Hotline: 0941068156

Thứ hai, 01/07/2024 21:07

Tin nóng

GDP 6 tháng đầu năm ước tăng 6,42% so cùng kỳ

Việt Nam mong muốn đẩy mạnh hợp tác phát triển kết cấu hạ tầng chiến lược

Bảo đảm cung ứng đủ điện, xăng dầu trong mọi tình huống

Tổng thống Putin: Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của Liên bang Nga

Việt – Nga: Dầu khí - năng lượng là trụ cột quan trọng trong hợp tác kinh tế

Thêm 6 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Sơ kết Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam 2024

Phóng viên, Nhà báo cần đổi mới tư duy, sáng tạo linh hoạt trong bối cảnh chuyển đổi số báo chí

Thanh Oai (Hà Nội): Thêm 2 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

VACNE: Cơ bản hoàn thành cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên – nền tảng chuyển đổi xanh”

Trên 30 cây cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Ứng phó mưa lũ: Rà soát, sơ tán người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường trả lời nhiều vấn đề đang được cử tri quan tâm

Trên 100 đại biểu đăng ký chất vấn Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

PGS.TS. Đỗ Văn Dung giữ chức Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường tỉnh Ninh Bình

Hà Nam: Muỗm cổ thụ trên 350 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thừa Thiên-Huế: Tổ chức Lễ công nhận Cây Di sản tại trường THCS Phú Lộc

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 01/07/2024

Số hóa di sản góp phần bảo tồn giá trị văn hóa, lịch sử

Thứ năm, 27/06/2024 05:06

TMO - Hiện đại hoá và sự bùng nổ của công nghệ đặt ra nhiều vấn đề trong việc giữ gìn văn hóa truyền thống. Thời gian qua, việc ứng dụng công nghệ số vào lĩnh vực bảo tồn di sản văn hóa của tỉnh Quảng Ninh đã mang lại những hiệu quả tích cực.  

Số hóa di sản văn hóa là chương trình đặt mục tiêu xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về di sản văn hóa trên nền tảng công nghệ số thống nhất, phục vụ công tác lưu trữ, quản lý, nghiên cứu, bảo tồn, khai thác, quảng bá di sản, thúc đẩy phát triển du lịch bền vững. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thăm quan, tìm hiểu chi tiết về các di tích, di sản văn hoá lịch sử của người dân cũng như du khách tới thăm quan.

Quảng Ninh được biết tới là tỉnh có 1 di sản thiên nhiên thế giới, 8 di tích quốc gia đặc biệt, 56 di tích cấp quốc gia, 101 di tích cấp tỉnh, 2 di sản phi vật thể đại diện của nhân loại, 7 di sản phi vật thể quốc gia và 13 bảo vật quốc gia, cùng với  362 di sản văn hóa phi vật thể.

Dựa vào nền tảng sẵn có, kết hợp với sự phát triển nhanh chóng của thời đại số, tỉnh Quảng Ninh đã tích cực bảo tồn, quảng bá, kết nối và phát huy các giá trị di sản văn hoá trên địa bàn tỉnh đến du khách trong và ngoài nước. Để đạt được mục tiêu đó tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện giải pháp chuyển đổi số, đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số toàn diện trong xây dựng và phát triển văn hóa, con người Quảng Ninh, đồng thời hướng đến bảo vệ, bảo tồn các giá trị văn hoá, lịch sử của địa phương.

Bên cạnh đó tăng cường kết nối, trao đổi thông tin dữ liệu về quản lý văn hóa, con người giữa các cấp chính quyền, giữa chính quyền, người dân và doanh nghiệp, xây dựng cơ sở dữ liệu, số hóa 3D các di tích quốc gia đặc biệt, bảo vật quốc gia tạo ra các không gian trải nghiệm du lịch đa dạng, trở thành sản phẩm du lịch mới góp phần phát triển ngành du lịch nói chung và bảo tồn các giá trị văn hoá, lịch sử nói riêng.

Hiện nay các địa điểm di tích, lịch sử của tỉnh Quảng Ninh hiện nay đã rất tích cực ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số. Phát huy vai trò chủ động của thanh niên trong chuyển đổi số toàn diện, Tỉnh Đoàn - Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Quảng Ninh đã tích cực triển khai hoạt động xây dựng và gắn mã QR-Code các địa chỉ đỏ, di tích lịch sử, văn hóa, góp phần tuyên truyền, quảng bá du lịch theo hướng thông minh, bắt kịp xu thế mới của thời đại.

Du khách quét mã QR để tìm hiểu thông tin về Cột mốc 1368 (TP Móng Cái).

Hay tại thành phố Móng Cái, Thành Đoàn Móng Cái đã triển khai được 11 mã QR điểm di tích trên địa bàn. Đặc biệt là công trình gắn mã QR-Code tại khu vực Cột mốc 1368, là cột mốc chủ quyền biên giới đầu tiên được số hóa trên toàn quốc. Việc triển khai dán QR-Code tại các điểm di tích, địa chỉ đỏ giúp người dân, khách tham quan thuận lợi hơn trong quá trình tìm hiểu thông tin chi tiết về các điểm đến cũng như các hoạt động gắn với địa chỉ di tích.

Ngoài ra, số hoá, chuyển đổi số cũng được Bảo tàng Quảng Ninh ứng dụng. Thông tin từ Lãnh đạo Bảo tàng Quảng Ninh, ngoài việc thực hiện các giải pháp chuyển đổi số trong trưng bày ở bảo tàng, hiện nay, Bảo tàng Quảng Ninh còn kết nối chia sẻ hình ảnh trực tiếp từ camera ở khu vực vườn tháp Huệ Quang ở Yên Tử. Ban quản lý Bảo tàng mong muốn tiếp tục được chia sẻ những hình ảnh về công nghiệp khai thác than, phối hợp xây dựng bảo tàng than và kết nối với Bảo tàng Quảng Ninh.

Bên cạnh đó để triển khai thực hiện quy hoạch quản lý Khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử ngay sau khi Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc được UNESCO công nhận là Di sản thế giới, tỉnh Quảng Ninh đã chú trọng công tác bảo tồn, tôn tạo, phát huy tốt hơn nữa những giá trị của nơi này.

Song song với đó, tỉnh Quảng Ninh sẽ tăng cường, chú trọng ứng dụng chuyển đổi số với các công nghệ dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, thực tế ảo/thực tế tăng cường (VR/AR) trong công tác bảo tồn, bảo tàng, tôn tạo và phát huy giá trị của các di sản văn hóa trong đó có Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long và một số công trình trong các khu, cụm di tích quốc gia đặc biệt, di tích cấp quốc gia, cấp tỉnh.

Số hoá, chuyển đổi số trong bảo tồn, bảo vệ di sản là một trong những mục tiêu mà Nghị quyết số 17-NQ/TU ngày 30/10/2023 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh ban hành "Về xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Quảng Ninh trở thành nguồn lực nội sinh, động lực cho phát triển nhanh, bền vững" đặt ra đến năm 2023 là số hóa 100% các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, di sản văn hóa phi vật thể đã được xếp hạng.

Chuyển đổi số, số hoá di sản còn là hành động thiết thực để tỉnh Quảng Ninh triển khai Quyết định số 2026/QĐTTg, ngày 2/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình số hóa Di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021-2030.  Nhận thức được tầm quan trọng của việc chuyển đổi số di sản, các đơn vị sở hữu, quản lý di sản tại tỉnh Quảng Ninh đã có những nỗ lực trong tiếp cận các thành quả công nghệ mới để tạo ra giá trị gia tăng cho di sản, hướng tới bảo vệ, bảo tồn di sản, văn hoá lịch sử trường tồn lâu dài với thời gian.

 

 

Phạm Tuấn

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline