Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 27/04/2024 23:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 27/04/2024

Phú Yên huy động nguồn lực xã hội bảo tồn, phát huy giá trị di tích

Thứ hai, 18/12/2023 13:12

TMO - Để có nguồn lực thực hiện bảo tồn và phát huy giá trị di tích, tỉnh Phú Yên sẽ xây dựng cơ chế, chính sách xã hội hóa trong việc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, đầu tư hạ tầng du lịch.

Phú Yên là vùng đất có bề dày lịch sử, nơi đây phát hiện ra nhiều di chỉ khảo cổ minh chứng cho sự hiện diện rất sớm của con người trên vùng đất Phú Yên như: Di tích Eo Bồng (xã Sơn Thành Đông, huyện Tây Hòa) phát hiện nhiều công cụ bằng đá có niên đại cách ngày nay khoảng 16.000 năm được xếp vào văn hóa Hòa Bình thuộc thời kỳ đồ đá mới.

Thời đại kim khí trên địa bàn Phú Yên phát hiện được các di chỉ thuộc nền văn hóa Sa Huỳnh phân bố dọc ven biển, trong đó tiêu biểu là các di tích Gò Ốc (xã Xuân Bình, thị xã Sông Cầu), di tích Cồn Đình (xã Xuân Lộc, thị xã Sông Cầu) và di tích Khe Ông Dậu (xã Hòa Tâm, thị xã Sông Cầu). Hiện vật thu được tại di tích chủ yếu là đồ gốm, xương răng động vật và đồ đá có cùng đặc điểm giống nhau phản ánh về đời sống săn bắt hái lượm của người nguyên thủy chủ yếu dựa vào môi trường ven biển.

Từ thế kỷ I, II đầu công nguyên cho đến khoảng thế kỷ XV, Phú Yên là vùng đất thuộc nền văn hóa Chămpa phát triển rực rỡ với các công trình kiến trúc đền tháp. Các dấu ấn của nền văn hóa đó còn lưu giữ đậm nét trên vùng đất Phú Yên với các công trình kiến trúc Tháp Nhạn, Thành Hồ, Núi Bà. Những di tích này phân bố dọc theo trục sông Đà Rằng, được các nhà nghiên cứu xác định đủ yếu tố của mô hình một tiểu quốc với trục quy chiếu theo sông Đà Rằng gồm: Hải cảng (khu vực Núi Nhạn) – Kinh thành (khu vực Thành Hồ) – Thánh địa (khu vực Núi Bà).

Danh thắng Quốc gia đặc biệt Gành Đá Đĩa đang là điểm đến thu hút khách tham quan tại tỉnh Phú Yên. 

Đến nay, tỉnh Phú Yên hiện có 112 di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng; trong đó có 2 di tích quốc gia đặc biệt, 21 di tích quốc gia, 89 di tích cấp tỉnh. Nhiều di tích, danh thắng đang là điểm đến thu hút khách tham quan như: Danh thắng Quốc gia đặc biệt Gành Đá Đĩa, Di tích Kiến trúc Nghệ thuật Quốc gia Đặc biệt Tháp Nhạn; danh thắng Bãi Môn-Mũi Đại Lãnh, đầm Ô Loan, vịnh Xuân Đài...

Tuy nhiên, các di tích nói trên không thực sự thu hút du khách và phát huy hiệu quả kinh tế. Từ năm 2016 đến 2022 chỉ có hơn 3,65 triệu lượt khách đến tham quan. Trong đó, Phú Yên chỉ tổ chức thu phí tham quan tại Gành Đá Dĩa và Bãi Môn – Mũi Đại Lãnh. Thời gian qua, công tác lập quy hoạch di tích trên địa bàn tỉnh Phú Yên cũng chưa được chú trọng. Hiện Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh đang lập quy hoạch tổng thể 2 di tích tích quốc gia đặc biệt gồm, di tích kiến trúc nghệ thuật Tháp Nhạn và danh lam thắng cảnh Gành Đá Dĩa.

Trong đó, danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Gành Đá Đĩa đã được Thủ tướng Chính phủ lập quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi vào ngày 4/12/2023. Mục tiêu lập quy hoạch nhằm nhận diện đầy đủ giá trị và bảo tồn các giá trị đặc sắc về địa chất của Danh lam thắng cảnh Gành Đá Đĩa; bảo vệ tài nguyên mặt nước, đa dạng sinh học, địa chất, địa mạo và di sản văn hóa của cộng đồng trong khu vực...

Đồng thời, phát huy giá trị Danh lam thắng cảnh Gành Đá Đĩa, trở thành điểm tham quan du lịch hấp dẫn của tỉnh, của vùng và cả nước; làm cơ sở pháp lý thu hút nguồn lực đầu tư; quản lý và bảo vệ danh lam thắng cảnh và các di sản trong khu vực; lập, thẩm định, phê duyệt và triển khai các dự án thành phần về bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị danh lam thắng cảnh.

UBND tỉnh Phú Yên cho rằng, do khó khăn về kinh phí nên công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh vẫn còn hạn chế; nhiều di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia, cấp tỉnh chưa được tu bổ, tôn tạo; công tác phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch hiệu quả chưa cao, chưa thu hút khách du lịch,...Trong giai đoạn 2016-2022 chỉ có hơn 3,65 triệu lượt khách đến tham quan các di tích. Trong đó có hai di tích Gành Đá Đĩa và Bãi Môn - Mũi Đại Lãnh tổ chức thu phí tham quan. Nếu hệ thống di tích được quan tâm đầu tư các dự án bảo tồn di tích, tạo thành các sản phẩm du lịch mới sẽ thu hút được nhiều khách tham quan, du lịch.

Tỉnh Phú Yên sẽ xây dựng cơ chế, chính sách xã hội hóa trong việc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, đầu tư hạ tầng du lịch. 

Để có nguồn lực thực hiện bảo tồn và phát huy giá trị di tích, tỉnh Phú Yên sẽ xây dựng cơ chế, chính sách xã hội hóa trong việc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, đầu tư hạ tầng du lịch. Theo đó, Phú Yên cần hơn 11.679 tỷ đồng để thực hiện đề án này, trong đó kinh phí ngân sách nhà nước hơn 771 tỷ đồng và khoảng 10.908 tỷ đồng từ kinh phí xã hội hóa. Để thực hiện việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích trên địa bàn theo hướng bền vững, đồng bộ, thu hút du khách đến tham qua, phục vụ phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, từ nay đến năm 2030, tỉnh Phú Yên đề ra nhiệm vụ đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá hình ảnh và giá trị các di tích trên các phương tiện thông tin đại chúng và trong các chương trình xúc tiến du lịch.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng các địa phương xây dựng Đề án thu phí tham quan di tích để giảm bớt gánh nặng ngân sách trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích. Việc đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, xây dựng các sản phẩm du lịch độc đáo, đặc trưng của Phú Yên cũng được tỉnh chú trọng thực hiện. UBND tỉnh Phú Yên đề ra một số nhiệm vụ chính như tuyên truyền nâng cao nhận thực trong cán bộ và nhân dân về việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích; kiểm kê, lập hồ sơ xếp hạng di tích; phân cấp quản lý; cắm mốc giới khu bảo vệ; lập quy hoạch, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, danh mục di tích kêu gọi xã hội hóa đầu tư; đầu tư bảo quản, tu bổ, phục hồi, cơ sở hạ tầng đường đến di tích; bảo vệ môi trường di tích; phát triển nguồn nhân lực bảo tồn và phát huy giá trị di tích...

Tỉnh Phú Yên triển khai các giải pháp trọng tâm trong thời gian tới như: lồng ghép tuyên truyền, ứng dụng khoa học công nghệ và chuyển đổi số trong việc quảng bá hình ảnh di tích; thường xuyên tổ chức các lớp nghiệp vụ du lịch, kịp thời bảo vệ công trình di tích trước biến động của thiên tai, trang bị hệ thống thu gom rác thải tại các di tích, đầu tư xây dựng các điểm biểu diễn nghệ thuật dân gian...

Một số dự án đáng chú ý như: Khu du lịch vui chơi giải trí cao cấp Vịnh Xuân Đài (1.800 tỷ đồng); tu bổ, tôn tạo cảnh quan và đầu tư hạ tầng du lịch thắng cảnh quốc gia Gành Đá Dĩa (2.000 tỷ đồng); tu bổ tôn tạo khu di tích Bãi Môn – Mũi Đại Lãnh (1.000 tỷ đồng); khu du lịch sinh thái Núi Đá Bia (2.000 tỷ đồng); khu du lịch Đầm Ô Loan (3.000 tỷ đồng)…Tỉnh Phú Yên cũng đề ra một số nhiệm vụ trọng tâm để thu hút du khách đến tham quan di tích. Trong đó, tăng cường tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu các nội dung, giá trị di tích trên các phương tiện thông tin đại chúng và các hình thức khác. Cùng với đó, xây dựng đề án thu phí tham quan di tích, trước mắt tại một số di tích như: Tháp Nhạn, quần thể Hòn yến, danh thắng Vịnh Xuân Đìa, Núi Đá Bia, Đầm Ô Loan,..

 

 

Thanh Hương

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline