Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 08/09/2024 08:09

Tin nóng

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Quảng Bình: Cây gạo cổ thụ hơn 500 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tân Sơn (Phú Thọ): Hai cây chò chỉ hơn nghìn năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Hóa: Cây muỗm cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hàng nghìn cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính năm 2024

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Đánh giá kỹ tác động của chính sách

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Nước khoáng, nước nóng thiên nhiên là khoáng sản nằm trong nhóm III

Sạt lở vùng ĐBSCL: Kiên quyết di dời dân ra khỏi vùng nguy cơ cao

TP. HCM cần phát huy cơ chế, chính sách đặc thù với tinh thần 6 "tiên phong"

Quyết liệt thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ trọng tâm Đại hội VIII của Đảng đề ra

Tổng Bí thư Tô Lâm: Bám sát định hướng, tăng tốc hoàn thành mục tiêu kinh tế-xã hội

Chủ nhật, 08/09/2024

Phát triển nghề nuôi tôm theo hướng ứng dụng công nghệ cao

Thứ tư, 24/07/2024 15:07

TMO - Trong kế hoạch phát triển ngành nông nghiệp, riêng với lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, huyện Phù Cát (tỉnh Bình Ðịnh) ưu tiên chuyển đổi phát triển các vùng nuôi tôm theo kỹ thuật tiên tiến, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ Semi-Biofloc. Góp phần nâng cao sản lượng, chất lượng, giảm thiểu dịch bệnh gây hại cho vùng nuôi tôm. 

Công nghệ Semi - Biofloc được hiểu là làm sạch, ổn định môi trường nước bằng vi tảo. Khối Biofloc là vi khuẩn dị dưỡng, tảo, mùn giúp làm sạch nước, cung cấp nguồn thức ăn giàu chất dinh dưỡng cho vật nuôi; đồng thời ức chế sự phát triển của các vi sinh vật gây bệnh, giảm thiểu nguy cơ dịch bệnh do ô nhiễm môi trường nước, từ đó hạn chế việc tôm bị chết do dịch bệnh.

Trước hiệu quả của công nghệ này, năm 2024, Trung tâm Khuyến nông Bình Định đã triển khai mô hình Nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc trên ao nuôi diện tích 1.000 m2 của ông Phạm Xuân Phương, thôn Đức Phổ 1, xã Cát Minh, huyện Phù Cát.

Cụ thể ngày 24/4/2024, Trung tâm Khuyến nông đã tiến hành cấp phát và thả 200.000 con giống tôm thẻ chân trắng PL12 khỏe mạnh, kích cỡ đồng đều (≥ 9 mm/con), có xuất xứ nguồn gốc rõ ràng và giấy chứng nhận chất lượng theo quy định. Ban đầu, tôm giống sẽ được thả ương trong ao có diện tích 200 m2, dự kiến sau khoảng 1 tháng khi tôm đạt kích cỡ 600 – 800 con/kg sẽ được chuyển sang ao nuôi thương phẩm với diện tích 1.000 m2.

Sau hơn 10 năm nuôi tôm theo cách cũ, ông Phạm Xuân Phương đã quyết định thực hiện mô hình nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh - thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc. Ông Phương chia sẻ, quá trình ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc có sự giúp đỡ của đội ngũ cán bộ kỹ thuật giúp ông giải tỏa nhiều nỗi lo. Sau hơn tám mươi ngày thả giống, tôm trong ao cho thấy sự phát triển tốt hơn so với cách nuôi cũ.

Không chỉ mở rộng mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc trên ao nuôi tại xã Cát Minh, mà tại xã Cát Khánh cũng đẩy mạnh áp dụng khoa học, kỹ thuật mới trong canh tác, chăm sóc ao nuôi tôm. Được biết, tổng diện tích ao hồ nuôi tôm của xã Cát Khánh khoảng 80 ha, trong đó nuôi tôm độc canh khoảng 50ha, khoảng 30 ha còn lại nuôi xen canh. Mấy năm gần đây, hiệu quả của từ triển khai mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc đã thuyết phục nhiều người.

Thông tin từ UBND xã Cát Khánh, diện tích nuôi tôm ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc trên địa bàn xã khoảng 8 - 9 ha. Tuy số vốn đầu tư ban đầu cao hơn so với cách nuôi lâu nay nhưng nhờ cho sản lượng tốt, nên nhiều người quan tâm, nghiên cứu, ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc.

Mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ Semi - Biofloc của anh Nguyễn Tất Tùng.  

Là người đầu tiên của tỉnh Bình Định ứng dụng thành công công nghệ Semi-Biofloc từ nhiều năm trước, anh Nguyễn Tất Tùng (xã Cát Minh, huyện Phù Cát) vẫn liên tục triển khai mô hình này kết hợp với một số mô hình nuôi tôm tiên tiến khác; nhờ vậy duy trì ổn định sản lượng và lợi nhuận hằng năm.

Anh Tùng cho biết, từ 1,6 ha ban đầu, hộ gia đình anh Tùng đã mở rộng diện tích nuôi ra 2ha. Hiện tại, gia đình anh đang áp dụng mô hình CPF Combine House kết hợp với mô hình Semi-Biofloc giúp làm sạch, ổn định môi trường nước, giảm thiểu nguy cơ dịch bệnh do ô nhiễm môi trường nước, nhờ đó hạn chế việc tôm bị chết do dịch bệnh. Xác định khó mở rộng thêm diện tích nuôi được nữa, gia đình anh Tùng chú trọng đầu tư vào việc ứng dụng KHCN, thực hiện mô hình thật bài bản để hướng đến việc nuôi bền vững.

Thông tin từ Phòng NN&PTNT huyện Phù Cát, sự khác biệt rõ rệt về hiệu quả khiến ngày càng có thêm nhiều hộ nuôi tôm tiếp cận, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ Semi-Biofloc để nâng cao năng suất, sản lượng. Đến nay, diện tích nuôi tôm theo mô hình này trên địa bàn huyện được khoảng 20 ha. Được biết, tổng diện tích ao hồ nuôi tôm độc canh của huyện Phù Cát khoảng 80 ha (trong đó xã Cát Khánh 50 ha, xã Cát Minh 30 ha).

Ứng dụng công nghệ Semi - Biofloc mang lại nhiều thuận lợi trong quá trình nuôi tôm, tạo ra nguồn thức ăn dinh dưỡng, giảm sử dụng kháng sinh, đồng thời giữ sạch nước trong ao nuôi. Nuôi tôm bằng công nghệ này, hệ thống ao hoàn toàn khép kín từ nước - giống - thức ăn đều đảm bảo quy trình nghiêm ngặt. Mặc dù chi phí đầu tư ban đầu lớn hơn phương pháp nuôi truyền thống, nhưng lợi nhuận lại tăng hơn 15%. Quan trọng là khi đã có công nghệ, làm chủ được kỹ thuật, việc chuyển hướng nuôi trái vụ đem lại thu nhập cao cho người nuôi tôm.

Công nghệ Semi - Biofloc tương đối dễ tiếp nhận và làm chủ, tuy nhiên ở giai đoạn đầu người nuôi cần nắm thật chắc quy trình xử lý ao nuôi; theo dõi lượng nước, thực hiện tốt kỹ thuật ủ mật rỉ đường và nuôi cấy khối floc. Áp dụng công nghệ Semi - Biofloc trong nuôi tôm thẻ chân trắng của các hộ gia đình như anh Nguyễn Tất Tùng và ông Phạm Xuân Phương trở thành địa chỉ thực tế đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi tôm. Đây cũng là một trong những mô hình điểm giúp các cán bộ kỹ thuật tiếp cận, từ đó có những giải pháp phù hợp để có thể áp dụng vào nhiều vùng nuôi tôm với đặc thù khác nhau. Từ đó, từng bước hình thành vùng nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, đảm bảo an toàn sinh học. 

 

 

Hải An

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline