Hotline: 0941068156

Thứ tư, 15/01/2025 17:01

Tin nóng

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Trên 20 cây cổ thụ ở vườn quốc gia Côn Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ tư, 15/01/2025

Quảng Ngãi: Phát huy vai trò cộng đồng trong bảo tồn đa dạng sinh học

Thứ sáu, 03/01/2025 04:01

TMO - Thời gian qua, tỉnh Quảng Ngãi đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học tại những khu vực có giá trị đa dạng sinh học cao. Bên cạnh đó, nhằm nâng cao ý thức bảo tồn đa dạng sinh học, nhiều đợt giải cứu động vật hoang dã đã được thực hiện bởi các nhóm cộng đồng, người dân miền núi… Từ đó góp phần bảo vệ rừng, đa dạng sinh học, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của Quảng Ngãi.

Hiện nay, tỉnh Quảng Ngãi luôn chú trọng việc gia tăng diện tích, phục hồi, đảm bảo tính toàn vẹn và kết nối các hệ sinh thái tự nhiên; quản lý và bảo tồn hiệu quả các loài hoang dã, các nguồn gen quý hiếm. Đồng thời xây dựng và phát triển hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên, hành lang đa dạng sinh học, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, khu vực đa dạng sinh học cao, cảnh quan sinh thái quan trọng, vùng đất ngập nước quan trọng, góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững đất nước.

Trong thời gian qua, đa dạng sinh học đã đóng vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế- xã hội của Quảng Ngãi nói riêng và cả Việt Nam nói chung, giúp hạn chế các tác động của biến đổi khí hậu, cung cấp sinh kế cho cộng đồng địa phương. Việc đẩy mạnh bảo tồn đa dạng sinh học của Quảng Ngãi được cộng đồng người dân quan tâm, chú trọng thực hiện. Đơn cử như, người dân đã nâng cao ý thức bảo vệ động vật hoang dã, quý hiếm. Tại thôn An Hội Bắc 2, xã Nghĩa Kỳ (Tư Nghĩa), người dân đã tự nguyện giao nộp 1 cá thể kỳ đà hoa, trọng lượng 9,6kg cho Hạt Kiểm lâm huyện Tư Nghĩa.

Theo chia sẻ của người giao nộp, người dân đã mua cá thể kỳ đà hoa của một người khác thuộc thôn Xuân Phổ, xã Nghĩa Kỳ. Qua tìm hiểu, biết đây là động vật rừng quý hiếm, không được phép nuôi nhốt và mua bán nên người dân đã tự nguyện giao nộp cho cơ quan chức năng. Cá thể kỳ đà hoa sau đó được Hạt Kiểm lâm huyện Tư Nghĩa thả vào rừng tự nhiên do UBND xã Nghĩa Sơn (huyện Tư Nghĩa) quản lý. Bên cạnh đó, vào ầu tháng 10/2024, có 4 cá nhân trên địa bàn xã Phổ Nhơn, Phổ Châu và phường Nguyễn Nghiêm (TX.Đức Phổ) cũng tự nguyện giao nộp 12 cá thể động vật rừng quý hiếm, gồm: Rùa hộp trán vàng miền Trung, rùa sa nhân, khỉ đuôi lợn, cu li nhỏ.

Tỉnh Quảng Ngãi tăng cường quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn. (Ảnh minh hoạ). 

Lãnh đạo UBND thị xã Đức Phổ chia sẻ, hành động này của người dân rất đáng hoan nghênh, góp phần lan tỏa ý thức, trách nhiệm bảo vệ động vật hoang dã, bảo tồn đa dạng và hệ sinh thái tự nhiên đến cộng đồng. Theo Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Ngãi, nhờ đẩy mạnh tuyên truyền, năm 2024, người dân trong tỉnh đã tự nguyện giao nộp trên 20 cá thể động vật quý hiếm.

Bên cạnh đó, lực lượng kiểm lâm trên địa bàn tỉnh tăng cường phối hợp với các tổ bảo vệ rừng cộng đồng thường xuyên tuần tra, để kịp thời phát hiện và ngăn chặn các trường hợp săn bắt, mua bán và sử dụng động vật hoang dã.

Về lâu dài, cần tạo lập các phương án cải thiện sinh kế cho người dân ở gần những nơi đa dạng sinh học cao. Qua đó, người dân sẽ được hưởng thụ những lợi ích từ rừng, từ đa dạng sinh học mang lại, nên ngày càng nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ. Cùng với việc ý thức bảo vệ tài nguyên, động vật hoang dã quý hiếm của người dân được nâng cao, thì lực lượng chính quyền và lực lượng chức năng cũng nỗ lực hết mình để bảo tồn nguyên vẹn các khu bảo tồn. Trong đó, khu bảo tồn biển Lý Sơn là một trong 16 khu bảo tồn biển của cả nước có độ đa dạng sinh học cao, gồm 157 loài san hô, 202 loài cá, 137 loài rong biển, 6 loài cỏ biển, 96 loài giáp xác, 40 loài da gai.

Ngoài ra, khu vực này còn có 25 loài nằm trong danh mục các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam cần được bảo vệ, phục hồi và phát triển. Tuy nhiên, phần do biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường, phần vì các hoạt động đánh bắt hải sản thiếu bền vững dẫn đến những tác động tiêu cực đến hệ sinh thái Khu bảo tồn biển Lý Sơn. Kết quả quan trắc đa dạng sinh học rạn san hô và thảm cỏ biển của Viện Hải dương học Nha Trang cho thấy, độ phủ san hô sống, cỏ biển giảm đáng kể trong giai đoạn 2019 - 2022, do hiện tượng tẩy trắng và chết hàng loạt, nhất là ở khu vực Bãi Lăng và Bãi Xếp (Lý Sơn).

Riêng độ phủ của cỏ biển giảm từ 53% vào năm 2010, xuống còn 17%. Lãnh đạo Ban Quản lý Khu bảo tồn biển Lý Sơn cho hay, rạn san hô và thảm thực vật biển đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng sinh thái biển. Chúng vừa là “ngôi nhà chung”, cũng là nơi duy trì và phát triển nguồn lợi hải sản qua việc cung cấp thực phẩm cho các loại sinh vật biển.

Do đó, sự suy giảm đa dạng sinh học không chỉ gây mất cân bằng sinh thái biển, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của cộng đồng dân cư ven biển, đặc biệt là những ngư dân sống bằng nghề đánh bắt hải sản. Trước tình trạng này, Ban Quản lý Khu bảo tồn biển Lý Sơn phối hợp với các lực lượng chức năng tổ chức kiểm tra, kiểm soát trên biển, kịp thời phát hiện và xử lý 34 vụ vi phạm trong đánh bắt hải sản trái phép, sử dụng các phương tiện và ngư cụ hủy diệt, khai thác san hô và hủy hoại thảm cỏ biển trong khu vực bảo tồn.

Cùng với đẩy mạnh tuyên truyền đến cộng đồng người dân, lực lượng chức năng  khuyến khích ngư dân khai thác hải sản đúng mùa vụ, sử dụng ngư lưới cụ đúng ngành nghề và kích cỡ. Đồng thời, phối hợp với Trung tâm Giống Quảng Ngãi thường xuyên thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản, chủ yếu là các loại hải sâm vú trắng, bào ngư 9 lỗ, cua huỳnh đế mang trứng... tại phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và phục hồi sinh thái. Qua đó, góp phần phục hồi, tái tạo và gia tăng giá trị nguồn lợi thủy sản, cũng như độ đa dạng sinh học của vùng biển Lý Sơn.

Người dân huyện Bình Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) khai thác, kết hợp bảo tồn nguồn rong mơ tự nhiên. (Ảnh minh hoạ: VH). 

Ngoài ra, vào tháng 9/2024, Quảng Ngãi đã chính thức khởi động triển khai dự án “Bảo vệ, khai thác và phát triển rong mơ khu vực các xã ven biển gắn với sinh kế bền vững của cộng đồng” tại huyện Bình Sơn.  Trong những năm qua, hoạt động khai thác rong mơ trên địa bàn huyện Bình Sơn đã đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân tại địa phương. Tuy nhiên, việc khai thác theo kiểu “tận diệt” ngay vào mùa sinh trưởng của rong mơ không chỉ làm tổn hại nghiêm trọng đến hệ sinh thái biển, phá vỡ môi trường tự nhiên mà còn triệt tiêu nơi đẻ trứng và trú ngụ của nhiều loại thủy sản.

Vì vậy, việc triển khai dự án bảo vệ, khai thác và phát triển rong mơ gắn với sinh kế bền vững của cộng đồng tại các xã ven biển huyện Bình Sơn có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản, góp phần mang lại những giá trị bền vững về kinh tế và xã hội và bảo tồn đa dạng sinh học của địa phương.

Việc bảo tồn đa dạng sinh học tại tỉnh Quảng Ngãi có ý nghĩa thiết thực, phù hợp với chủ trương xã hội hóa trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, được sự đồng thuận của chính quyền địa phương, nhân dân. Từ đó mang lại hiệu quả trong công tác quản lý, nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học của người dân; nâng cao năng lực quản lý, bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học cho chủ rừng, lực lượng kiểm lâm. Góp phần to lớn trong việc giảm thiểu các tác động tiêu cực đến tài nguyên thiên nhiên, nâng cao chất lượng và đa dạng sinh học của hệ sinh thái.

 

Duy Thái

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline