Hotline: 0941068156

Thứ năm, 09/01/2025 12:01

Tin nóng

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Trên 20 cây cổ thụ ở vườn quốc gia Côn Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam

25 tác phẩm xuất sắc được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Hội nghị Ban Chấp hành 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội

Hoà Bình: 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 09/01/2025

Sơn La: Quản lý chất lượng nông sản bằng công nghệ số

Thứ ba, 07/01/2025 06:01

TMO - Hướng tới nền nông nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, bền vững, tỉnh Sơn La đã đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ số trong quá trình sản xuất, quản lý chất lượng nông sản, đáp ứng yêu cầu hội nhập của thị trường trong nước và quốc tế...

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp nói chung và quản lý chất lượng, chế biến, tiêu thụ nông sản nói riêng để có thể truy xuất nguồn gốc sản phẩm; nâng cao giá trị kinh tế cho người sản xuất, kinh doanh... là những nội dung được ngành nông nghiệp tỉnh Sơn La chú trọng triển khai.

Với mục tiêu chuyển đổi số ngành nông nghiệp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp, hỗ trợ các địa phương, đơn vị đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo hướng thông minh, chính xác, tăng tỷ trọng nông nghiệp công nghệ số trong nền kinh tế; ứng dụng công nghệ số để tự động hóa các quy trình sản xuất, kinh doanh; quản lý, giám sát nguồn gốc, chuỗi cung ứng sản phẩm, bảo đảm minh bạch, chính xác, an toàn, vệ sinh thực phẩm; góp phần nâng cao sức cạnh tranh, đáp ứng các tiêu chuẩn xuất khẩu.

Ứng dụng công nghệ cao được các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) nông nghiệp cũng như người dân Sơn La chú trọng thực hiện. Tại HTX trên địa bàn xã Nà Bó, huyện Mai Sơn, nếu trước đây, các thành viên HTX ghi chép nhật ký sản xuất thủ công trên giấy, không thuận lợi trong việc lưu trữ nhật ký sản xuất, khi có lô hàng xuất khẩu lại mất thời gian để tìm kiếm nhật ký ghi chép sản xuất, thì giờ đây, những vấn đề đó đã được HTX giải quyết bằng việc đưa phần mềm nhật ký điện tử vào sử dụng.

Chỉ với điện thoại thông minh có kết nối internet, thành viên HTX dễ dàng cập nhật lịch sử canh tác, quản lý tốt hoạt động sản xuất và công khai minh bạch nguồn gốc, xuất xứ, nhật ký sản xuất đối với người tiêu dùng.

Việc làm này, giúp HTX kết nối, mở rộng đối tác khách hàng cung cấp sản phẩm xuất khẩu các đơn hàng sang thị trường nước ngoài. Riêng năm 2024, HTX xuất khẩu gần 1.000 tấn thanh long ruột đỏ sang thị trường Nga, Đức, Hàn Quốc, Pháp, Italy và bán hàng nghìn tấn tại thị trường nội địa. Theo đại diện HTX trên địa bàn xã Nà Bó, khi cây thanh long cho quả đến kỳ thu hoạch, ngoài gửi mẫu để chào hàng, hình ảnh của sản phẩm cũng được chuyển về đầu mối ký kết thu mua.

Bên mua chỉ cần check mã vạch, các thông số cụ thể về quy trình sản xuất, thời gian chăm sóc, thu hoạch, địa điểm của người sản xuất sẽ hiển thị đầy đủ. Bên cạnh đó, để hỗ trợ các doanh nghiệp, thời gian qua, ngành Nông nghiệp Sơn La đã triển khai hỗ trợ truy xuất nguồn gốc (tem nhãn) đối với 72 doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh.

Phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật xây dựng cơ sở dữ liệu về mã số vùng trồng toàn tỉnh đối với 205 mã số vùng trồng, 195 tài khoản nhật ký vùng trồng xuất khẩu trên hệ thống farmdiary.online; 11 tài khoản nhật ký vùng trồng lĩnh vực trồng trọt trên hệ thống cơ sở dữ liệu trồng trọt.

Đồng thời cung cấp quản lý dữ liệu 154 sản phẩm OCOP tỉnh Sơn La trên phần mềm. Đến nay, 7 huyện, thành phố đã áp dụng 2 hệ thống phần mềm truy xuất riêng biệt để truy xuất nguồn gốc cho 2 nhóm sản phẩm thuộc nông sản (OMFARM) và sản phẩm thực phẩm đã qua chế biến, đóng gói (OMFOOD).

Thiết kế và kích hoạt tem truy xuất nguồn gốc cho 15 sản phẩm của 15 cơ sở trên hệ thống phần mềm tương ứng. Hiện nay, toàn tỉnh đang duy trì 214 mã số vùng trồng, trong đó, 205 mã phục vụ xuất khẩu với diện tích gần 3.000 ha, 9 mã số vùng trồng lĩnh vực trồng trọt với diện tích 124 ha; 11 mã số đóng gói nông sản xuất khẩu.

Các sản phẩm nông sản Sơn La được sản xuất, chế biến theo công nghệ mới, đảm bảo chất lượng. (Ảnh minh hoạ: BT).

Ngoài ra, ngành Nông nghiệp thường xuyên cập nhật cơ sở dữ liệu chuyên ngành, như: Cơ sở dữ liệu giám sát đánh giá phục vụ công tác quản lý ngành (giamsatdanhgia.mard.gov.vn); hệ thống quản lý dữ liệu thống kê (thongke.mard.gov.vn); cơ sở dữ liệu cho cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành (msvt-csdg.ppd.gov.vn), phần mềm quản lý cơ sở đóng gói (cms.packinghouse.online), phần mềm quản lý mã số vùng trồng xuất khẩu (farmdiary.online)…Với mục tiêu đẩy mạnh chuyển đổi số, nhiều cơ sở sản xuất nông nghiệp đưa được sản phẩm lên sàn thương mại điện tử, ứng dụng trực tuyến, công nghệ thực tế ảo trong công tác quảng bá, xúc tiến thương mại, thương mại điện tử cho các sản phẩm, giúp mở rộng, nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp, khách hàng yên tâm sử dụng.

Nhờ đó, giá trị hàng hóa nông sản Sơn La tham gia xuất khẩu năm 2024 đạt 190 triệu USD, tăng 6,9% so với năm 2023, sản lượng nông sản tham gia xuất khẩu ước đạt 175.823 tấn. Bên cạnh những thuận lợi, việc chuyển đổi số trong quản lý mã vùng trồng, truy xuất nguồn gốc nông sản còn tồn tại một số khó khăn, như: Quy mô sản xuất chủ yếu ở quy mô nông hộ, nhỏ lẻ, manh mún và trình độ canh tác còn hạn chế, dẫn đến nhiều sản phẩm không đủ điều kiện thực hiện truy xuất.

Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin chưa đồng bộ, khiến việc thực hiện và áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc còn hạn chế về trình độ, mối liên kết giữa doanh nghiệp và người sản xuất. Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sơn La, cho biết: Ngành Nông nghiệp tiếp tục thông tin, tuyên truyền các ứng dụng trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông sản, khuyến khích các cơ sở sản xuất tiêu biểu, hệ thống phân phối uy tín ứng dụng số hóa trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo phục vụ công tác truy xuất nguồn gốc nông sản. Đồng thời, tăng cường kiểm soát chất lượng sản phẩm nông sản thông qua các hoạt động truy xuất nguồn gốc nông sản.

Điều này nhằm nâng cao nhận thức về vai trò của công tác truy xuất nguồn gốc trong quá trình sản xuất, tiêu thụ nông sản đối với người sản xuất, bảo đảm sản phẩm đáp ứng yêu cầu chất lượng và an toàn thực phẩm, bảo vệ thương hiệu các sản phẩm nông sản đã xây dựng.

Bên cạnh đó địa phương có chính sách hỗ trợ phát triển các hạ tầng công nghệ thông tin, ứng dụng các phần mềm, số hóa trong quản lý mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc nông sản. Với sự phát triển không ngừng của công nghệ, ngành nông nghiệp Sơn La đã và đang nắm bắt cơ hội, ứng dụng công nghệ vào các quy trình hoạt động, tiến tới xây dựng một nền nông nghiệp công nghệ cao, một nền nông nghiệp thông minh.

Ứng dụng công nghệ vào sản xuất, chế biến và quản lý chất lượng nông sản đóng vai trò quan trọng, mở ra cánh cửa mới cho sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp Sơn La nói riêng và cả nước nói chung. Có thể thấy, nhờ có các chính sách phát triển toàn diện, chú trọng ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số đã tạo ra sản phẩm nông sản chất lượng, nâng cao sức cạnh tranh của nông sản Sơn La trên thị trường, mang lại hiệu quả kinh tế cho nông dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

 

 

Bích Hường

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline