Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 10/05/2025 20:05

Tin nóng

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

Thứ bảy, 10/05/2025

Quảng Ninh đẩy mạnh chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới

Chủ nhật, 02/06/2024 07:06

TMO - Nhằm nâng cao chất lượng tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới (NTM), tỉnh Quảng Ninh đã chú trọng, tập trung chuyển đổi số ở các vùng nông thôn. Đây là bước đi quan trọng để hướng tới xây dựng NTM thông minh trên địa bàn tỉnh. 

Với quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM thông minh, NTM kiểu mẫu, tỉnh Quảng Ninh đã huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và Nhân dân cùng vào cuộc để hiện thực hóa mục tiêu này.  Cụ thể, tỉnh Quảng Ninh đã tăng cường chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ cao vào mọi lĩnh vực trong đời sống, sản xuất của người dân cũng như các doanh nghiệp, cơ quan tổ chức. Đặc biệt việc ứng dụng công nghệ số vào sản xuất, phân phối nông sản đã và đang trở thành xu thế tất yếu của ngành nông nghiệp nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng.

Trong hoạt động nông nghiệp, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Quảng Ninh đã hoàn thiện phần mềm “Hệ thống cơ sở dữ liệu truy xuất nguồn gốc thực phẩm nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” tại địa chỉ: https://qn.check.net.vn/.

Hệ thống giúp cấp tài khoản tham gia quản lý cho các cơ sở là các doanh nghiệp, HTX, các cơ sở sản xuất, chế biến, sơ chế, tiến tới mở rộng đến cửa hàng kinh doanh nông sản thực phẩm theo chuỗi, các vùng sản xuất tập trung của tỉnh và các địa phương liên kết tiêu thụ sản xuất nông sản an toàn; đấu nối với “Hệ thống truy xuất nguồn gốc nông, lâm, sản, thực phẩm của TP Hà Nội”, liên thông đồng bộ với Bộ NN&PTNT

Lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ninh, cho biết, Sở đang đặt mục tiêu phát triển chuyển đổi số đồng bộ, toàn diện theo hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh. Bên cạnh đó tiếp tục đẩy mạnh việc phát triển thương mại điện tử trong nông nghiệp, tăng cường các hoạt động hỗ trợ, hướng dẫn, giúp người nông dân thay đổi trong tư duy sản xuất, quảng bá sản phẩm lên mạng hiệu quả và điều chỉnh cơ cấu sản xuất theo nhu cầu thị trường, tiến tới hội nhập quốc tế.

So với trước đây, doanh nghiệp, người dân ứng dụng khoa học, công nghệ trong hoạt động, sản xuất, quản lý, quảng bá, tiếp cận thị trường, đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử đã nâng lên rõ rệt. Hiện nay, 100% doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh sử dụng, khai thác hóa đơn điện tử; hộ kinh doanh cá thể đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử (đạt 98,7%); trên 70% sản phẩm OCOP từ 3 sao của tỉnh đã lên sànthương mại điện tử.

Cán bộ chuyên môn, đoàn thanh niên tỉnh Quảng Ninh hướng dẫn người dân cài đặt ứng dụng công nghệ phục vụ trong đời sống, sản xuất. 

Đặc biệt, các địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đang tích cực triển khai công tác chuyển đổi số toàn diện tới tận các xã, thôn, bản. Như tại huyện Tiên Yên, công tác chuyển đổi số được tích cực triển khai với nhiều hiệu quả đáng ghi nhận. Huyện đã chủ động rà soát, đánh giá hiện trạng và mở các lớp đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số, đặc biệt là trong các hoạt động xây dựng NTM; đẩy mạnh việc đầu tư hạ tầng; ứng dụng công nghệ, từng bước hoàn thiện cơ chế, chính sách để khuyến khích người dân chủ động áp dụng chuyển đổi số, góp phần phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao chất lượng tiếp cận dịch vụ và đời sống của người dân...

Huyện Tiên Yên đã lựa chọn xã Đồng Rui là xã kiểu mẫu hướng tới xây dựng trở thành mô hình xã thông minh để thực hiện chuyển đổi số trong xây dựng NTM. Xã Đồng Rui là xã có khoảng 15% người dân là dân tộc thiểu số (DTTS). Thông tin từ lãnh đạo UBND xã Đồng Rui, xã đã và đang tích cực thực hiện công tác chuyển đổi số trong xây dựng NTM, xã phấn đấu 100% trường học, trạm y tế, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại xã, dịch vụ điện nước, siêu thị mini sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt; 100% người dân có sổ khám sức khỏe điện tử và sử dụng nền tảng tư vấn khám chữa bệnh từ xa; 100% các sản phẩm OCOP và sản phẩm thủy sản, trên 80% sản phẩm nông sản được truy gốc giao dịch trên sàn thương mại điện tử...

Ngoài ra tại xã Đồng Tâm, huyện Bình Liêu, với hơn 90% là người DTTS, tuy nhiên thời gian qua xã này cũng tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm hướng dẫn, khuyến khích người dân chủ động làm quen với các dịch vụ tiện ích trên không gian mạng. Đội ngũ cán bộ các thôn là nòng cốt hướng dẫn người dân cài đặt các phần mềm chuyển đổi số, nâng cao nhận thức về an toàn an ninh mạng...

Các tổ công nghệ số cộng đồng đã tích cực hướng dẫn người dân cài phần mềm VssID, thanh toán tiền điện, tiền nước qua điện thoại, cập nhật tin tức an ninh trật tự trên trang thông tin điện tử địa phương... Đặc biệt là nhiều hộ kinh doanh trong xã đã bắt đầu biết quảng bá các sản phẩm của mình trên mạng xã hội, các sàn thương mại điện tử để bán được nhiều hàng hơn, nâng cao thu nhập.

Theo báo cáo của Văn phòng Điều phối NTM tỉnh Quảng Ninh, tính đến hết năm 2023 tỉnh Quảng Ninh đã có 98/98 xã về đích NTM, trong đó có 56/98 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 28 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. 13/13 địa phương cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Toàn tỉnh đã có 4/7 huyện, đạt 57% cơ bản hoàn thành tiêu chí/chỉ tiêu huyện đạt chuẩn NTM nâng cao.

Trong đó, Đầm Hà, Tiên Yên là 2 huyện đầu tiên trong nước được Thủ tướng Chính phủ công nhận là huyện đạt chuẩn NTM nâng cao; Bình Liêu là huyện miền núi, biên giới, dân tộc đầu tiên trong nước đạt chuẩn huyện NTM theo Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025. Qua đó đưa Quảng Ninh là tỉnh đầu tiên trong nước hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025.

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong xây dựng NTM góp phần giúp các địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ngày càng phát triển, người dân được tiếp cận với chuyển đổi số, giúp ích cho cuộc sống. Từ thành công này, tỉnh Quảng Ninh sẽ tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất để xây dựng thêm các xã thông minh khác trên địa bàn, từ đó giúp thay đổi bộ mặt nông thôn thêm nhiều khởi sắc.

 

 

Hồng Hạnh

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline