Hotline: 0941068156
Thứ bảy, 23/11/2024 18:11
Thứ sáu, 16/06/2023 14:06
TMO - Trong những năm gần đây, Việt Nam đã đón tiếp rất nhiều du khách lữ hành quốc tế là người Hồi giáo. Tuy nhiên, thị trường này chưa thực sự được chú trọng, chưa kiến tạo cơ hội phát triển và kêu gọi đầu tư rộng rãi dịch vụ du lịch đặc thù tại các địa phương, điểm đến chính trong cả nước.
Theo báo cáo chỉ số Hồi giáo toàn cầu năm 2021, thị trường du lịch Hồi giáo thế giới khá rộng lớn và phát triển mạnh mẽ. Trong đó, du lịch lữ hành tăng trưởng từ 108 triệu khách năm 2013 lên đến 160 triệu khách năm 2019. Sau đại dịch Covid-19, du lịch lữ hành của người theo đạo Hồi cũng tăng trưởng trở lại mạnh mẽ, ước đạt 26 triệu khách năm 2021 và dự báo năm 2023 sẽ phục hồi 80%, đạt khoảng 140 triệu khách, tăng trưởng thị trường sẽ trở lại mức 160 triệu vào năm 2024 do sự mở rộng của du lịch quốc tế. Đến năm 2028, ước khoảng 230 triệu lượt khách du lịch Hồi giáo sẽ đi du lịch ra nước ngoài, chi tiêu sẽ lên tới 225 tỷ USD.
Tuy nhiên, để thu hút có hiệu quả thị trường khách quốc tế tiềm năng này, nhiều vấn đề cần đặt ra cho chính quyền thành phố và những người làm việc trong ngành dịch vụ và khách sạn đó là phải hiểu rõ về văn hóa, hành vi và nhu cầu đặc biệt của khách du lịch Hồi giáo, chẳng hạn như việc khách Hồi giáo chỉ tiêu thụ thực phẩm halal, các cơ sở phục vụ đáp ứng nhu cầu như có phòng cầu nguyện, hoặc nhu cầu đi du lịch của khách Hồi giao là rất cao sau tháng Ramadan, tháng lễ quan trọng nhất của đạo Hồi.
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã đón tiếp rất nhiều du khách lữ hành quốc tế là người Hồi giáo tại các quốc gia Ấn Độ, Malaysia.
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã đón tiếp rất nhiều du khách lữ hành quốc tế là người Hồi giáo. Tuy nhiên, thị trường này chưa thực sự được chú trọng, chưa kiến tạo cơ hội phát triển và kêu gọi đầu tư rộng rãi dịch vụ du lịch đặc thù tại các địa phương, điểm đến chính trong cả nước.
Ngay sau đại dịch Covid-19, Đà Nẵng và các tỉnh, thành phố tại miền Trung đã kết nối mạnh mẽ với thị trường các nước Đông Nam Á, Trung Đông, trong đó có các quốc gia có tỷ lệ người Hồi giáo cao như Malaysia, Indonesia, Singapore, Ấn Độ… Việc sớm mở lại đường bay trực tiếp giữa Đà Nẵng và Singapore, Malaysia, Ấn Độ đã tạo điều kiện thuận lợi cho lượng khách du lịch Malaysia, Singapore, Ấn Độ sang tham quan Đà Nẵng tăng trưởng mạnh trong khu vực Đông Nam Á.
Hiện tại, có nhiều đường bay quốc tế trực tiếp từ Malaysia, Singapore đến Đà Nẵng. Sau đại dịch, Việt Nam cũng mở cửa hoàn toàn, tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức, không phải tất cả các đơn vị cơ sở du lịch có thể mở cửa trở lại, nhiều doanh nghiệp du lịch vẫn còn khó khăn. Vì vậy, việc định hướng phát triển thị trường quốc tế khác nhau, nhằm đa dạng thị trường, kiến tạo dư địa, cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp du lịch tham gia vào phát triển du lịch sẽ là yêu cầu cấp bách và cần thiết trong thời điểm này.
Đà Nẵng là thành phố du lịch trọng điểm của khu vực miền Trung và cả nước. Đến nay Đà Nẵng đã khôi phục 33 đường bay, trong đó có 25 đường bay quốc tế (16 đường bay thường kỳ, 9 đường bay charter); 8 đường bay nội địa. Tổng số chuyến bay đến Đà Nẵng trong quý I/2023 ước tính đạt 9.300 chuyến với hơn 1,47 triệu lượt khách, trong đó ước đạt 5.600 chuyến bay nội địa với hơn 900.000 lượt khách và 3.700 chuyến bay quốc tế với gần 570.000 lượt khách.
Các thị trường quốc tế lưu trú chiếm tỷ trọng lớn của Đà Nẵng dẫn đầu với Hàn Quốc, Thái Lan, Mỹ, Đài Loan, Malaysia và một số quốc gia từ châu Âu. Quý I/2023, số lượng khách do cơ sở lưu trú phục vụ ước đạt hơn 1,42 triệu lượt, tăng 4,6 lần so với cùng kỳ năm 2022, tăng gần 14% so với cùng kỳ năm 2019.
Phục vụ thức ăn theo chuẩn Halal chỉ là một trong nhiều yếu tố để thu hút khách du lịch Hồi giáo.
Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng cho biết, để thu hút có hiệu quả thị trường khách quốc tế tiềm năng này, nhiều vấn đề cần đặt ra cho chính quyền thành phố và những người làm việc trong ngành dịch vụ và khách sạn đó là phải hiểu rõ về văn hóa, hành vi và nhu cầu đặc biệt của khách du lịch Hồi giáo, thí dụ như việc khách Hồi giáo chỉ tiêu thụ thực phẩm Halal, các cơ sở phục vụ đáp ứng nhu cầu như có phòng cầu nguyện, hoặc nhu cầu đi du lịch của khách Hồi giáo là rất cao sau tháng Ramadan, tháng lễ quan trọng nhất của đạo Hồi.
Mới đây, thành phố Đà Nẵng tổ chức các hoạt động xúc tiến du lịch tại Ấn Độ (một trong những thị trường khách Hồi giáo lớn nhất) và khai trương đường bay trực tiếp Đà Nẵng-Mumbai, Ấn Độ tạo điều kiện thuận lợi để thu hút lượng khách Hồi giáo từ quốc gia này. Thời gian tới, ngành Du lịch thành phố tiếp tục đẩy mạnh công tác quảng bá điểm đến, xúc tiến đường bay, tìm kiếm thị trường, chia sẻ thông tin để hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch, các khách sạn trong việc giới thiệu sản phẩm dịch vụ, tiếp cận khai thác các thị trường khách Hồi giáo đạt hiệu quả.
Trong khuôn khổ của hội thảo “Phát triển chuỗi dịch vụ du lịch cho thị trường khách Hồi giáo tại Miền Trung”, nhiều ý kiến cho rằng, bên cạnh cảnh đẹp thì các địa phương cần có sự giao thương quốc tế, quảng bá hình ảnh thân thiện với du khách người Hồi giáo, các điểm lưu trú nên đầu tư khu vực cầu nguyện vì người Hồi giáo cầu nguyện 5 lần/ngày. Ẩm thực, dịch vụ, hình ảnh tốt sẽ tạo cảm giác an toàn, gần gũi và thuận tiện cho du khách người Hồi giáo.
Việt Nam là đất nước sở hữu những nguyên liệu phù hợp để chế biến thực phẩm đạt chuẩn Halal cho du khách Hồi giáo, cụ thể như hải sản, rau củ, trái cây, lúa gạo và cà phê. Đây là lợi thế lớn nhất để phục vụ thị trường du khách Hồi giáo. Các đơn vị làm du lịch nên nghiên cứu kỹ lưỡng, thực hiện bài bản và có chứng nhận rõ ràng về quy trình chế biến thực phẩm, từ đó có sự phục vụ tốt nhất, cung cấp những sản phẩm du lịch phù hợp, tạo sự tin tưởng cho du khách.
Mai Liên
Bình luận