Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 12/05/2024 01:05

Tin nóng

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Chủ nhật, 12/05/2024

Quan trắc, giám sát môi trường trong nuôi trồng thủy sản

Thứ tư, 15/02/2023 11:02

TMO - Hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế thủy sản bền vững, tỉnh Gia Lai chú trọng triển khai hiệu quả nhiệm vụ quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường nuôi trồng thủy sản, qua đó đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản, bảo vệ môi trường, hệ sinh thái, đa dạng sinh học, động thực vật thủy sinh.

Tỉnh Gia Lai có tổng trữ lượng nước khoảng 23 tỷ m3, phân bố trên hệ thống sông Ba, hệ thống sông Sê San và các nhánh của sông Srêpôk với 302 hồ chứa, đập thủy lợi. Diện tích nuôi trồng và khai thác thủy sản của tỉnh là 15.159 ha, trong đó, diện tích nuôi 1.109 ha, diện tích khai thác 14.050 ha. Hiện nay, hoạt động nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh chủ yếu là nuôi thâm canh theo hình thức lồng bè với khoảng 700 lồng trên các hồ chứa, hồ thủy điện tại các địa phương như: thị xã An Khê, huyện Kbang, Chư Păh, Ia Grai, Đak Đoa. Tổng sản lượng nuôi trồng và khai thác hàng năm khoảng 1.583 tấn.

Theo kế hoạch của UBND tỉnh, đến năm 2025, tỉnh phấn đấu giá trị sản xuất thủy sản khoảng 460 tỷ đồng, chiếm 1,13% giá trị sản xuất toàn ngành nông-lâm-thủy sản; tổng diện tích nuôi trồng và khai thác thủy sản đạt 20.800 ha, trong đó, nuôi trồng đạt 3.800 ha; tổng sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản đạt 16.360 tấn (nuôi trồng đạt 12.160 tấn); có 1.000 ô lồng nuôi trồng thủy sản, sản lượng phấn đấu đạt 3.500 tấn; sản lượng nuôi ao hồ nhỏ đạt 8.660 tấn. 

Tỉnh Gia Lai chú trọng mở rộng diện tích, nâng cao chất lượng vùng nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh. Ảnh: BGL 

Với những mục tiêu trên, nhiệm vụ quan trắc, giám sát môi trường trong nuôi trồng thủy sản được đánh giá là thích ứng kịp thời trong bối cảnh ngành NN&PTNT nói chung, thủy sản nói riêng đang tái cấu trúc theo hướng phát triển bền vững và gia tăng giá trị. Đáp ứng hoàn thành nhiệm vụ công tác quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi trồng thủy sản đã và đang được Bộ NN&PTNT quan tâm chỉ đạo; phục vụ hiệu quả công tác chỉ đạo sản xuất.

Cảnh báo, dự báo, cung cấp thông tin, diễn biến chất lượng nước môi trường vùng nuôi, hướng dẫn các biện pháp xử lý, phòng ngừa khi môi trường thủy sản mất an toàn, giảm thiểu thiệt hại do môi trường gây ra, phòng ngừa hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người nuôi thủy sản; hài hòa giữa bảo vệ môi trường sinh thái, khai thác, sử dụng bền vững đa dạng sinh học thủy sinh vật và phát triển sinh kế của người dân nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn sản xuất và phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững. Hoàn thiện cơ sở dữ liệu thông tin về quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản phục vụ hệ thống hóa trên nền dữ liệu số, công nghệ số, làm cơ sở dữ liệu môi trường, cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia.

Theo Kế hoạch quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường trong nuôi trồng thủy sản năm 2023 trên địa bàn tỉnh Gia Lai, địa phương này chủ động quan trắc, đánh giá, cảnh báo, giám sát sự biến động chất lượng nước nuôi trồng thủy sản để kịp thời phát hiện nguy cơ ô nhiễm môi trường. Hướng dẫn việc thực hiện các biện pháp xử lý môi trường phù hợp, giúp tăng hiệu quả, giảm thiểu rủi ro trong nuôi trồng thủy sản và bảo vệ môi trường. Tạo cơ sở để cơ quan quản lý các cấp xây dựng khung lịch thời vụ nuôi, cơ cấu, đối tượng nuôi thủy sản phù hợp.

Đặc biệt, kết quả quan trắc và cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản phải được chuyển tải nhanh nhất đến đến các cơ quan quản lý, người nuôi và các tổ chức, cá nhân liên quan; cung cấp được cơ sở dữ liệu về quan trắc môi trường thống nhất; cơ sở dữ liệu thông tin về quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản được hệ thống hóa. 

Trong đó, các điểm quan trắc, giám sát được lựa chọn tại những hồ có diện tích mặt nước lớn, nuôi trồng thủy sản theo hình thức lồng bè phát triển  là hồ thủy điện An Khê - Ka Nak (thị xã An Khê) và hồ C thủy điện Vĩnh Sơn (huyện Kbang). Thời gian quan trắc, giám sát dự kiến từ tháng 3 đến tháng 11 năm 2023. Sở NN&PTNT chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y chủ trì, phối hợp với địa phương, các đơn vị liên quan triển khai công tác quan trắc môi trường, hướng dẫn và theo dõi việc thực hiện của đơn vị quan trắc môi trường. 

Việc triển khai hệ thống quan trắc môi trường giúp kiểm soát, ngăn chặn nguy cơ ô nhiễm nguồn nước, giảm thiệt hại trong nuôi trồng thủy sản. 

Khi thực hiện quan trắc, các đơn vị cần phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước thủy sản thị xã An Khê, huyện Kbang để được dẫn đường, giám sát vị trí lấy mẫu, định vị tọa độ, thu thập các thông tin nuôi trồng thủy sản, tình hình dịch bệnh động vật thủy sản và kết quả quan trắc môi trường từ các bộ phận khác để đánh giá, tổng hợp, khuyến cáo và bổ sung kết quả quan trắc môi trường nuôi trồng thủy sản. Đảm bảo đầy đủ nhân lực, an toàn lao động, phương tiện, máy móc, thiết bị, dụng cụ phục vụ công tác lấy mẫu, đo, phân tích, tổng hợp, xử lý số liệu thông số môi trường nuôi thủy sản theo quy định. Thực hiện đo, lấy mẫu, phân tích, tổng hợp, xử lý số liệu, báo cáo kết quả quan trắc và biên soạn bản tin quan trắc theo quy định.

Hướng dẫn cán bộ địa phương về phương pháp đo, lấy mẫu, bảo quản, gửi mẫu theo đúng quy định. Khi phát hiện môi trường có diễn biến bất lợi hoặc có nguy cơ bất lợi cho sản xuất, nuôi trồng thủy sản tại địa bàn thực hiện lấy mẫu, phải báo cáo ngay cho Chi cục Chăn nuôi và Thú y để ra quyết định cảnh báo và ứng phó kịp thời. Báo cáo kết quả quan trắc theo đợt: trong vòng 2-3 ngày (chậm nhất sau 5 ngày) kể từ ngày thu mẫu. Báo cáo kết quả quan trắc chất lượng môi trường theo năm gửi trước ngày 25 tháng 12 của năm. Báo cáo đột xuất (nếu có): Ngay khi có kết quả phân tích xác định nguyên nhân thủy sản chết, sự cố môi trường… theo quy định hiện hành.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm quản lý, sử dụng kinh phí để thực hiện Kế hoạch quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường trong nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh theo đúng các quy định hiện hành. Phối hợp các địa phương, đơn vị liên quan hướng dẫn, khuyến cáo, cảnh báo cho người nuôi trồng thủy sản tại các khu vực được quan trắc và trên toàn địa bàn tỉnh biết, chủ động ứng phó và tổ chức thực hiện các hoạt động thủy sản đạt hiệu quả. 

Sở Tài nguyên và Môi trường Phối hợp với Sở NN&PTNT rà soát, thẩm định chi tiết thông số, tần suất, địa điểm và thời gian thực hiện, tránh trùng lặp, chồng chéo trong quá trình quan trắc, đánh giá chất lượng môi trường nước mặt thuộc nhiệm vụ hàng năm của Sở Tài nguyên và Môi trường; cung cấp thông tin, kết quả quan trắc môi trường có liên quan....

UBND các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với Sở NN&PTNT Chi cục Chăn nuôi và Thú y, các cơ quan liên quan và đơn vị quan trắc môi trường triển khai, thực hiện các nội dung kế hoạch quan trắc môi trường trong nuôi trồng thủy sản. Tiến hành cảnh báo và giám sát môi trường các khu vực thực hiện quan trắc, thông báo cho người dân trên địa bàn chủ động ứng phó, làm cơ sở để triển khai các biện pháp quản lý các yếu tố môi trường trong quá trình nuôi trồng thủy sản. 

Đồng thời, hướng dẫn chủ cơ sở, hộ nuôi trồng thủy sản chủ động theo dõi, giám sát môi trường tại khu vực nuôi trồng thủy sản; ghi chép đầy đủ thông tin, số liệu thu thập, các biện pháp xử lý môi trường vượt ngưỡng cho phép (theo hướng dẫn của cơ quan quản lý thủy sản và đơn vị thực hiện quan trắc); cung cấp thông tin, số liệu về quan trắc môi trường, phòng bệnh động vật thủy sản nuôi (khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền); hỗ trợ các tổ chức, cá nhân, cơ quan quản lý triển khai thực hiện hoạt động quan trắc môi trường kịp thời, hiệu quả. 

Các cơ sở nuôi trồng thủy sản phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý nhà nước thủy sản trong quan trắc, giám sát và cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản. Kịp thời thông báo các diễn biến bất thường của môi trường nuôi trồng thủy sản và báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước thủy sản tại địa bàn. Ghi chép đầy đủ thông tin, số liệu thu thập, các biện pháp xử lý môi trường vượt ngưỡng cho phép (theo hướng dẫn của cơ quan quản lý thủy sản và đơn vị thực hiện quan trắc). 

 

 

Bích Ngọc 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline