Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 19/01/2025 09:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Chủ nhật, 19/01/2025

Tăng cường hợp tác quốc tế trong khai thác, bảo tồn di sản

Thứ năm, 01/08/2024 14:08

TMO - UBND tỉnh Quảng Bình cho biết, tỉnh Quảng Bình và tỉnh Khăm Muồn (Lào) đã xây dựng hồ sơ trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đề cử Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng và Vườn quốc gia Hin Nậm Nô là Di sản thiên nhiên thế giới liên biên giới.

Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Bình, Việt Nam) và Vườn quốc gia Hin Nậm Nô (tỉnh Khăm Muồn, Lào) có vị trí liền kề nhau tại trung tâm dãy Trường Sơn và cùng nằm trong khối đá vôi có diện tích lớn nhất Đông Nam Á. Việc hợp tác, liên kết hai Vườn quốc gia này thành di sản thiên nhiên thế giới xuyên biên giới sẽ làm tăng diện tích và quy mô; đồng thời tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị giữa hai nước Việt-Lào; nâng cao công tác bảo vệ, bảo tồn và khai thác di sản xuyên biên giới…  

Vườn quốc gia (VQG) Phong Nha-Kẻ Bàng hai lần được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới, đây là VQG lớn nhất Việt Nam với tổng diện tích hơn 123.300ha, chứa đựng nhiều giá trị nổi bật toàn cầu về địa chất, địa mạo và đa dạng sinh học. Đây là khu vực karst rộng lớn nhất trên toàn cầu, có lịch sử hình thành cách đây hơn 400 triệu năm, với đầy đủ các giai đoạn phát triển chính của vỏ trái đất. Đồng thời có hơn 1.000 hang động, trong đó có 425 hang động đã được khảo sát, đo vẽ; có hệ động thực vật vô cùng đa dạng và phong phú với 2.953 loài thực vật, 1.394 loài động vật. Trong đó, có 43 loài mới phát hiện cho khoa học và nhiều loài quý hiếm, loài chỉ thị cho hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi…

VQG Phong Nha-Kẻ Bàng chứa đựng nhiều giá trị nổi bật toàn cầu về địa chất, địa mạo và đa dạng sinh học.

Trong khi đó, Hin Nậm Nô là VQG thuộc huyện Bua La Pha, tỉnh Khăm Muồn, có tổng diện tích hơn 82.000ha. Với hệ sinh thái phong phú nằm trên núi đá vôi liên hoàn, đây là nơi cư trú của đa dạng các loài động thực vật, các loài động vật quý hiếm và nhiều hang động đẹp. Hai khu vực này có vị trí liền kề nhau, tiếp giáp bởi hệ thống núi đá vôi trên tuyến biên giới của hai nước Việt Nam-Lào. 

Theo đánh giá, VQG Hin Nậm Nô tương đồng với VQG Phong Nha - Kẻ Bàng về mọi mặt nên có tiềm năng lớn về du lịch hang động, mạo hiểm, sinh thái, cộng đồng dân cư bản địa. Một số hang động lớn có khả năng đưa vào khai thác du lịch là Nangen, Vua, Trời, Konglor, Xebangpha… Trong đó có hang động dài hơn 5km theo sông Xe Bangfai. Vì vậy, nếu Hin Nậm Nô và Phong Nha-Kẻ Bàng kết hợp thành liên vườn quốc gia sẽ tạo thành một trong những vùng núi đá vôi rộng nhất thế giới.

Về du lịch, Vườn chung này cũng sẽ trở thành những điểm đến lớn có sức thu hút với du khách nước ngoài trong khám phá hang động, nghiên cứu địa chất địa mạo và đa dạng sinh học… cũng như lập các tour du lịch xuyên biên giới. UBND tỉnh Quảng Bình và tỉnh Khăm Muộn (Lào) đã thống nhất chuẩn bị hồ sơ đề cử VQG Hin Nậm Nô là Di sản thế giới liên biên giới với VQG Phong Nha - Kẻ Bàng gửi đến tổ chức UNESCO.

Theo đó, một bản đồ hiện trạng phục vụ hồ sơ đề cử cũng được sớm chuẩn bị chu tất với tỷ lệ 1/50.000, đồng nhất với tỷ lệ bản đồ tại Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới giữa Việt Nam và Lào, đồng nhất với tỷ lệ bản đồ của hồ sơ Di sản thế giới VQG Phong Nha - Kẻ Bàng năm 2015. Bản đồ đề xuất di sản được sử dụng hệ tọa độ quốc tế và lập theo hướng dẫn của Ủy ban Di sản thế giới. Hai tỉnh cũng thống nhất việc rà soát về dữ liệu đường biên giới và mốc quốc giới đoạn trùng với ranh giới của VQG Phong Nha - Kẻ Bàng và VQG Hin Nậm Nô nhằm thống nhất bản đồ trước khi gửi các Bộ, ngành trung ương xem xét trình Chính phủ hai nước thông qua để làm cơ sở để trình hồ sơ di sản.  

VQG Hin Nậm Nô của Lào có tiềm năng lớn về du lịch tự nhiên. 

Thời gian qua, VQG Phong Nha-Kẻ Bàng và VQG Hin Nậm Nô đã đẩy mạnh hợp tác nhằm từng bước nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo tồn các giá trị đa dạng sinh học và cảnh quan liên biên giới giữa 2 khu vực. Trong đó, chú trọng đến các hoạt động hợp tác, như: Học tập kinh nghiệm, nâng cao năng lực quản lý; xây dựng tầm nhìn, lộ trình và mục tiêu hợp tác chung; xây dựng kế hoạch về hợp tác liên biên giới; triển khai các hoạt động tăng cường hợp tác liên ngành trong quản lý bảo vệ rừng VQG Phong Nha- Kẻ Bàng ở khu vực biên giới; các hoạt động hợp tác chung. 

Thời gian tới, hai bên tiếp tục trao đổi kinh nghiệm về việc tổ chức triển khai và đánh giá kết quả của chương trình hoạt động trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học tiến tới việc phát triển và thực hiện cơ chế bảo tồn đa dạng sinh học phù hợp và hiệu quả giữa hai VQG; tiếp tục xây dựng chương trình phối hợp trong công tác nghiên cứu đa dạng sinh học các loài mới phát hiện, loài đặc hữu, loài động thực vật quý hiếm bị cấm... trên tinh thần độc quyền nghiên cứu khoa học (tài sản trí tuệ) và quy định phê duyệt của mỗi nước và báo cáo hoạt động từng giai đoạn của kế hoạch;

Bên cạnh đó, tổ chức cuộc họp báo cáo về tình hình thực thi pháp luật, việc tuần tra tại đường biên giới của hai bên và trao đổi kinh nghiệm trong công tác giám sát, kiểm soát, phòng chống có hiệu quả các hoạt động khai thác, vận chuyển, săn bắt, buôn bán động vật hoang dã trái phép trên địa bàn của mỗi bên; nâng cao tuyên truyền, phổ biến bảo tồn đa dạng sinh học cho cộng đồng người dân tại khu vực biên giới giữa hai tỉnh. 

Đồng thời, phối hợp xuất bản sách, ấn phẩm chung của hai VQG và các sản phẩm phục vụ công tác truyền thông, quảng bá gắn liền với các hoạt động của hai bên; tổ chức các đoàn cán bộ học tập, trao đổi chia sẻ kinh nghiệm về việc tổ chức thực hiện và quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học, du lịch sinh thái, sinh kế địa phương; xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động du lịch thiên nhiên và du lịch sinh thái chung; phối hợp với nước thứ ba để khai thác tiềm năng thế mạnh về du lịch thiên nhiên bền vững.

Ban Quản lý VQG Phong Nha-Kẻ Bàng sẵn sàng, tiếp tục chia sẻ kinh nghiệm về công tác quản lý, bảo tồn, phát triển du lịch, sinh kế bền vững, nghiên cứu khoa học; tiếp tục đề nghị mở rộng sự hợp tác với VQG Na Kai-Nậm Thơm trong công tác quản lý, bảo tồn rừng, bảo tồn đa dạng sinh học ở khu vực tiếp giáp với VQG Phong Nha- Kẻ Bàng và VQG Hin Nậm Nô; trao đổi kinh nghiệm và hỗ trợ việc đề cử VQG Hin Nậm Nô thành Di sản thiên nhiên thế giới liên biên giới với VQG Phong Nha-Kẻ Bàng; các thủ tục hồ sơ để hai VQG hoàn thành đăng ký Danh lục Xanh; VQG Hin Nậm Nô ủng hộ VQG Phong Nha-Kẻ Bàng tham gia vào các diễn đàn, tiến trình xây dựng hồ sơ dự trữ sinh quyển thế giới của VQG Phong Nha-Kẻ Bàng.../.  

 

 

Lê Oanh

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline