Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 08/09/2024 08:09

Tin nóng

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Quảng Bình: Cây gạo cổ thụ hơn 500 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tân Sơn (Phú Thọ): Hai cây chò chỉ hơn nghìn năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Hóa: Cây muỗm cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hàng nghìn cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính năm 2024

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Đánh giá kỹ tác động của chính sách

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Nước khoáng, nước nóng thiên nhiên là khoáng sản nằm trong nhóm III

Sạt lở vùng ĐBSCL: Kiên quyết di dời dân ra khỏi vùng nguy cơ cao

TP. HCM cần phát huy cơ chế, chính sách đặc thù với tinh thần 6 "tiên phong"

Quyết liệt thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ trọng tâm Đại hội VIII của Đảng đề ra

Tổng Bí thư Tô Lâm: Bám sát định hướng, tăng tốc hoàn thành mục tiêu kinh tế-xã hội

Chủ nhật, 08/09/2024

Số hóa di tích nâng cao trải nghiệm cho du khách

Thứ ba, 16/07/2024 15:07

TMO - Với sự phát triển của công nghệ hiện đại, thời gian qua Bảo tàng tỉnh Sơn La đã ứng dụng công nghệ thực tế ảo (công nghệ VR) góp phần nâng cao trải nghiệm cho du khách khi tham quan Di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La.   

Các di tích lịch sử của Việt Nam rất đa dạng, phong phú. Cả di tích vật thể và phi vật thể vẫn tồn tại sâu trong tiềm thức mỗi người, là nét đẹp thiêng liêng biểu tượng cho văn hoá Việt ngàn đời nay. Bảo tồn di tích lịch sử là việc làm quan trọng, có ý nghĩa chiến lược đối với mỗi quốc gia. Và công nghệ đã mang đến bước đột phá trong việc quảng bá và bảo tồn di tích lịch sử cũng như các địa chỉ đỏ.

Với mục tiêu gia tăng trải nghiệm mới mẻ hơn cho du khách, Bảo tàng tỉnh Sơn La đã triển khai tham quan Di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La bằng công nghệ VR (công nghệ thực tế ảo). Di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La nằm trên đỉnh đồi Khau Cả, thuộc tổ 9, phường Tô Hiệu, thành phố Sơn La. Từ năm 1930-1945, thực dân Pháp đã giam giữ 14 đoàn tù chính trị, với tổng số 1.013 lượt tù nhân tại đây. Qua 3 lần xây dựng, củng cố và mở rộng, nhà tù Sơn La có tổng diện tích là 2.184 m2. Nhà tù Sơn La đã trở thành nơi đào tạo, bồi dưỡng những chiến sĩ cộng sản xuất sắc, tiêu biểu như đồng chí Tô Hiệu, Lê Duẩn, Trường Chinh, Nguyễn Lương Bằng...

Ngày nay, di tích Nhà tù Sơn La trở thành địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng cho nhân dân về tinh thần yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc. Trước đây, việc bảo tồn, lưu giữ, phát huy giá trị lịch sử tại Di tích chỉ sử dụng các công nghệ, phương tiện truyền thống, việc tuyên truyền giá trị lịch sử chỉ sử dụng tại chỗ và trên trang thông tin điện tử với công nghệ đơn giản, các hiện vật hiển thị dưới dạng 2D.

(Ảnh minh họa)

Để bảo tồn những Di tích lịch sử trên địa bàn, tỉnh Sơn La đã triển khai các đề án nhằm ứng dụng công nghệ hiện đại để lưu giữ lâu dài các điểm di tích. Cụ thể Đề tài khoa học cấp tỉnh Ứng dụng công nghệ VR (công nghệ thực tế ảo) xây dựng mô hình tham quan Di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La được triển khai từ tháng 5/2022 đến tháng 12/2023, do Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông - Đại học Thái Nguyên chủ trì.

Nhóm thực hiện đề tài đã thu thập hình ảnh, dữ liệu thực địa toàn bộ cảnh quan Nhà tù Sơn La, các không gian trưng bày, hiện vật, tư liệu, các chứng tích lịch sử… để tái hiện, phục dựng các hạng mục công trình, phòng giam, cảnh sinh hoạt của tù nhân và xây dựng mô hình 3D về các chứng tích, hiện vật, tư liệu, nhân vật lịch sử, tù binh, cai ngục tại Nhà tù Sơn La. Tạo khung xương, tái hiện chuyển động cho các nhân vật lịch sử để tạo hiệu ứng, cảm giác đối với người dùng.

Trên cơ sở đó, xây dựng hệ thống mô phỏng thực tế ảo Di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La dựa vào ứng dụng công nghệ VR chạy trên môi trường web 3D tích hợp trên Trang thông tin điện tử của Bảo tàng tỉnh. Đồng thời, tổ chức 2 Hội thảo khoa học, 1 khóa đào tạo, tập huấn cho 15 cán bộ của Bảo tàng tỉnh về cách thức sử dụng, khai thác các chức năng của ứng dụng tham quan Di tích ảo.

Mô hình tham quan với hình ảnh 3D có màu sắc, chuyển động sống động, kết hợp thuyết minh tự động, đã giúp độc giả hình dung cụ thể về toàn cảnh công trình, các hoạt động sinh hoạt, giam giữ, tra tấn tù nhân chính trị đã từng diễn ra tại đây.

Hình ảnh 3D tái hiện các cảnh sinh hoạt tại Nhà tù Sơn La. 

Toàn bộ cảnh quan của Nhà tù Sơn La, các chứng tích, hiện vật, tư liệu, nhân vật lịch sử, tù binh, lính cai ngục, các công trình, tòa nhà trại giam, chòi canh góc.. đều được mô hình hóa 3D. Mô hình giúp tái hiện, phục dựng di tích của thời kháng chiến chống Pháp qua 4 giai đoạn: Từ khi bắt đầu xây dựng (1907-1908), giai đoạn mở rộng, bị thực dân Pháp bắn phá và giai đoạn phục hồi, tu bổ hiện nay.

Quá trình tham quan được xây dựng trình tự theo giai đoạn, hình ảnh 3D có màu sắc và chuyển động sống động, có thuyết minh tự động, giúp người xem hình dung cụ thể về công trình lúc còn nguyên vẹn, các hoạt động từng diễn ra tại đây, quá trình tu bổ để hiểu rõ hơn về di tích lịch sử này.

Hiện nay, ứng dụng đang hoạt động tích hợp trên trang thông tin của Bảo tàng tỉnh Sơn La. Tại đây du khách có thể trải nghiệm tham quan di tích với những hình ảnh 3 chiều về không gian, kiến trúc, hiện vật của công trình cùng một số video 3D tái hiện các hoạt động của nhà tù trước đây.  Phần mềm đưa vào hoạt động trên web 3D đã giúp gia tăng lượt truy cập trang thông tin điện tử của Bảo tàng tỉnh. Tính bình quân từ đầu năm đến nay, mỗi tháng có gần 20.000 lượt truy cập trang thông tin điện tử này.

Lãnh đạo Bảo tàng tỉnh Sơn La cho biết, phần mềm ứng dụng tham quan di tích bằng công nghệ thực tế ảo là một trong những hoạt động nhằm thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số, số hóa di sản của Bảo tàng tỉnh. Phần mềm là nguồn cung cấp thông tin, dữ liệu lịch sử đầy đủ, chính thống cho du khách tham quan, phục vụ công tác tuyên truyền, giáo dục về truyền thống cách mạng cho thế hệ hôm nay. Đồng thời, đây cũng là giải pháp quan trọng để bảo tồn, phát huy giá trị của di tích có ý nghĩa đặc biệt về lịch sử của Sơn La và phục vụ cho du khách tham quan, trải nghiệm khi đến Bảo tàng tỉnh trong thời gian tới.

Ứng dụng công nghệ thực tế ảo tại Di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La là một trong các giải pháp quảng bá hình ảnh du lịch, thúc đẩy ngành du lịch tỉnh Sơn La phát triển theo hướng tiên tiến, hiện đại. Do đó, việc sử dụng công nghệ mới này có thể đem đến những triển vọng bất ngờ cho Ban quản lý Bảo tàng Sơn La cũng như Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La. Đồng thời tạo mang đến nhiều điều kiện thuận lợi cho du khách khi giờ đây người dân có thể ngồi tại nhà và tận mắt ngắm nhìn từng chi tiết, từng “ngóc ngách” của những di sản văn hóa đó. 

 

 

Thu Hà

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline