Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 19/04/2024 13:04

Tin nóng

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Thứ sáu, 19/04/2024

Tăng cường biện pháp bảo vệ các đàn voi hoang dã tại Đắk Lắk

Thứ tư, 29/06/2022 21:06

TMO - Tỉnh Đắk Lắk đang tiến hành tham vấn các bên liên quan nhằm hoàn thiện Đề án đeo vòng cổ có gắn định vị GPS giám sát voi hoang dã trên địa bàn tỉnh.

Ngày 29/6, tại thành phố Buôn Ma Thuột, Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk phối hợp với tổ chức Hội thảo Tham vấn các bên liên quan nhằm hoàn thiện Đề án đeo vòng cổ có gắn định vị GPS giám sát voi hoang dã tại tỉnh.

Theo đó, dự án có kinh phí là hơn 2,2 tỷ đồng do tổ chức WWF tài trợ. Dự án sẽ tập huấn kỹ thuật giảm thiểu xung đột voi - người cho ít nhất 15 cán bộ chủ chốt để tập huấn lại cho các nhóm cộng đồng; Tập huấn 2 nhóm ở huyện Buôn Đôn, 2 nhóm ở huyện Ea Súp và thành lập mới 1 nhóm hành động giảm thiểu xung đột voi - người dựa vào cộng đồng ở buôn Đrang Phốk (huyện Buôn Đôn); Hỗ trợ kinh phí và kỹ thuật cho Trung tâm bảo tồn Voi cứu hộ voi hoang dã bị thương. 

Việc gắn thiết bị GPS trên voi là nhằm thiết lập cơ sở dữ liệu về mật độ quần thể loài và hành lang di chuyển của voi hoang dã; phối hợp chặt chẽ với cộng đồng địa phương nhằm giảm thiểu xung đột voi - người; bảo tồn có hiệu quả quần thể voi hoang dã lớn nhất cả nước tại tỉnh Đắk Lắk.

Tỉnh Đắk Lắk tham vấn các bên liên quan nhằm hoàn thiện Đề án đeo vòng cổ có gắn định vị GPS giám sát voi hoang dã tại tỉnh. Ảnh: DL Yok Đôn 

Theo ông Trần Xuân Phước, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn voi, cứu hộ động vật và quản lý bảo vệ rừng ( Sở NN&PTNT) tỉnh Đắk Lắk cho biết, ở khu vực biên giới, có khoảng 80 - 100 con voi hoang dã. Mới đây, Tổ chức động vật châu Á lấy mẫu phân để phân tích số lượng thì còn có 48 con voi hoang dã.

Trong bối cảnh có sự biến động lớn về sự xuất hiện, thói quen di chuyển bất thường của các đàn voi hoang dã tại tỉnh Đắk Lắk trong 3 năm trở lại đây, các chuyên gia cho rằng, việc gắn định vị GPS đối với các đàn voi hoang dã là rất cần thiết.

Điều này, tạo điều kiện trong việc nắm bắt được tập tính di chuyển, hành lang, địa bàn voi có thể di chuyển đến nhằm phục vụ kế hoạch bảo tồn voi cũng như thiết lập các hệ thống cảnh báo sớm đến cộng đồng, giảm thiểu tác động tiêu cực do voi hoang dã gây ra và ngược lại. 

Trước đó, nhằm giảm thiểu xung đột giữa voi và con người, Trung tâm Bảo tồn voi, cứu hộ động vật và quản lý, bảo vệ rừng tỉnh Đắk Lắk và Vườn Quốc gia Yok Đôn đã tổ chức các đợt khảo sát, theo dõi sự di chuyển của voi hoang dã tại khu vực này.

Tuy nhiên, các đợt khảo sát cũng chỉ thực hiện được vài lần trong một số năm nhất định. Việc hiểu các mô hình di chuyển của voi hoang dã vẫn chủ yếu dựa vào các địa điểm đã xảy ra xung đột giữa voi và con người; chưa hiểu đầy đủ cách thức sinh sống và di chuyển của voi hoang dã tại khu vực và vùng đệm của Vườn Quốc gia Yok Đôn và khi nào voi rừng di chuyển sang khu vực biên giới với Campuchia…

Nhằm thực hiện có hiệu quả việc gắn định vị GPS cho voi hoang dã, Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam đã phối hợp với Trung tâm Bảo tồn voi, cứu hộ động vật và quản lý bảo vệ rừng, Vườn Quốc gia Yok Đôn và các sở, ngành liên quan tiến hành từ đánh giá tiền khả thi đến xây dựng đề án và đến nay đã nhận được sự ủng hộ của UBND tỉnh Đắk Lắk để nghiên cứu hoàn thiện đề án.

Đặc biệt, đối với các vấn đề liên quan đến pháp luật hay ảnh hưởng đến việc quản lý biên giới, đề án đã đánh giá, đưa ra giải pháp tìm kiếm nhà cung cấp dịch vụ ở Việt Nam có chức năng nhập khẩu các trang thiết bị kỹ thuật phục vụ đề án nhằm đảm bảo việc kiểm tra, giám sát các trang thiết bị cũng như bảo đảm đúng quy định đối với pháp luật Việt Nam và các cam kết quốc tế

Gắn định vị GPS cũng là cách mà một số nước có voi như Ấn Độ, Sri lanka… đã làm để bảo tồn và phát triển quần thể voi hoang dã. Nếu đề án được phê duyệt, thực hiện, Việt Nam cần học hỏi kinh nghiệm và có sự hỗ trợ của các chuyên gia bảo tồn động vật hoang dã của nước ngoài, đặc biệt đối với loài voi.

 

Thanh Huyền 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline