Hotline: 0941068156

Thứ năm, 12/09/2024 12:09

Tin nóng

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Quảng Bình: Cây gạo cổ thụ hơn 500 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tân Sơn (Phú Thọ): Hai cây chò chỉ hơn nghìn năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Hóa: Cây muỗm cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hàng nghìn cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính năm 2024

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Đánh giá kỹ tác động của chính sách

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Nước khoáng, nước nóng thiên nhiên là khoáng sản nằm trong nhóm III

Sạt lở vùng ĐBSCL: Kiên quyết di dời dân ra khỏi vùng nguy cơ cao

Thứ năm, 12/09/2024

Số hóa di tích, tăng trải nghiệm cho khách du lịch

Thứ hai, 02/09/2024 08:09

TMO - Trong nỗ lực bảo tồn và truyền tải những giá trị văn hoá, di sản của cố đô Huế cho những thế hệ sau, sự phát triển của công nghệ số đã đem đến một lựa chọn mới cho những nhà quản lý cũng như tăng cường trải nghiệm cho du khách tham quan, quảng bá rộng rãi về lịch sử của thành phố Huế (tỉnh Thừa Thiên-Huế) tới khách du lịch trong và ngoài nước.

Nhằm tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là công nghệ số trong khai thác, phát huy hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của di sản, văn hóa, lịch sử, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã sớm triển khai đề án “Chuyển đổi số tại Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế giai đoạn 2022-2025”. Đề án nhằm xây dựng dịch vụ chính quyền số và hệ thống cơ chế, chính sách; ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động nghiệp vụ; triển khai các loại hình ứng dụng công nghệ thông tin để khai thác cơ sở dữ liệu (CSDL) văn hóa, di sản. Từ đó, tạo ra các giá trị và sản phẩm du lịch mới phục vụ phát triển du lịch và phát huy tiềm năng, lợi thế về văn hóa Huế, tri thức bản địa...

Nhờ đó, hiện nay, hệ thống các di tích, tư liệu, hiện vật Huế lần lượt được số hóa nhằm lưu trữ kho tàng di sản, văn hóa, đồng thời phục vụ công tác trùng tu, tôn tạo các di tích. Đơn cử như di tích điện Thái Hòa, ngôi điện quan trọng nhất nằm trong Đại Nội Huế, là nơi đăng quang của 13 vị vua triều Nguyễn (1802-1945) được hạ giải để trùng tu kéo dài từ năm 2022 đến 2025 nhưng du khách vẫn có thể ngắm di tích này qua tour du lịch thực tế ảo. Chỉ cần đi qua Ngọ Môn, du khách sẽ được nhân viên hướng dẫn quét mã QR trên điện thoại thông minh và khám phá điện Thái Hòa một cách chân thực bằng công nghệ 3D.

Theo nhận định của một số du khách sử dụng công nghệ thực tế ảo để khám phá điện Thái Hoà cho biết, với 3 chế độ xem, góc nhìn 3D đa chiều, các bước di chuyển ngắn, liên tục và chi tiết nên du khách chủ động tương tác trực tiếp không gian, màu sắc, hình ảnh sắc nét sống động về điện Thái Hòa. Ngoài ra, thông qua giọng đọc thuyết minh về lịch sử, kiến trúc, giá trị của ngôi điện, mọi người biết đây là công trình di tích tiêu biểu thuộc Quần thể di tích cố đô Huế được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa thế giới đầu tiên của Việt Nam vào năm 1993.

Ảnh minh họa. 

Trước đó, ngay từ cuối năm 2022, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức Lễ Khai trương Hệ thống vé điện tử và dịch vụ trải nghiệm thực tế ảo XR. Thông tin từ Lãnh đạo Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, ngoài việc phục vụ khách tham quan, để giám sát và làm tư liệu gốc đối chứng sau khi hạ giải, tránh sai lệch xuyên suốt quá trình trùng tu điện Thái Hòa, đơn vị đã scan 3D toàn bộ dữ liệu thu thập từ bề mặt công trình; sử dụng thiết bị drone bay quét chi tiết, định dạng kích thước, họa tiết, hoa văn... sau đó, chuyển đổi dữ liệu thành các mô hình 3D ảnh thực qua phần mềm chuyên nghiệp trên máy tính. Từ đây, người quản lý lưu trữ dữ liệu kiến trúc cổ một cách vĩnh viễn, đối chiếu để điều chỉnh trong quá trình trùng tu, sửa chữa hoặc phục vụ công tác giáo dục, nghiên cứu khoa học về sau.

Theo Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế, Đề án chuyển đổi số của Trung tâm giai đoạn 2022 - 2025 đặt ra ba mục tiêu chính là xây dựng dịch vụ chính quyền số và hệ thống cơ chế, chính sách; Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động nghiệp vụ và tạo ra các giá trị gia tăng.

Lãnh đạo Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế thông tin thêm, để hiện thực hóa các mục tiêu trên, Trung tâm đã đưa vào vận hành hệ thống vé điện tử giúp du khách thuận tiện trong thanh toán không dùng tiền mặt, đồng thời cải tiến quy trình nghiệp vụ, chất lượng phục vụ. Mới đây nhất, ngày 11/7/2024, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp ra mắt sản phẩm dịch vụ VR mới dành cho du khách khi ghé thăm Đại nội Huế đều có thể trải nghiệm VR Đầu hồ.

Ngoài ra, việc ứng dụng công nghệ thực tế ảo tại  Đại Nội Huế còn cho du khách những trải nghiệm sống động khi tham quan điểm du lịch bằng thực tế ảo. Đến với trung tâm dịch vụ thực tế ảo VR Center, du khách có thể trải nghiệm phi thuyền VR, thực tế mở rộng XR, một trò chơi được ưa chuộng trong Cung Đình xưa và dịch vụ photobooth siêu thú vị.

Khi bước lên phi thuyền VR, du khách sẽ được đưa trở về thế kỷ 19, giữa bối cảnh huy hoàng của kinh thành Huế. Với công nghệ tiên tiến, cảnh quan và các hoạt động cung đình được tái hiện sống động và chân thực. Du khách sẽ có cảm giác như mình đang thực sự đi dạo trong những khu vườn rợp bóng cây của Tử Cấm Thành, chiêm ngưỡng những cung điện nguy nga lộng lẫy, và chứng kiến các nghi lễ cung đình tinh xảo.

Đặc biệt hơn với công nghệ XR – khách du lịch sẽ được trải nghiệm cực kỳ chân thực như đang ngược dòng thời gian và có thể trải nghiệm một cách chân thực các nghi lễ Hoàng Cung ngay tại Đại nội Huế. Thông qua 6 điểm marker đặt ở các địa điểm khác nhau, người xem có thể trải nghiệm nhiều nghi thức Hoàng cung khác nhau và qua đó tận hưởng những trải nghiệm vô cùng độc đáo. Bên cạnh đó, khi đến với VR Center, du khách sẽ được nghe giới thiệu thêm về văn hóa của triều Nguyễn, giúp du khách có thể biết thêm nhiều điều hơn về văn hóa và lịch sử nước ta.

Ở đây còn có dịch vụ Photobooth lần đầu tiên xuất hiện Kinh Thành Huế. Với sự hỗ trợ của AI, du khách có thể lựa chọn nhiều phông nền đa dạng với rất nhiều hình ảnh của những địa điểm du lịch ở Huế chỉ trong vài cái chạm.

Nhờ ứng dụng công nghệ mà di sản văn hóa vật thể, phi vật thể của Huế nói riêng và cả nước nói hung đã và đang ngày càng tăng khả năng kết nối, phát triển du lịch, bắt kịp xu thế. Ứng dụng công nghệ, số hóa di sản không chỉ giải quyết vấn đề trải nghiệm từ xa cho người dân mà còn nâng cao giá trị của điểm đến. Việc ứng dụng công nghệ là giải pháp hữu hiệu để đưa các di sản đang được trưng bày tại các bảo tàng, di tích đến gần hơn với công chúng trong và ngoài nước.

 

 

Quỳnh Nga

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline