Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 19/01/2025 21:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Chủ nhật, 19/01/2025

Sử dụng tiết kiệm nguồn nước chống hạn cho cây trồng

Thứ ba, 16/04/2024 14:04

TMO - Nhiều hồ chứa thủy lợi nhỏ ở khu vực Tây Nguyên đã ở mực nước chết, hàng nghìn ha cây trồng đang bị thiếu nước, nguy cơ chết khô. Thực tế này, đòi hỏi các địa phương phải sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nước trong khi chờ mưa tới.   

Khu vực Tây Nguyên có diện tích cây trồng (chủ yếu là cây trồng lâu năm) nằm ngoài vùng phụ trách tưới chủ động của các công trình thủy lợi tương đối lớn, chiếm trên 70% diện tích canh tác. Hiện trong vùng có 606/1.303 hồ chứa có dung tích dưới 50% dung tích thiết kế; trong đó một số hồ nhỏ dưới mực nước chết gồm: Kon Tum (10 hồ), Gia Lai (2 hồ), Đắk Lắk (43 hồ), Đắk Nông (26 hồ), Lâm Đồng (22 hồ).

Theo Cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT), mùa khô trong khu vực này kéo dài đến hết tháng 4/2024. Dự báo, cuối mùa khô, tình trạng hạn hán, thiếu nước nguy cơ tiếp tục xảy ra tại một số các công trình hồ chứa nhỏ, đập dâng và vùng ngoài công trình thủy lợi phụ trách tưới với tổng diện tích bị ảnh hưởng khoảng 15.000 - 26.000 ha, chiếm khoảng từ 1-2% diện tích gieo trồng. 

Nhiều hồ chứa thủy lợi nhỏ tại các địa phương trong khu vực Tây Nguyên đã ở mực nước chết. Ảnh:TA. 

Để ứng phó với nắng nóng, khô hạn, Cục Trồng trọt nhấn mạnh, nông dân cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật tưới nước tiết kiệm kết hợp với thảm phủ, bón phân cân đối để giảm thiểu tối đa thoát hơi nước trên vườn cà phê, hồ tiêu. Đặc biệt là không được cưa cây che bóng, cây đai rừng đã có ở các vườn cà phê ghép cải tạo hoặc cưa đốn phục hồi. Các địa phương cần tổ chức quản lý chặt chẽ nguồn nước, vận hành hợp lý các công trình, điều tiết nước theo từng giai đoạn phù hợp với yêu cầu cây trồng. 

Các tỉnh quán triệt đến từng địa phương cụ thể về khả năng đảm bảo của nguồn nước, không sản xuất diện tích vượt quá năng lực phục vụ của công trình thủy lợi, chuyển đổi mùa vụ và cơ cấu cây trồng tại những nơi có khả năng thiếu nước. Địa phương cần phân loại diện tích và các loại cây trồng để có thứ tự ưu tiên cấp nước tưới, rút ngắn thời gian các đợt tưới, thực hiện tưới luân phiên, tưới ẩm. 

Tại tỉnh Đắk Lắk, nhiều hồ chứa thủy lợi nhỏ ở tỉnh đã ở mực nước chết. Nhiều diện tích cây trồng đang bị hạn hán, thiếu nước, nguy cơ chết khô. Thực tế này đòi hỏi các địa phương trên địa bàn tỉnh cần triển khai các giải pháp tiết kiệm nguồn nước. Toàn tỉnh Đắk Lắk có 858 công trình thủy lợi, trong đó có 619 hồ chứa, 161 đập dâng, 78 trạm bơm. Hiện diện tích cây trồng đảm bảo tưới chủ động là 151.616ha, chỉ đạt 22,96%. Theo số liệu của Chi cục Thủy lợi, tính đến thời điểm hiện tại có 44 hồ đã cạn nước; 139 hồ có dung tích dưới 50%; 135 hồ có dung tích từ 50% đến dưới 70%; 127 hồ có dung tích trên 70%.

Trong đó, thống kê của của Công ty TNHH MTV Quản lý công trình Thủy lợi tỉnh Đắk Lắk, đến ngày 9/4/2024 trong 352 công trình thủy lợi do đơn vị này quản lý đã có 28 hồ chứa cạn kiệt nguồn nước không còn khả năng bơm tưới; 83 hồ chứa có dung tích dưới 50%; chỉ còn 14 hồ chứa đạt mức nước dâng bình thường… Thời gian tới, nếu hạn hán còn kéo dài, nguy cơ thiếu nước sản xuất sẽ kéo sang cả vụ Hè Thu.

Trong đó, hồ Vụ Bổn huyện Krông Pắc được thiết kế tưới cho 400 ha cây trồng hiện nay  hồ đã xuống dưới mực nước chết và mực nước địa hình còn khả năng bơm được hai đợt nữa (đến hết tháng 4) sẽ cạn kiệt. Hồ thủy lợi Ea Blang tại thị xã Buôn Hồ được thiết kế để tưới cho hơn 160 ha cây trồng (trong đó có hơn 100 ha cây công nghiệp) nhưng đã cạn kiệt nguồn nước.

Trước tình trạng thiếu hụt nguồn nước nghiêm trọng, Cục Trồng trọt khuyến cáo các địa phương cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật tưới nước tiết kiệm, để đảm bảo nguồn nước chống hạn cho cây trồng. 

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk, toàn tỉnh có khoảng 655.000 ha đất canh tác nông nghiệp (lớn nhất cả nước). Từ năm 2014 - 2023, hạn hán thường xuyên xảy ra trên địa bàn khiến khoảng 299.755 ha cây trồng các loại bị hạn với gần 30.000 ha bị mất trắng; thiệt hại ước tính 6.980 tỷ đồng. Việc các công trình thủy lợi nhỏ, lòng hồ bị bồi lắng; vùng không có công trình, vùng nghèo nước ngầm như các huyện Cư M’gar, Ea Súp, Krông Pắc, Krông Bông, Buôn Đôn, Ea Kar, Krông Búk, Krông Năng... với khoảng 8.000 ha cây trồng các loại bị ảnh hưởng.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk cho biết, trước dự báo tình hình diễn biến hạn hán của các cơ quan chuyên môn, Sở đã tham mưu UBND tỉnh ban hành phương án ứng phó thiên tai năm 2024 trên địa bàn. Đồng thời, Sở triển khai kế hoạch kiểm tra, đánh giá tình hình thực tế các hồ, đập thủy lợi và hoạt động sản xuất của nhân dân để kịp thời có giải pháp ứng phó với hạn hán kéo dài, đảm bảo sản xuất cây trồng cho nhân dân.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khuyến cáo, các địa phương cần cấp bách triển khai biện pháp chống hạn theo phương án đã được UBND tỉnh ban hành. Trong đó, tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người dân chủ động tích trữ nước, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nước, điện, triệt để chống thất thoát, lãng phí nước; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thời vụ, sử dụng giống ngắn ngày, chịu hạn. 

Đối với cây trồng dài ngày, có giá trị kinh tế cao, người dân cần tăng cường áp dụng các kỹ thuật canh tác nông nghiệp tiên tiến, công nghệ cao, tiết kiệm nước. Các địa phương đánh giá nguồn nước dự trữ tại các hồ chứa nước, công trình thủy lợi trên địa bàn, tính toán cân bằng nước để có phương án sử dụng hợp lý, ưu tiên sử dụng nguồn nước tại các sông, suối trước; sau đó đến các nguồn nước ao, hồ tạm, rồi đến nguồn nước tại các hồ chứa công trình thủy lợi, thủy điện.

Theo thống kê, cả nước hiện có 182 hồ chứa thủy lợi nhỏ bị cạn nước do ảnh hưởng của hạn hán, thiếu nước. Theo Cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), hiện nay các hồ chứa thủy lợi ở khu vực Bắc Bộ đạt 57% dung tích thiết kế, khu vực Bắc Trung Bộ đạt 59%, Nam Trung Bộ đạt 66%, Tây Nguyên đạt 40% và Đông Nam Bộ đạt 56%.Qua thống kê, tại các khu vực Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ hiện có 182 hồ chứa thủy lợi nhỏ bị cạn nước do ảnh hưởng của hạn hán, thiếu nước. Trong đó, vùng Bắc Trung Bộ có 50 hồ, Nam Trung Bộ 28 hồ, Tây Nguyên 103 hồ…Ngoài ra, có hơn 10 nghìn hecta cây trồng bị ảnh hưởng bởi hạn hán, xâm nhập mặn, thiếu nước. Trong đó, các tỉnh Bình Phước 9.115ha, Bình Thuận 365ha, Sóc Trăng 621ha, Gia Lai 168ha…

Để bảo vệ cây trồng trước tình trạng hạn hán, thiếu nước, Cục Trồng trọt có công văn đề nghị các địa phương khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ chủ động áp dụng các biện pháp kỹ thuật tưới nước tiết kiệm, sử dụng các vật liệu che phủ đất hoặc thảm thực vật nhằm tránh nắng nóng, giảm thoát hơi nước. Đồng thời trữ nước tại các hồ, đập chứa nước trong mùa mưa để sử dụng trong mùa khô, bảo đảm đủ nước tưới sản xuất; sử dụng các giống ngắn ngày, gieo tập trung nhằm tránh thời điểm hạn hán; không trồng mới cây công nghiệp, cây ăn quả trong thời gian nắng nóng, khô hạn tại các vùng thiếu nước hoặc không chủ động nước tưới. 

 

 

Minh Hường 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline