Hotline: 0941068156

Thứ ba, 30/04/2024 08:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ ba, 30/04/2024

Số hóa quy trình vận tải ngành đường sắt

Thứ bảy, 24/02/2024 06:02

TMO - Hiện nay, ngành đường sắt đang tích cực áp dụng khoa học công nghệ, số hoá quy trình quản lý, nâng cao hệ số vận dụng an toàn, đồng thời đóng mới các loại toa tàu đạt tốc độ cao.

Thực hiện chủ trương chuyển đổi số của Đảng và Chính phủ, thời gian qua Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã xác định mục tiêu trọng tâm đó là chuyển đổi toàn bộ các quy trình nghiệp vụ của các khối sản xuất từ việc cập nhập dữ liệu thủ công sang dữ liệu số; ứng dụng có hiệu quả các phần mềm như: lõi quản trị hàng hóa; hệ thống quản lý văn bản và điều hành Eoffice; cơ báo điện tử; mở rộng và gia tăng các dịch vụ tiện ích; tăng cường việc mở rộng việc quảng bá, truyền thông, tương tác với khách hàng trên các nền tảng số….

Để tiến tới chuyển đổi số, ngành đường sắt Việt Nam hướng tới 2 mục tiêu chính là đóng mới toa tàu đạt tốc độ cao và số hoá quản lý toa tàu nâng cao hệ số vận tải an toàn.

Đóng mới toa tàu đạt tốc độ cao

Theo Chiến lược phát triển, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2035 vừa được Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp phê duyệt, mục tiêu đến 2030 của VNR là đóng mới các loại toa tàu đạt vận tốc 120 km/giờ và số hóa quản lý toa tàu để nâng cao hệ số vận tải an toàn. Thông tin từ Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, hiện công ty đang áp dụng công nghệ quản lý đầu máy, toa xe nhằm đảm bảo chất lượng, an toàn phương tiện khi vận dụng chạy tàu.

Để đạt được mục tiêu này, VNR phải tập trung phát triển công nghiệp chế tạo, đóng mới toa tàu phục vụ nhu cầu vận tải đạt vận tốc tối đa 120 km/giờ, tự chủ với mức tỷ lệ nội địa hóa 100% đối với toa tàu hàng và trên 80% đối với toa tàu khách. Cụ thể, về đầu máy, định hướng phát triển công nghiệp lắp ráp đầu máy sử dụng năng lượng sạch cho các tuyến cũ và sức kéo điện cho các tuyến mới điện khí hóa; nghiên cứu phát triển đoàn tàu tự hành (EMU); hoàn thiện công nghệ lắp ráp đầu máy với tỷ lệ nội địa hóa từ 25 - 40% và tiến tới chủ động sản xuất đầu máy.

Đường sắt áp dụng hệ thống quản trị vận tải qua mạng, số hóa phương tiện... (Ảnh: minh họa) 

Về toa tàu, VNR tập trung phát triển công nghiệp chế tạo, đóng mới toa tàu cung cấp cho tiêu dùng trong nước, hướng tới xuất khẩu sang các nước trong khu vực, trong đó mục tiêu trọng tâm là các loại toa tàu đạt vận tốc tối đa 120 km/giờ; đồng thời, nâng cấp khoảng 100 đầu máy, khoảng 1.800 toa tàu hàng các loại và tăng hiệu suất vận dụng đầu máy, quay vòng toa tàu.

Hiện thực hóa các mục tiêu, VNR đề ra các giải pháp đồng bộ, trong đó, hoàn thành đúng tiến độ các dự án trọng điểm về đầu tư phương tiện vận tải giai đoạn 2021 - 2025; nghiên cứu, triển khai phương án huy động vốn để đầu tư đầu máy toa tàu, phương tiện đường sắt phù hợp với nhu cầu vận tải, tiến độ triển khai hạ tầng đường sắt của Nhà nước khi thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26 và phù hợp với quy định pháp luật về niên hạn, an toàn phương từ năm 2020, VNR đã chỉ đạo các doanh nghiệp thành viên nghiên cứu sản xuất toa tàu khách cao cấp đạt tốc độ kỹ thuật 120 km/giờ, vận hành trung bình ở tốc độ 100 km/giờ, đáp ứng yêu cầu phát triển của Đường sắt Việt Nam và chủ động đón nhận những nhiệm vụ mới đặt ra của đường sắt tốc độ cao.

Số hoá quản lý toa tàu nâng cao hệ số vận tải an toàn

Bên cạnh mục tiêu đóng mới toa tàu tốc độ cao phục vụ phát triển ngành, đáp ứng yêu cầu vận tải ngày càng cao của hành khách, VNR từ năm 2024 sẽ tập trung áp dụng hệ thống lõi quản trị vận tải qua mạng, số hóa toàn bộ quá trình vận tải, phương tiện, nâng cao an toàn vận dụng phương tiện

Cụ thể, các thông tin về phương tiện, thương vụ vận tải hàng hóa được các đơn vị, doanh nghiệp cập nhật liên tục trên hệ thống mạng sau khi hoàn thành chạy tàu; đảm bảo lưu trữ dữ liệu chính xác, đầy đủ các thông số kỹ thuật của các toa tàu, đầu máy, mác tàu, thành phần đoàn tàu, ga lập tàu, ga giải thể theo kế hoạch, số điện thoại đầu máy, tên lái tàu, trưởng tàu, điện thoại trưởng tàu... Bên cạnh đó, các vị trí nhân lực giám sát, kiểm tra, khám toa tàu ngoài hiện trường có trách nhiệm nhập trạng thái kỹ thuật toàn bộ toa tàu vào hệ thống sau khi "khám", sửa chữa toa xe; thời gian toa tàu vào, ra xưởng; ngày đăng kiểm, địa điểm sửa chữa...

Quy trình này sau khi được số hóa sẽ trở thành dữ liệu dùng chung của VNR và các cơ quan hợp tác, sử dụng dữ liệu. Chỉ cần "click" vào mác tàu sẽ ra hàng loạt thông số chi tiết từng toa tàu trong đoàn tàu như: Số hiệu, chủng loại toa tàu, doanh nghiệp sản xuất toa tàu, chức năng toa tàu vận tải hàng hóa, vận tải khách. Đồng thời, các đơn vị liên quan có thể căn cứ vào dữ liệu số hóa để yêu cầu toa xe bảo dưỡng định kỳ. Trong trường hợp toa xe đang sử dụng có vấn đề về chất lượng hay chất lượng không đảm bảo có thể tra cứu được ngay đơn vị thực hiện để kiểm tra, xử lý.

Với quản lý toa xe, thông qua hệ thống, chỉ cần đưa con trỏ vào vị trí toa xe nào trong thành phần đoàn tàu đang hiện trên màn hình, sẽ hiện ra các thông số kĩ thuật, trong đó có số km đã chạy.  Bộ phận liên quan có thể dựa vào thông số này để yêu cầu kiểm tra định kỳ từ đó đảm bảo an toàn trong quá trình hoạt động.

Với bộ phận điều độ, cũng trên màn hình có thể theo dõi được đoàn tàu đang ở ga hay đã xuất phát, đang chạy khu gian nào. Trường hợp tàu xảy ra sự cố, tai nạn tại khu vực không có sóng điện thoại, lái tàu, trưởng tàu không thể báo các bộ phận liên quan thì có nhân viên điều độ theo dõi trên màn hình; nếu thấy tàu chưa đến ga kế tiếp theo biểu đồ (với thời gian đến cụ thể) có thể gọi điện báo cho các bộ phận liên quan như điều độ, trực ban ga, đơn vị bảo trì để kiểm tra, giải quyết nếu cần.

Việc đẩy mạnh khoa học công nghệ, ứng dụng hệ thống lõi quản trị vận tải qua mạng, số hóa toàn bộ quá trình vận tải, phương tiện, nâng cao an toàn vận dụng phương tiện của ngành đường sắt Việt Nam mang đến những hiệu quả tích cực, giúp sớm phát hiện ra những “bất thường” gây mất an toàn. Qua đó góp phần ngăn ngừa và giảm thiểu các tai nạn do duy tu, sửa chữa, bảo hành không kịp thời. Cùng với đó giảm sức lao động của con người, lưu trữ dữ liệu đồng bộ, mở ra hướng phát triển bứt phá cho ngành đường sắt Việt Nam trong thời gian tới.

 

 

Mỹ Duyên 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline