Hotline: 0941068156

Thứ năm, 24/07/2025 06:07

Tin nóng

Khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ, khôi phục sản xuất nông nghiệp

Sẵn sàng triển khai lực lượng, phương tiện ứng phó mưa lũ

Bão giật cấp 11 đổ bộ đất liền khu vực Hưng Yên và Ninh Bình

Cảnh báo mưa cường suất lớn, đề phòng lũ quét và sạt lở đất

Huy động tối đa lực lượng giúp dân chằng chống, bảo vệ lồng bè ứng phó bão

Sẵn sàng mọi tình huống ứng phó bão số 3

Quyết liệt triển khai chiến dịch vệ sinh môi trường phòng chống sốt xuất huyết

Kiến nghị cấm biển để ứng phó bão số 3

Miền Trung chủ động, sẵn sàng phương án ứng phó bão số 3

Bão giật cấp 15 cách vùng biển Quảng Ninh – Hải Phòng hơn 600km, dự báo mưa rất lớn

Ứng phó bão số 3: Khẩn trương rà soát, sẵn sàng phương án sơ tán dân ở khu vực nguy hiểm

Khẩn trương tìm kiếm các nạn nhân mất tích trong vụ đắm tàu du lịch vịnh Hạ Long

Tổng Bí thư Tô Lâm nêu 6 nhiệm vụ cần tập trung thực hiện sau Hội nghị Trung ương 12

Thông cáo báo chí về ngày làm việc thứ hai và bế mạc Hội nghị Trung ương 12

Cần theo dõi sát diễn biến, kịp thời triển khai các biện pháp ứng phó bão số 3

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung giải quyết vướng mắc về đất đai

[Hà Nội cấm xe máy xăng] ‘Cú hích’ thay đổi tư duy, hình thành lối sống xanh (Bài 4 – hết)

Chủ động ứng phó với bão mạnh

Thủ tướng Chính phủ giao quyền Bộ trưởng Nông nghiệp và Môi trường

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Đổi mới hoạt động Ban Cộng đồng bền vững

Thứ năm, 24/07/2025

Bắc Ninh huy động toàn bộ lực lượng ứng phó bão số 3

Thứ ba, 22/07/2025 10:07

TMO - Hiện nay, các xã, phường trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã có phương án huy động lực lượng quân đội, công an, dân quân, chuẩn bị vật tư thiết bị phục vụ công tác ứng phó. Nhân dân chủ động các biện pháp chằng, buộc, chống nhà cửa, cây cối, công trình xây dựng; cắt tỉa, hạ độ cao của cây xanh, biển bảng cáo…

Theo Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh, do ảnh hưởng từ cơn bão số 3 từ trưa 21 đến ngày 23/7, tại các khu vưc trong tỉnh Bắc Ninh tiếp tục có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, khả năng gây ngập úng cục bộ. Một số tuyến phố có khả năng ngập sâu.

Cụ thể: Tại phường Bắc Giang có các điểm/tuyến đường: Hoàng Văn Thụ, Ngô Văn Cảnh, Lê Lý, Quảng trường 3/2, Quang Trung, Nguyễn Thị Minh Khai, Vi Đức Thăng, Cô Giang, Nguyễn Đình Chính, Nguyễn Đức Trung, Lều Văn Minh, Lê Hồng Phong, Hoàng Quốc Việt, Lý Tự Trọng, Minh Khai 1 và một số tuyến phố khu dân cư số 3;

Mưa lớn gây nguy cơ mưa lớn gây lũ quét, sạt lở đất, đá tại một số xã: Đại Sơn, Sơn Động, Tây Yên Tử, Dương Hưu, Yên Định, An Lạc, Vân Sơn, Biển Động, Lục Ngạn, Đèo Gia, Sơn Hải, Tân Sơn, Biên Sơn, Sa Lý, Nam Dương, Kiên Lao, Lục Sơn, Trường Sơn, Cẩm Lý, Đông Phú, Nghĩa Phương, Lục Nam, Bắc Lũng, Bảo Đài.

Các trạm bơm tiêu thoát nước được vận hành ổn định đảm bảo mục tiêu không để xảy ra ngập úng (Ảnh: BBN) 

Với mục tiêu cao nhất là bảo vệ tính mạng, tài sản cho Nhân dân trước thiên tai, tỉnh Bắc Ninh huy động toàn bộ lực lượng, phương tiện để ứng phó. Chủ tịch UBND tỉnh cùng các Phó Chủ tịch đã trực tiếp kiểm tra hiện trường, đặc biệt tại các điểm xung yếu như đê điều, hồ đập, trạm bơm và công trình xây dựng. Sở Nông nghiệp và Môi trường đã thành lập các đoàn kiểm tra, kịp thời ban hành văn bản chỉ đạo về an toàn công trình thủy lợi và hệ thống cống qua đê.

Hiện nay, các xã, phường trên địa bàn tỉnh đã có phương án huy động lực lượng quân đội, công an, dân quân, chuẩn bị vật tư thiết bị phục vụ công tác ứng phó. Nhân dân chủ động các biện pháp chằng, buộc, chống nhà cửa, cây cối, công trình xây dựng; cắt tỉa, hạ độ cao của cây xanh, biển bảng cáo…

Các xã, thôn ven sông thường xuyên kiểm tra địa điểm xuất hiện mạch đùn, mạch sủi khi mực nước sông cầu dâng cao; chủ động thực hiện các phương án phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn đã được tổ chức huấn luyện, diễn tập. Các hạt quản lý đê đã chuẩn bị hàng nghìn phao cứu sinh, bè, mảng, áo phao, bạt, mái che, bao tải, cát, đất… để phục vụ công tác phòng, chống thiên tai. Cấp ủy, chính quyền địa phương trong tỉnh tạm gác những công việc không quan trọng khác, dồn tổng lực tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác ứng phó với bão số 3.

Từ sáng 21/7, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn xã Đại Sơn đã quyết định di dời 8 hộ dân ở khu vực Khe Mòong, thuộc thôn Đồng Băm. Trước mắt, UBND xã Đại Sơn sẽ bảo đảm nước uống, lương thực, thực phẩm tối thiểu trong 3 ngày cho các hộ gia đình, đồng thời tiếp tục vận động các nguồn lực trong Nhân dân hỗ trợ.

Còn đối với xã Hợp Thịnh, với phương châm bảo đảm tính mạng người dân là trên hết, trước hết, địa phương đã tổ chức rà soát, sẵn sàng phương án sơ tán những hộ dân ở khu vực nguy hiểm, nhất là khu vực nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, ngập sâu đến nơi an toàn; có phương án hỗ trợ chỗ ở tạm, lương thực, nhu yếu phẩm cho người dân phải sơ tán, bảo đảm ổn định đời sống cho người dân.

Đối với các thôn ven đê như: Bảo Tân, Đồng Đạo, Đa Hội, Xuân Giang, xã chỉ đạo rà soát, kiểm tra các trọng điểm xung yếu trên các hệ thống đê. Tại các khu vực này đã dự phòng lực lượng, vật tư, phương tiện, thiết bị tại chỗ để sẵn sàng ứng cứu khi có tình huống xấu xảy ra.

Lực lượng tại các địa phương chuẩn bị vật tư để gia cố đê (Ảnh: BBN). 

Phường Yên Dũng đã chỉ đạo bố trí lực lượng trực tại cơ quan 24/24 giờ để kịp thời nắm bắt thông tin chỉ đạo và xử lý khi có tình huống xảy ra. Đồng thời, yêu cầu các đơn vị phối hợp chặt chẽ với Hạt quản lý đê địa bàn, Ban quản lý các thôn, tổ dân phố rà soát, kiểm tra các vị trí xung yếu, các địa điểm vừa xảy ra sự cố sạt lở, thẩm lậu để có phương án xử lý đảm bảo an toàn. Chuẩn bị vật tư, phương tiện, thiết bị tại chỗ để sẵn sàng ứng cứu khi có tình huống xảy ra.

Bên cạnh đó, phường đã chỉ đạo các đơn vị liên quan cùng với người dân khơi thông cống thoát nước gần nhà, khu dân cư mình ở tạo đường thoát lũ; thông báo tới chính quyền khi có sự cố về tắc nghẽn cống thoát nước, các điểm ngập sâu. 

Tại phường Tiền Phong, công tác chủ động để ứng phó với cơn bão số 3 được lãnh đạo phường chỉ đạo quyết liệt đến tất cả hệ thống chính trị của phường và các tổ dân phố như rà soát các điểm có nguy cơ sạt lở đất, ngập úng để cảnh báo kịp thời đến người dân, xây dựng phương án sơ tán, di dời trong trường hợp khẩn cấp. Đồng thời, các cơ quan chuyên môn đã thực hiện rà soát các tuyến kênh tưới, tiêu trên địa bàn đặc biệt là các tuyến kênh tiêu chính có nguy cơ ách tắc do vật cản (bèo, rác thải, sinh vật thủy sinh ...) và tổ chức nạo vét, khơi thông đảm bảo tiêu thoát nước kịp thời.  

Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh phối hợp với các đơn vị huy động hơn 11.900 cán bộ, chiến sĩ cùng hàng trăm phương tiện như xe ô tô các loại, xuồng cao tốc, ca nô, máy xúc, áo phao, xuồng hơi và các dụng cụ cứu hộ khác, sẵn sàng cơ động đến các điểm xung yếu, địa bàn trọng điểm khi có lệnh.

Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh đã chủ động xây dựng kế hoạch sơ tán người dân, triển khai lực lượng ứng cứu tại chỗ và tiến hành trinh sát thực địa để chuẩn bị ứng phó tốt nhất cho các tình huống xảy ra. Đồng thời, các đơn vị phối hợp rà soát, xác định các khu vực trọng yếu có nguy cơ cao như: Đê hữu Thương, hồ Cấm Sơn, các khu vực sạt lở, lũ quét, bờ sông và vùng thấp trũng để kịp thời hỗ trợ nhân dân chằng chống nhà cửa và di dời đến nơi an toàn. 

Trước đó, từ chiều 19-21/7, dông lốc đã gây ra một số thiệt hại trên địa bàn tỉnh. Trong sản xuất nông nghiệp, mưa lớn đã gây ngập cục bộ khoảng 90 ha lúa, trong đó phường Tự Lạn 40 ha, phường Việt Yên 10 ha và xã Yên Thế 10 ha. Tại xã Yên Thế, 21 ha cây lâm nghiệp, 100 cây phân tán và 80 cây ăn quả bị đổ gãy.../. 

 

Thanh Nga 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline