Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 23/11/2024 19:11

Tin nóng

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Thứ bảy, 23/11/2024

Quảng bá di tích lịch sử thông qua công nghệ số

Thứ bảy, 08/06/2024 12:06

TMO - Với các ứng dụng công nghệ tiên tiến trong hoạt động bảo tồn các giá trị văn hoá, di sản, giờ đây các du khách, người dân có thể tìm hiểu, khám phá về các điểm di sản văn hoá Pleiku (tỉnh Gia Lai) một cách mới lạ, độc đáo. Đây là cách quảng bá, giới thiệu hình ảnh văn hóa đặc sắc của một vùng đất đầy hấp dẫn.

Gia Lai có lợi thế rất lớn khi thừa kế nhiều loại hình di sản khác nhau, gồm di sản thiên nhiên và di sản văn hóa. Sự tổng hòa của thiên nhiên hùng vĩ lẫn các giá trị vật thể và phi vật thể đã làm nên một miền đất rất đặc biệt. Hệ thống di sản văn hóa vật thể, phi vật thể độc đáo tại Gia Lai cũng làm nên những giá trị riêng biệt cho vùng đất Bắc Tây Nguyên. Hiện Gia Lai có 41 di tích, cụm di tích đã được xếp hạng. Do đó việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá lịch sử của vùng đất này là điều cần thiết.

Trong kỷ nguyên số, một trong những kênh quan trọng để khai thác đề tài, tìm kiếm thông tin cũng như truyền tải, lan tỏa các giá trị về văn hóa lịch sử chính là mạng Internet. Do đó việc số hoá dữ liệu, thông tin về điểm đến, hay thông tin về các điểm di tích lịch sử đã được TP.Pleiku luôn quan tâm, chú trọng.

Đơn cử như việc số hoá điểm Di tích lịch sử-văn hóa Biển Hồ đã mang lại những trải nghiệm thú vị cho du khách và được người dân tích cực hưởng ứng. Cụ thể tại địa điểm Di tích này đã được cung cấp mã QR. Chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh được kết nối internet và thực hiện quét mã QR, trong vài giây, những thông tin về di tích lịch sử-văn hóa Biển Hồ sẽ được cung cấp đến du khách. Có mã QR sẽ giúp du khách dành nhiều thời gian tham quan, sau đó tìm hiểu được thông tin một cách chính thống. Video clip về di tích hiện đã thu hút hơn 1,1 triệu lượt người xem sau 6 tháng đăng tải. Bên cạnh đó, video clip dài hơn 8 phút đã cung cấp hình ảnh trực quan, sống động về di tích này.

Hay tại Di tích lịch sử-văn hóa Nhà lao Pleiku cũng đã được tiến hành số hoá, chuyển đổi số. Để biết nhiều thông tin hơn về Nhà lao Pleiku, với nguồn tin chính thống, chính xác, du khách cũng chỉ cần quét mã QR. Công trình số hóa dữ liệu Di tích lịch sử-văn hóa Nhà lao Pleiku được thiết kế ngắn gọn, súc tích, trình bày theo dạng hình ảnh và infographic, video clip toàn cảnh, cận cảnh kèm lời thoại để du khách dễ dàng nắm bắt thông tin.

Số hoá các điểm di tích, lịch sử là cách để quảng bá giới thiệu hình ảnh văn hóa đặc sắc của TP. Pleiku tỉnh Gia Lai. (Ảnh minh hoạ: PL).

Việc làm này không chỉ góp phần giới thiệu Di tích lịch sử-văn hóa Nhà lao Pleiku đến mọi người mà còn giúp du khách nắm rõ hơn, hiểu thêm về lịch sử. Cách truyền tải thông tin ngắn gọn nhưng đa dạng, phong phú đã khiến du khách và người dân thích thú, không cảm thấy bị nhàm chán.

Bên cạnh đó, thời gian qua, các cấp bộ Đoàn của TP. Pleiku đã tích cực thực hiện việc số hóa dữ liệu các di tích lịch sử-văn hóa trên địa bàn. Tại các di tích lịch sử-văn hóa, mã QR được thiết kế dưới dạng pa nô, biển bảng giới thiệu đẹp mắt, đặt ở những vị trí phù hợp để mọi người dễ quét mã, tìm kiếm thông tin.

Hiện tại Đoàn phường Hoa Lư đang tiếp tục tổng hợp thông tin để tiến hành số hoá dữ liệu về làng Ốp (thuộc phường Hoa Lư, TP.Pleiku). Được biết ngoài các hình ảnh đẹp về làng Ốp sẽ có cả những thông tin về địa điểm nghỉ dưỡng, ẩm thực, nét văn hóa đặc sắc, phương tiện di chuyển… Đoàn phường Hoa Lư mong muốn việc số hoá thông tin về làng Ốp sẽ mang đến cho du khách một cuốn cẩm nang du lịch hấp dẫn.

Bên cạnh đó Đoàn phường sẽ lồng ghép bản thuyết minh bằng song ngữ Việt-Anh để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu tìm hiểu cho du khách nước ngoài. Sau khi hoàn thành, ngoài dán mã QR tại làng Ốp, Đoàn phường sẽ đăng tải mã QR lên mạng xã hội để những người chưa có điều kiện đến tham quan có thể tìm hiểu thông tin qua việc quét mã. Công trình dự kiến ra mắt vào tháng 9-2024

Trên thế giới, việc ứng dụng công nghệ số trong bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đang trở thành xu hướng tất yếu, ngày càng phát triển mạnh mẽ. Tại Việt Nam công nghệ đã từng bước được đưa vào ứng dụng bảo tồn di sản thông qua việc số hóa các di tích, di sản văn hóa phục vụ lưu trữ, tiếp cận quảng bá đến muôn nơi.

Nhu cầu để có thể thưởng thức, trải nghiệm hoặc khám phá những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể là nhu cầu thiết yếu của con người. Giải pháp số hóa giúp đưa các di sản phi vật thể của Việt Nam nói chung và văn hoá Pleiku nói riêng đến với công chúng trong và ngoài nước rộng rãi hơn. Đây là một xu hướng tất yếu, phải thực hiện trong thời đại ngày nay.

 

 

Hồng Nhung

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline