Hotline: 0941068156

Thứ hai, 29/04/2024 09:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 29/04/2024

Quảng Bình: Ứng dụng thiết bị bay không người lái trong sản xuất nông nghiệp

Thứ tư, 20/03/2024 14:03

TMO - Mô hình ứng dụng thiết bị bay không người lái trong việc bón phân hữu cơ trên cánh đồng trồng lúa tại thôn Xuân Lai, xã Xuân Thuỷ (huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình) đã giúp bà con địa phương tiết kiệm chi phí sản xuất cũng như thời gian và nhân công so với sản xuất truyền thống. 

Ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp đang là xu hướng tất yếu để giảm chi phí lao động, tăng năng suất cây trồng, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong đó, tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, việc ứng dụng thiết bị bay không người lái để bón phân tuy còn khá mới mẻ nhưng bước đầu cho thấy hiệu quả không chỉ trong sản xuất mà còn góp phần bảo vệ sức khỏe người nông dân.  

Theo anh Trần Duy Khánh, hộ dân liên kết sản xuất với doanh nghiệp trong việc ứng dụng thiết bị bay không người lái trong sản xuất lúa trên địa bàn xã Xuân Thủy, huyện Lệ Thủy cho biết: Mỗi lần bón phân, thiết bị không người lái có thể mang một lượng phân bón từ 40 – 45kg, với mức 200kg/ha thiết bị bay mất 15 phút là hoàn thành. Hiện nay, tổng diện tích mô hình trồng lúa hữu cơ gồm có 22ha, việc sử dụng bón phân bằng thiết bị bay chỉ trong vòng 1 ngày. Trong khi đó, nếu bón phân thủ công thì phải pha trộn thủ công, khó điều chỉnh được liều lượng, phân bón không đồng đều giữa các vùng, mất nhiều thời gian.

Mô hình sử dụng thiết bị bay không người lái bón phân hữu cơ tại ruộng lúa huyện Lệ Thuỷ đã tiết kiệm nhân công lao động trong sản xuất nông nghiệp. Ảnh: TĐ 

Riêng với việc phun thuốc bảo vệ thực vật, mỗi lần máy có thể mang 40 lít dung dịch, sử dụng công nghệ phun áp lực, cắt nhỏ hạt thuốc thành kích thước siêu nhỏ dạng sương mù, sau khi kết hợp với các luồng gió đối lưu từ cánh quạt sẽ giúp thuốc tản đều và bám, thấm nhanh vào cây trồng ở cả mặt trên và dưới của lá, cũng như tán, thân cây, giảm được hiện tượng thuốc bị rơi rớt xuống ngấm vào đất và nước. Khi xảy ra dịch bệnh trên diện rộng, việc sử dụng thiết bị không người lái để phun thuốc sẽ giúp dập dịch nhanh, tiết kiệm được thời gian quản lý dịch hại, tăng hiệu suất lao động. Đồng thời tránh việc vứt bỏ bao bì không đúng nơi quy định và đảm bảo an toàn cho người lao động khi không trực tiếp tiếp xúc với thuốc bảo vệ thực vật hay phân bón, chế phẩm sinh học.

Trước đó, Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư tỉnh Quảng Bình phối hợp với đơn vị chuyên môn và nông dân dùng thiết bị bay không người lái để gieo sạ vụ sản xuất lúa Đông Xuân 2023-2024 trên diện tích 22 ha tại huyện Lệ Thủy. Hoạt động này được nông dân cổ vũ tích cực với mong muốn áp dụng công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao giá trị cây trồng, giảm sức lao động của nông dân.

Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư Quảng Bình cho biết, ngoài việc gieo sạ, thiết bị bay không người lái còn có thể rải phân, bón lót, phun thuốc bảo vệ thực vật trong trồng trọt với hệ thống thiết bị tiên tiến, điều khiển từ xa thuận lợi cho người vận hành. Hiện người dân ở huyện Lệ Thuỷ đang thực hiện gieo sạ theo cách truyền thống với khoảng 5 kg giống/sào, còn nếu gieo sạ bằng thiết bị không người lái chỉ cần chưa đến 4 kg/sào. Việc dùng thiết bị không người lái gieo sạ được đều hơn, giảm tối đa sức lao động, giảm chi phí sản xuất cho nông dân.

 

 

Nguyễn Hoàng

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline