Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 18/10/2024 16:10

Tin nóng

Hải Hà (Quảng Ninh): 2 đa cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Diện tích rừng bị thiệt hại trong 9 tháng của năm 2024 giảm 9,3%

Dừng tiếp nhận tác phẩm tham gia Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn mới, phát triển thực chất, bền vững

Hải Phòng: Cây thị gần 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

An Giang: Cây gõ mật đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thị và mù u cổ thụ ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 4

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 18/10/2024

Sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu

Thứ năm, 17/03/2022 17:03

TMO - Trong những năm gần đây, nông dân các địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở những vùng thiếu nước tưới, vừa giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, vừa nâng cao giá trị cây trồng và tạo nguồn thu nhập bền vững.

Nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam thường xuyên phải đối diện với tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn sớm, không thể sản xuất lúa. Sau thời gian dài mất mùa, phải bỏ hoang đồng ruộng, nhiều nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi từ đất lúa kém hiệu quả  sang trồng ngô, đậu bắp. Theo người dân, đậu bắp là cây trồng ngắn ngày, dễ trồng, chi phí đầu tư thấp, thích ứng tốt với nắng hạn.

Nhiều diện tích đất lúa kém hiệu quả được nông dân tại huyện Duy Xuyên chuyển đổi sang trồng ngô 

Thực hành sản xuất nông nghiệp thông minh kích ứng với biến đổi khí hậu, nông dân tại huyện Thanh Bình đã chọn giống đậu phụng có thời gian sinh trưởng ngắn, khả năng thích ứng tốt mà tỷ lệ đậu quả cao. Khi canh tác cây đậu phụng người dân được hướng dẫn sử dụng bón phân chuồng tăng cường với men vi sinh để hạn chế bệnh thối rễ.

Bên cạnh đó mô hình cũng hạn chế được lượng nước tưới khi áp dụng tưới theo từng đợt đảm bảo đủ nước theo chu kỳ sinh trưởng của cây. Người nông dân tham gia mô hình này sẽ nắm được kỹ thuật làm đất trước khi gieo hạt nên hạn chế được sâu bệnh phá hoại.

Các diện tích chuyển đổi sang trồng đậu bắp, ngô đều cho năng suất cao, hiệu quả kinh tế ổn định 

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Nam, ảnh hưởng của biến đổi khí  ngày càng phức tạp, mùa nắng nóng nhiều địa phương ở tỉnh Quảng Nam luôn đối mặt với tình trạng khô hạn và xâm nhập mặn. Do vậy, người nông dân không còn mặn mà với sản xuất, bỏ hoang đất nông nghiệp. Trước tình hình đó, địa phương đã hỗ trợ nông dân chuyển đổi nhiều diện tích đất lúa không chủ động nước tưới, sản xuất kém hiệu quả sang trồng các loại cây màu mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Tính đến năm 2020, toàn tỉnh đã chuyển đổi từ sản xuất lúa sang sản xuất cây trồng khác khoảng hơn 4.379 ha. Đối với vùng đồng bằng, trung du, cây trồng chuyển đổi chủ yếu là: lạc, ngô, dưa hấu, rau các loại...; đối với vùng miền núi, cây trồng chuyển đổi chủ yếu là: cây dược liệu, cây ăn quả: chuối, bưởi… Địa phương có diện tích chuyển đổi lớn là Duy Xuyên, Quế Sơn, Thăng Bình, Tiên Phước, Phú Ninh, Đại Lộc…

Cây trồng trong mô hình chuyển đổi đều cho năng suất cao và lợi nhuận tăng từ 20 - 30% so với sản xuất lúa trong cùng thời vụ, trên cùng chân đất. Chính điều đó đã góp phần tăng giá trị sản phẩm trồng trọt trên 1 ha canh tác từ 75,3 triệu đồng/ha năm 2016 lên đến 84,4 triệu đồng/ha vào năm 2020.

Quảng Nam là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề từ biến đổi khí hậu 

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh cho biết, mục tiêu đến năm 2025 tỉnh sẽ chuyển đổi khoảng 7.200 ha gieo trồng lúa hiệu quả thấp sang trồng ngô, lạc và các cây trồng cạn khác như rau, quả thực phẩm, hoa cây cảnh các loại... Phát triển và duy trì diện tích ngô đạt 15.000 ha, lạc đạt 13.000 ha, cây thực phẩm (rau, đậu, củ, quả...) đạt 18.000 ha/năm…; chuyển trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản hoặc chuyển trồng sen, cói, lác...(đối với vùng trũng thấp). Đối với vùng trung du, miền núi: chuyển sang trồng cây lâu năm (hồ tiêu, dược liệu, cây ăn quả...).

Tuy nhiên, việc chuyển đổi cũng phải được tính toán phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng địa phương theo hướng xây dựng thành các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh gắn với bảo quản chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, áp dụng khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp để giảm lượng phân bón và nước tưới, giảm hiệu ứng nhà kính trong sản xuất, bảo vệ môi trường, sản phẩm làm ra đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, góp phần bảo vệ sức khỏe người dân.

 

Lê Hồng

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline