Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 19/04/2024 15:04

Tin nóng

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Thứ sáu, 19/04/2024

Phát triển sản xuất rau, quả an toàn ứng dụng công nghệ cao

Thứ năm, 07/07/2022 19:07

TMO - Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất rau, quả trong nhà màng, nhà kính đã mang lại hiệu quả thiết thực, không chỉ về mặt năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế trong sản xuất, mà còn làm thay đổi tư duy trong canh tác nông nghiệp, hình thành khu sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại từng bước thay đổi bộ mặt nông thôn.

Mới đây, tại tỉnh Bắc Ninh, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề “Thúc đẩy phát triển sản xuất rau, quả an toàn ứng dụng công nghệ cao trong nhà màng, nhà kính”.

Thông tin từ Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho biết, thực hiện Quyết định số 176/QĐ-TTg ngày 29/1/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, các tỉnh, thành phố trong cả nước đã triển khai xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao; các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.

Đến nay, cả nước đã có 34 khu nông nghiệp công nghệ cao được quy hoạch tại 19 tỉnh, thành phố, đặc biệt có 6 khu có quy mô diện tích hơn 400ha tại Hà Nội, Thanh Hóa, Phú Yên, Hậu Giang và Bình Dương.

Trên khắp cả nước đã hình thành các vùng sản xuất tập trung rau, quả quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao 

Bên cạnh đó, trên khắp cả nước đã hình thành được các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn như: Sản xuất hoa ứng dụng công nghệ cao tập trung; vùng sản xuất cây ăn quả chủ lực xuất khẩu ứng dụng công nghệ cao tập trung; vùng chăn nuôi bò sữa ứng dụng công nghệ cao tập trung… Ngoài ra, nhiều địa phương khác cũng đang chuẩn bị thu hút doanh nghiệp và đầu tư cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp công nghệ cao.

Hiện nay, Hà Nội có hơn 13.000 ha sản xuất rau các loại, trong đó có hơn 5.000ha được chứng nhận sản xuất an toàn. Đặc biệt, Hà Nội đã hình thành được 101 vùng sản xuất rau an toàn tập trung, quy mô từ 20ha trở lên. Tại các vùng trồng rau đã có 127 ha ứng dụng kỹ thuật nhà lưới, 47ha ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm, 7 nhà sơ chế rau với tổng diện tích 750 m2. .

Bắc Ninh là một trong các địa phương đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xất rau, quả. Năm 2021, diện tích sản xuất rau an toàn của tỉnh là hơn 2.082 ha, chiếm 69% tổng diện tích. Toàn tỉnh hiện có 71 vùng rau màu chuyên canh quy mô từ 5ha trở lên; 76 cơ sở trồng trọt ứng dụng công nghệ cao; 47 cơ sở sản xuất rau, quả cao cấp trong nhà lưới, nhà màng, nhà kính…

Tuy nhiên theo đánh giá của Tiến sĩ Nguyễn Thế Yên, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, mặc dù sản xuất rau theo hướng nông nghiệp công nghệ cao đã bước đầu được hình thành với các mô hình sản xuất trong nhà màng, nhà lưới chống côn trùng; trồng rau bằng kỹ thuật thủy canh, màng dinh dưỡng… Tuy nhiên, nguồn vốn, nhân lực, đất đai, thị trường và sự phối hợp, liên kết là những trở ngại lớn cho việc ứng dụng phát triển nông nghiệp công nghệ cao.

Do vậy, việc đổi mới tổ chức sản xuất rau quả ứng dụng công nghệ cao trong nhà kính, nhà màng an toàn theo hướng hỗ trợ doanh nghiệp nông nghiệp là yếu tố cần thiết để thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững.

Thời gian tới, ngành Nông nghiệp phấn đấu ít nhất mỗi địa phương xây dựng một mô hình ứng dụng đồng bộ nông nghiệp công nghệ cao và hình thành vùng sản xuất hiệu quả; có chính sách đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ tín dụng và mở rộng chuỗi liên kết.

 

 

Lê Nam 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline