đã được Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận đăng ký lưu hành còn hiệu lực tại các vùng bị ngập lụt. Cùng với đó, tổ chức hướng dẫn cán bộ y tế và người dân triển khai ngay các hoạt động vệ sinh môi trường theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại các khu vực bị ngập lụt.

Cán bộ y tế hướng dẫn cách xử lý nước an toàn cho người dân trong mùa mưa bão, lũ lụt. 

Với tình huống sau khi có bão, lũ xảy ra, cần hỗ trợ, hướng dẫn các đơn vị y tế cơ sở và người dân thực hiện các biện pháp xử lý môi trường; thu gom, xử lý xác súc vật chết; xử lý các giếng khoan, giếng đào, bể nước bị ngập lụt theo hướng dẫn của Bộ Y tế; tổ chức phun hoá chất diệt côn trùng và véc tơ gây bệnh tại các khu vực bị ngập sau khi nước rút.

Ngoài ra, cần tăng cường kiểm tra, giám sát vệ sinh chất lượng nước cấp cho ăn uống sinh hoạt từ các nhà máy nước, trạm cấp nước tập trung đảm bảo nồng độ clo dư theo quy định; tăng cường kiểm tra vệ sinh chất lượng nước hộ gia đình. Bên cạnh đó, cũng cần kiểm tra giám sát chặt chẽ việc thu gom, xử lý chất thải y tế trong các cơ sở y tế hoặc trong các khu tránh trú an toàn theo quy định hiện hành.

Các chuyên gia khuyến cáo, người dân phải theo dõi thông tin thời tiết, diễn biến mưa, lũ, ngập lụt để kịp thời trú tránh, bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản, hoa màu. Trước mỗi đợt bão, người dân phải có kế hoạch cho gia đình và phối hợp chính quyền địa phương tham gia phòng, chống bão, lụt. Cụ thể: Tích trữ lương thực, thực phẩm, nước; đặc biệt người dân ở vùng trũng thì nên kê cao tủ, chạn đồ dùng, vật dụng và chuyển thiết bị thiết yếu, nhu yếu phẩm lên trên gác cao, chuẩn bị phương án để khi ngập lụt có thể phòng tránh hoặc di chuyển tài sản, vật nuôi lên khu vực an toàn.

 

 

Thu Hương 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline