Hotline: 0941068156

Thứ tư, 01/05/2024 20:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ tư, 01/05/2024

Tăng cường kiểm soát thị trường vật tư nông nghiệp

Thứ năm, 21/09/2023 13:09

TMO - Nhiều địa phương trên cả nước đẩy mạnh kiểm soát cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp; kiểm soát chặt chẽ đầu vào cho sản xuất nông nghiệp. Qua đó góp phần quan trọng bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm, cung cấp nguồn thực phẩm sạch cho thị trường.

Hiện nay, nhiều loại vật tư nông nghiệp như giống cây trồng, vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, phân bón… phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu, khiến giá bán đến tay nông dân quá cao. Trong khi đó, tình trạng vật tư nông nghiệp giả, kém chất lượng, hết hạn sử dụng vẫn đang diễn ra. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xuất khẩu vật tư nông nghiệp trong tháng 8/2023 đem về 207 triệu USD, tăng 13,3% so với tháng 8/2022. Lũy kế 8 tháng, kim ngạch xuất khẩu vật tư nông nghiệp đạt 1,32 tỷ USD, giảm 21,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhập khẩu nhóm ngành hàng này trong 8 tháng tiêu tốn 4,72 tỷ USD, giảm 12,8% so với cùng kỳ năm 2022. Như vậy, xét về nhóm các mặt hàng vật tư nông nghiệp, đang nhập siêu tới 3,4 tỷ USD.

Nhóm vật tư nông nghiệp là các sản phẩm đầu vào của sản xuất nông nghiệp, bao gồm giống cây trồng, giống vật nuôi, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học, chất xử lý, cải tạo môi trường trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản. Trong đó, phân bón là loại vật tư nông nghiệp quan trọng số 1 đối với sản xuất nông nghiệp, bởi chiếm tỷ trọng cao nhất trong giá thành của trồng trọt, trong khi ngành trồng trọt hiện đang chiếm từ 64-68% trong tổng giá trị sản xuất của toàn ngành nông nghiệp. 

Trong 7 tháng năm 2023 cả nước xuất khẩu 942.576 tấn phân bón các loại, tương đương 391,05 triệu USD; giảm 15% về khối lượng, giảm 45,8% về kim ngạch và giảm 36,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022. Phân bón của Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Campuchia, chiếm trên 36% tổng khối lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu, tiếp theo là thị trường Malaysia và Hàn Quốc. Trong khi đó, trong 7 tháng năm 2023, lượng phân bón nhập khẩu của cả nước đạt gần 2,01 triệu tấn, trị giá trên 674,81 triệu USD. So với cùng kỳ năm ngoái, nhập khẩu phân bón tăng 2,8% về khối lượng, nhưng giảm 26,3% về kim ngạch.

Hiện nay, nông dân đang nỗ lực tuân thủ các quy trình canh tác VietGAP, GlobalGAP để nông sản đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe nhất của thế giới, thì tình trạng phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật kém chất lượng vẫn được bán phổ biến trên thị trường các vùng nông thôn. Một trong những nguyên nhân là phần lớn các cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp hoạt động dưới hình thức hộ gia đình, nhiều cơ sở kinh doanh không có bảng biển, địa điểm bán cố định, do đó, việc kiểm tra, xử lý rất khó khăn.

Cùng với đó, chế tài xử phạt các vi phạm về sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe. Việc áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về vật tư nông nghiệp trong thực tế sản xuất, quản lý chưa nhiều. Nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị và kinh phí phục vụ công tác quản lý vật tư nông nghiệp chưa được quan tâm đúng mức. Điều này dẫn đến tình trạng vật tư nông nghiệp giả, kém chất lượng, hết hạn sử dụng, vi phạm nhãn mác, việc sử dụng hóa chất, các chất kích thích sinh trưởng vượt mức cho phép vẫn còn diễn ra, rất khó chấm dứt.

Lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra hoạt động kinh doanh vật tư nông nghiệp, kiểm soát chặt chẽ đầu vào trong sản xuất nông nghiệp. 

Tỉnh Vĩnh Phúc hiện có 630 cơ sở kinh doanh, buôn bán vật tư nông nghiệp là giống cây trồng, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV). Với diện tích gieo trồng cây hằng năm của tỉnh khoảng 85.000 ha, nhu cầu sử dụng khoảng 100 tấn thuốc BVTV, 70.000 tấn phân bón các loại.

Để kiểm soát chặt chẽ chất lượng đầu vào phục vụ sản xuất nông nghiệp, 6 tháng đầu năm 2023, ngành nông nghiệp đã phối hợp với các ngành chức năng kiểm tra 173 cơ sở sản xuất, kinh doanh buôn bán vật tư nông nghiệp phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi. Đồng thời tiến hành kiểm tra hơn 100 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, sản phẩm xử lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản; hậu kiểm tại 17 cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm, lấy 32 mẫu thực phẩm để kiểm tra các chỉ tiêu về an toàn thực phẩm theo hồ sơ tự công bố an toàn thực phẩm của cơ sở.

Xác định vật tư nông nghiệp đóng vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần bảo đảm phát triển nông nghiệp hiệu quả, bền vững, Chi cục Thực vật và Bảo vệ thực vật Vĩnh Phúc đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khuyến cáo bà con nông dân sử dụng các loại vật tư nông nghiệp trong danh mục được phép sử dụng tại Việt Nam; ưu tiên sử dụng thuốc BVTV sinh học, thảo mộc. Phối hợp với các ngành chức năng tăng cường kiểm tra, thanh tra theo chuyên ngành, đột xuất, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong kinh doanh phân bón như: Không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của hàng hóa, nhãn hàng hóa, niêm yết giá; việc thực hiện các quy định về chất lượng hàng hóa, chứng nhận, công bố hợp quy…..

Theo thống kê của ngành nông nghiệp, trên địa bàn tỉnh Thái Bình hiện có 6 cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y; trên 800 tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi; một nhà máy sang chai đóng gói thuốc BVTV; 5 đơn vị sản xuất phân bón; trên 2.100 tổ chức, cá nhân, kinh doanh phân bón, thuốc BVTV; 6 công ty sản xuất giống cây trồng; trên 580 tổ chức, cá nhân kinh doanh giống cây trồng. Năm 2022, qua thanh tra, kiểm tra, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát hiện 41 trường hợp vi phạm. Các lỗi vi phạm chủ yếu ở kinh doanh phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y chưa phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố, áp dụng; vi phạm điều kiện kinh doanh VTNN; không thực hiện kê khai trong chăn nuôi theo quy định.

Đội Quản lý thị trường trên địa bàn tỉnh Gia Lai kiểm tra hoạt động kinh doanh vật tư nông nghiệp chủ yếu là phân bón. 

Toàn tỉnh Gia Lai hiện có 550 nghìn ha cây trồng các loại. Theo đó, nhu cầu vật tư nông nghiệp rất lớn. Mỗi năm, tỉnh cần khoảng 3,5 triệu tấn phân bón, trên 1.500 tấn thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), 9.000 tấn lúa giống, hơn 800 tấn bắp giống, 900 triệu khoai mì giống, 245 triệu hom mía giống và nhiều loại giống cây trồng khác. Để sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả, công tác quản lý các cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp luôn được ngành chức năng và chính quyền các địa phương chú trọng. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm trong sản xuất kinh doanh giống cây trồng, phân bón, thuốc BVTV vẫn xảy ra. Đặc biệt, việc kinh doanh giống cây trồng không rõ nguồn gốc xuất xứ, sản xuất giống cây trồng không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật đã gây ảnh hưởng đến người sản xuất.

Toàn tỉnh có 803 cơ sở kinh doanh phân bón, thuốc BVTV; 135 cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi; 69 cơ sở kinh doanh thuốc thú y; 242 cơ sở sản xuất kinh doanh cây giống. Năm 2022, Thanh tra Sở đã tổ chức 5 cuộc thanh tra chuyên ngành tại 465 cơ sở. Qua thanh tra, kiểm tra, đơn vị đã xử phạt hành chính 74 cơ sở với tổng số tiền 306,65 triệu đồng. Thời gian tới, Chi cục tiếp tục tham mưu giúp Sở NN&PTTNT kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất kinh doanh giống cây trồng, phân bón, thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh; tuyên truyền, hướng dẫn tổ chức lại sản xuất, thực hiện chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm để quản lý tốt việc sử dụng phân bón, thuốc BVTV, giống cây trồng. Bên cạnh đó, khuyến cáo người dân hạn chế sử dụng phân bón vô cơ và thuốc BVTV hóa học để bảo vệ sức khỏe cho cả người sản xuất, người tiêu dùng và bảo vệ môi trường sinh thái; vận động nông dân tăng cường sử dụng các phế phụ phẩm nông nghiệp để làm phân bón và các chế phẩm sinh học. 

Trong những tháng cuối năm, để đạt được mục tiêu của ngành Nông nghiệp đặt ra, Bộ NN&PTNT yêu cầu các đơn vị chuyên môn đề xuất các giải pháp đáp ứng, bảo đảm các yêu cầu mới về sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ nông sản, gắn với việc tuân thủ cam kết chống phá rừng; quan tâm công tác khuyến nông, quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm; quản lý tốt việc cấp mã vùng trồng, vùng nuôi, hỗ trợ bảo hộ nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc.

 

 

Lê Hiền

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline