Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 19/04/2024 08:04

Tin nóng

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Thứ sáu, 19/04/2024

Phương án khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước

Thứ hai, 06/03/2023 05:03

TMO - Tỉnh Thanh Hóa triển khai quy hoạch tài nguyên nước phù hợp với định hướng phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển của tỉnh, bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên nước, chủ động phòng chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trên địa bàn tỉnh.

Trên địa phận tỉnh Thanh Hóa có 4 hệ thống sông chính là sông Mã, sông Bạng, sông Yên, sông Hoạt với tổng chiều dài 881km, tổng diện tích lưu vực là 39,756km2, tổng lượng nước trung bình hằng năm là 19, 52 tỷ m3. Sông suối tại tỉnh Thanh Hóa chảy qua nhiều vùng địa hình phức tạp, là tiềm năng khai thác thủy điện lớn.

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có khoảng 610 hồ chứa và 1023 đập dâng. Tổng lượng nước trung bình hàng năm của hệ thống sông chính là 19,5 tỷ m3 so với tổng lượng dòng chảy trung bình trên địa bàn tỉnh từ 20-21 tỷ m3 hàng năm của toàn tỉnh. Hệ thống hồ chứa nước quan trọng cấp quốc gia và cấp tỉnh hiện có: Hồ sông Mực với dung tích 174 triệu m3; Hồ Yên Mỹ với dung tích 87 triệu m3; Hồ Đồng Ngư có dung tích chứa 764 triệu m3; Hồ Duồng Cốc có dung tích 615 triệu m3; Hồ Cửa Đạt với dung tích 1,45 tỷ m3.

Thanh Hóa vận hành các công trình thủy lợi, hồ chứa trong điều tiết, phân bổ hợp lý nguồn nước. 

Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2045 vừa được phê duyệt nhấn mạnh đến mục tiêu trong khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn nước trên địa bàn tỉnh. Theo đó, địa phương này tập trung quản lý, phân bổ nguồn nước đảm bảo hài hòa, hợp lý giữa các ngành, tổ chức, cá nhân dùng nước, cấp nước đủ cho các ngành kinh tế, ưu tiên đảm bảo 100% cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất công nghiệp có giá trị cao; bảo vệ tài nguyên nước không bị ô nhiễm, suy thoái cạn kiệt, bảo vệ chức năng của nguồn nước... đảm bảo an ninh nguồn nước lâu dài và góp phần thúc đẩy, hoàn thành các mục tiêu trong phát triển kinh tế-xã hội.

Trong đó, tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu đảm bảo nguồn cấp nước sinh hoạt đến năm 2030 là 180 triệu m3/năm, nước cho phát triển công nghiệp là 169 triệu m3/năm. Phân bổ, hài hòa hợp lý tài nguyên nước giữa các vùng/tiểu vùng, lưu vực/tiểu lưu vực cho ngành nông nghiệp là 1.533 triệu m3/năm. Quản lý việc xây dựng, vận hành các công trình khai thác phía thượng lưu, đảm bảo cấp nước. Duy trì dòng chảy tối thiểu trên các dòng sông chính là sông Mã và sông Chu. Quản lý, bảo vệ để khai thác hiệu quả, ổn định, lâu dài nguồn nước mặt với tổng lượng có thể khai thác là 16,25 tỷ m3/năm.

Quản lý, bảo vệ nguồn nước, xây dựng các công trình để khai thác, đáp ứng cho sinh hoạt và các nhu cầu khác trên phạm vi toàn tỉnh đến năm 2030 là 1.902 triệu m3/năm. Đồng thời, phòng chống hạn hán cho các vùng: lưu vực sông Mã, sông Chu; sông Hoạt và sông Bạng; phòng chống xâm nhập mặn cho các vùng hạ lưu sông Mã, sông Hoạt, sông Bạng...Các nguồn nước phân thành 7 vùng chức năng như sau (phù hợp với quy hoạch thủy lợi tỉnh Thanh Hóa): Vùng I (Thượng nguồn sông Mã); Vùng II (Lưu vực sông Bưởi); Vùng III (Bắc sông Mã); Vùng IV (Nam sông Mã - Bắc sông Chu); Vùng V (Lưu vực sông Âm); Vùng VI (Thượng sông Chu đến Bái Thượng); Vùng VII (Nam sông Chu). 

Theo dự báo nhu cầu dùng nước cho sinh hoạt đô thị trên địa bàn tỉnh đến năm 2030 là 88 triệu m3, lượng nước này tại khu vực nông thôn là 92 triệu m3. Trên cơ sở tiêu chuẩn sử dụng, số liệu các khu công nghiệp tập trung, sản xuất tiểu thủ công nghiệp thì nhu cầu sử dụng nước công nghiệp đến năm 2030 là 169 triệu m3. Nhu cầu nước phục vụ cho nông nghiệp là 1.553 triệu m3.

Nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn nước, tỉnh Thanh Hóa cần triển khai hiệu quả các nguyên tắc trong phân bổ nguồn nước. Cụ thể, phân bổ tài nguyên nước mặt trên địa bàn tỉnh gắn liền với định hướng phát triển kinh tế-xã hội, có xét đến quy hoạch khai thác, sử dụng nước của các ngành, yêu cầu chuyển nước giữa vùng thượng và hạ lưu. Phân bổ đảm bảo tính bền vững dựa trên kết quả đánh giá giữa nhu cầu khai thác, sử dụng nước với khả năng đáp ứng của nguồn nước và đảm bảo sự đồng thuận giữa các ngành sử dụng nước.

Trong điều kiện bình thường, đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng nước cho các ngành, đảm bảo dòng chảy tối thiểu trên các sông, hạn chế và giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm, cạn kiệt nguồn nước. Trong điều kiện xảy ra hạn hán, thiếu nước: Đảm bảo đủ 100% nhu cầu cấp nước sinh hoạt, đáp ứng tối đa khả năng cấp nước cho các mục đích khác...

Tỉnh Thanh Hóa chú trọng triển khai các giải pháp bảo vệ nguồn nước mặt tại các sông chính trên địa bàn tỉnh. 

Tỉnh Thanh Hóa xác định bảo vệ tài nguyên nước phải lấy phòng ngừa là chính, phải bảo vệ được nguồn thủy sinh, chất lượng nước, hệ sinh thái thủy sinh, góp phần bảo tồn giá trị văn hóa, cảnh quan thiên nhiên. Bảo vệ tài nguyên nước phải gắn kết với phân bổ nguồn nước, phòng chống và khắc phục hậu quả do nước gây ra. Bảo vệ chất lượng nước phải gắn với các mục đích sử dụng nước, ưu tiên nguồn nước có tầm quan trọng để ổn định an sinh xã hội.

Lập quy hoạch, kế hoạch khai thác nguồn nước ngầm, nước mặt phù hợp đáp ứng nhu cầu dân sinh, phát triển kinh tế-xã hội. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh phải sử dụng nước có hiệu quả, xử lý nước thải đạt quy chuẩn, khuyến khích việc tái sử dụng nước. Các khu đô thị, khu kinh tế, cụm công nghiệp, khu dân cư tập trung phải đầu tư hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung. Xây dựng hệ thống giám sát, quan trắc chất lượng nguồn nước, xả thải vào nguồn nước theo quy định của pháp luật.

Đối với nguồn nước mặt, tỉnh Thanh Hóa sẽ ưu tiên cao nhất bảo vệ nguồn nước các sông, đoạn sông khai thác nước cấp cho sinh hoạt với yêu cầu đảm bảo cả về số và chất lượng trong mọi tỉnh huống; Các nguồn nước có giá trị đa dạng sinh học cao, có giá trị lịch sử, bảo tồn văn hóa; Nguồn nước, cảnh quan môi trường và hệ sinh thái của tất cả sông chính, chịu tác động của nước thải sinh hoạt, công nghiệp, làng nghề, bệnh viện. Nguồn nước cấp bảo đảm cho phát triển nông nghiệp, công nghiệp...

Đối với nhiệm vụ phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn, tỉnh Thanh Hóa nâng cấp, hoàn thiện, đầu tư xây dựng các công trình khai thác, sử dụng nguồn nước đảm bảo hoạt động 100% công suất, đập ngăn mặn; Duy trì dòng chảy tối thiểu theo nội dung quy hoạch phân bổ, và phương án vận hành các hồ chứa thủy điện; Tăng cường diện tích trồng rừng, bảo vệ rừng đầu nguồn, phòng hộ và nâng cao chất lượng rừng...  

 

 

Đức Mạnh 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline