Hotline: 0941068156

Thứ năm, 01/05/2025 11:05

Tin nóng

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

P4G được kỳ vọng trở thành ‘vườn ươm ý tưởng’ về tăng trưởng xanh

Tổng Bí thư: Thể chế xanh là nền tảng quyết định, công nghệ xanh là động lực đột phá

Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị P4G 2025

Nhiều nước muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon với vận tải biển

P4G – Dịp để Việt Nam khẳng định cam kết chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Những nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trung ương thống nhất cả nước có 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Thứ năm, 01/05/2025

Tăng cường nghiên cứu bảo tồn động vật hoang dã

Thứ bảy, 15/02/2025 13:02

TMO - Một trong những giải pháp để triển khai các mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng tại Chương trình quốc gia về bảo tòn các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là tăng cường nghiên cứu khoa học, chuyển giao và phát triển công nghệ về bảo tồn loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

Việt Nam được ghi nhận là một trong những nước có đa dạng sinh học cao trên thế giới với nhiều hệ sinh thái tự nhiên khác nhau, các loài sinh vật, nguồn gen phong phú và đặc hữu. Theo báo cáo quốc gia lần thứ sáu đối với Công ước Đa dạng sinh học, Việt Nam hiện có khoảng loài 51.400 sinh vật đã được xác định; trong đó, nhiều loài có giá trị lớn cho việc bảo tồn, đóng góp cho khoa học và khẳng định tầm quan trọng toàn cầu của đa dạng sinh học Việt Nam.

Việt Nam cũng đã tích cực triển khai nhiều giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học giúp mạng lưới Khu Bảo tồn thiên nhiên ngày càng được mở rộng. Thời gian qua, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã đẩy mạnh tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của công tác bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ các loài hoang dã; đồng thời, ban hành, triển khai nhiều chương trình KH&CN cấp quốc gia nhằm bảo tồn nguồn gen, đa dạng sinh học và bảo vệ các loài hoang dã như: Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được thủ Tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1671/QĐ-TTg; Nghiên cứu xây dựng mô hình cộng đồng bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên đa dạng sinh học Khu dự trữ sinh quyển quần đảo Cát Bà;

Nghiên cứu xây dựng mô hình bảo tồn đa dạng sinh học quy mô làng, xã tại Khu dự trữ Sinh quyển Mũi Cà Mau; Nghiên cứu xây dựng cơ chế, mô hình hợp tác giữa phát triển du lịch và bảo tồn bền vững đa dạng sinh học tại Khu Dự trữ Sinh quyển Cần Giờ; Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên gắn với sinh kế cộng đồng tại khu Di sản Thiên nhiên Thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng; Luận cứ khoa học nhằm hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn đa dạng sinh học với sinh kế bền vững và phát triển kinh tế - xã hội ở khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm- Hội An;

Nghiên cứu xây dựng mô hình phát triển du lịch gắn với bảo tồn đa dạng sinh học tại Khu Dự trữ Sinh quyển Kiên Giang; Nghiên cứu xây dựng mô hình phát triển du lịch gắn với bảo tồn đa dạng sinh học tại Khu Dự trữ Sinh quyển Kiên Giang; Nghiên cứu xây dựng cơ chế kết hợp giữa bảo tồn cảnh quan - đa dạng sinh học và không gian văn hóa tại Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang...

Các Khu bảo tồn, Vườn quốc gia ở nước ta triển khai lắp đặt bẫy ảnh để theo dõi động vật hoang dã. 

Tuy nhiên, theo thống kê số loài và số cá thể các loài hoang dã của Việt Nam đang trên đà giảm mạnh, nhiều loài nguy cấp, quý, hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng rất cao nếu không có biện pháp bảo vệ kiên quyết và hiệu quả. Trước tình trạng trên Chính phủ đã phê duyệt Chương trình quốc gia về bảo tồn các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó nhấn mạnh tới mục tiêu: Bảo tồn hiệu quả các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ: cải thiện tình trạng quần thể của ít nhất 10 loài;

Bảo tồn và phục hồi sinh cảnh sống của các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;  Phấn đấu đạt 100% các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ có phương án quản lý, giám sát tại các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu vực đa dạng sinh học cao và cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học; 

Các nhiệm vụ được yêu cầu triển khai bao gồm: Điều tra, đánh giá tình trạng và xây dựng cơ sở dữ liệu các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; Mở rộng và nâng cao hiệu quả biện pháp bảo tồn tại chỗ các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; Thực hiện bảo tồn chuyển chỗ đối với loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; Nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật và kiểm soát các hoạt động ảnh hưởng tiêu cực tới loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;

Để hoàn thành các mục tiêu đặt ra, một trong những giải pháp quan trọng được nhấn mạnh thực hiện là: Tăng cường nghiên cứu khoa học, chuyển giao và phát triển công nghệ về bảo tồn loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ. Theo đó các bộ, ngành, địa phương tăng cường nghiên cứu, phát triển, áp dụng và chuyển giao các giải pháp khoa học công nghệ tiên tiến của thế giới về quản lý, bảo vệ, gây nuôi bảo tồn, tái thả và giám sát quần thể các loài.

Áp dụng công nghệ hiện đại như bẫy ảnh hệ thống, phân tích gen môi trường, phân tích hệ gen, thiết bị bay không người lái, thiết bị ghi âm tự động trong hoạt động điều tra, quan trắc, giám sát và bảo tồn các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ tại các Vườn quốc gia, Khu bảo tồn loài và sinh cảnh trên cả nước; Nghiên cứu, áp dụng giải pháp công nghệ trong việc lập mô hình quần thể, mô hình phân bố, bản đồ số để giám sát, bảo tồn các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;

Triển khai nghiên cứu tập tính và sinh thái các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ làm cơ sở khoa học cho những giải pháp kỹ thuật, phục vụ công tác cứu hộ, bảo tồn, gây nuôi sinh sản và tái thả, phục hồi quần thể trong tự nhiên;  Thực hiện nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ và các hệ sinh thái ưu tiên của các loài này để xây dựng các biện pháp bảo tồn phù hợp, thích ứng với biến đổi khí hậu;

Phát triển ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong nhận dạng loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ trên thiết bị thông minh nhằm nâng cao hiệu quả điều tra, giám sát các loài này trong tự nhiên cũng như giúp tăng cường công tác thực thi pháp luật về phòng, chống buôn bán trái phép động vật hoang dã; Xây dựng quy trình, cơ sở hạ tầng và thiết bị lưu giữ nguồn gen của các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ phù hợp với điều kiện Việt Nam và đảm bảo theo tiêu chuẩn quốc tế phục vụ nhân bản, tái tạo hệ gen trong tương lai.

 

 

Đức Hòa 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline