Hotline: 0941068156

Thứ ba, 07/05/2024 16:05

Tin nóng

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Thứ ba, 07/05/2024

Phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn trong ngành chăn nuôi

Thứ ba, 31/10/2023 05:10

TMO - Chăn nuôi tuần hoàn là hoạt động sản xuất không chất thải, không phế phẩm; ứng dụng kỹ thuật truyền thống và những tiến bộ khoa học để xử lý phụ phẩm, chất thải trong quá trình sản xuất thành giá trị hữu ích, góp phần bảo vệ và tái sinh môi trường.

Theo Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) những năm qua, ngành chăn nuôi nước ta đã có sự tăng trưởng khá mạnh cả về đàn vật nuôi và sản lượng vật nuôi. Hiện cả nước có đàn heo hơn 28,8 triệu con, đàn trâu bò hơn 8,9 triệu con và gia cầm hơn 533 triệu con…Sản phẩm từ ngành chăn nuôi cơ bản cung cấp sản lượng thịt, trứng, sữa đáp ứng nhu cầu 100 triệu dân và một phần cho xuất khẩu.

Theo ước tính của Cục Chăn nuôi  giai đoạn 2018 – 2022, mỗi năm có trung bình 61 triệu tấn phân và trên 304 triệu m3 chất thải lỏng được thải ra từ các loại vật nuôi chính cần phải được xử lý, tái sử dụng. Trong số 61 triệu tấn phân thải ra từ các vật nuôi chính, 40% chất thải là từ bò, 34% từ lợn, 21% từ trâu và 6% từ gia cầm. Trong số 304 triệu tấn nước thải, trên 84% từ chăn nuôi lợn. Tuy nhiên chỉ có  khoảng 20% được sử dụng hiệu quả (làm khí sinh học, ủ phân, nuôi trồng, cho cá ăn…) còn lại 80% lượng chất thải chăn nuôi đã bị lãng phí và phần lớn thải ra môi trường gây nên ô nhiễm.

Cần tận dụng tối đa và sử dụng có hiệu quả tiềm năng về phụ phẩm nông nghiệp, chất thải trong chăn nuôi để phát triển chăn nuôi bền vững, giảm khí phát thải nhà kính, bảo vệ môi trường. 

Ô nhiễm môi trường do chăn nuôi gây nên chủ yếu từ các nguồn chất thải rắn, chất thải lỏng, tiếng ồn, xác gia súc, gia cầm chết chôn lấp, tiêu hủy không đúng kỹ thuật. Đối với các cơ sở chăn nuôi, các chất thải gây ô nhiễm môi trường có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người, làm giảm sức đề kháng vật nuôi, tăng tỷ lệ mắc bệnh, năng suất bị giảm, tăng các chi phí phòng trị bệnh, hiệu quả kinh tế của chăn nuôi không cao,... Sức đề kháng của gia súc, gia cầm giảm sút sẽ là nguy cơ gây nên bùng phát dịch bệnh.

Chất thải chăn nuôi, phụ phẩm nông nghiệp phải được coi là nguồn tài nguyên quý cần khai thác hiệu quả. Việc xử lý và tái sử dụng chất thải chăn nuôi, phụ phẩm nông nghiệp là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Cần tận dụng tối đa và sử dụng có hiệu quả tiềm năng về phụ phẩm nông nghiệp, chất thải trong chăn nuôi để phát triển chăn nuôi bền vững, giảm khí phát thải nhà kính, bảo vệ môi trường. Đây cũng chính là những vấn đề và những yêu cầu được đặt ra trong Chiến lược phát triển chăn nuôi của nước ta trong giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045.

Phát triển chăn nuôi theo mô hình kinh tế tuần hoàn (KTTH) chính là triển khai các loại hình, phương thức, công nghệ chăn nuôi gắn với giảm tiêu hao nguyên liệu đầu vào, hạn chế phát thải đầu ra, xử lý tối ưu chất thải chăn nuôi làm đầu vào cho trồng trọt, nuôi thủy sản, lâm nghiệp. Hiện các mô hình KTTH trong ngành chăn nuôi đã xuất hiện ngày càng nhiều tại các địa phương trong nước và mang lại nhiều hiệu quả thiết thực, đặc biệt nó giúp nâng cao hiệu quả sản xuất, góp phần bảo vệ môi trường. Điển hình như mô hình chăn nuôi gia súc gia cầm an toàn sinh học theo chu trình khép kín, chất thải trong trại nuôi được thu gom, xử lý để sản xuất khí đốt, điện và phân bón hữu cơ phục vụ trồng trọt, hay mô hình nuôi thủy sản với công nghệ tuần hoàn nước…

Tại Vĩnh Phúc, các địa phương quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung, xa khu dân cư, tạo điều kiện cho người dân đầu tư chăn nuôi khép kín, quy mô lớn, xây dựng hệ thống xử lý chất thải, chứa chất thải để sử dụng trong nông nghiệp. Ngoài ra, ý thức và tư duy chăn nuôi của người dân chuyển dần từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang đầu tư chăn nuôi khép kín, quan tâm xây dựng hệ thống xử lý nước thải, chất thải, áp dụng biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học để bảo vệ môi trường, bảo đảm an toàn dịch bệnh.

Giai đoạn 2015 - 2023, tỉnh Vĩnh Phúc đã hỗ trợ các hộ chăn nuôi xây dựng trên 14 nghìn công trình xử lý chất thải bằng bể biogas; hỗ trợ đệm lót sinh học để xử lý chất thải cho 6 nghìn hộ chăn nuôi gà; hỗ trợ máy ép phân, bể trước và sau biogas. Đến nay, tỷ lệ trang trại đầu tư phát triển chăn nuôi theo hướng tuần hoàn, quan tâm xây dựng hầm biogas, công trình sau biogas chiếm khoảng 70%. Phát triển chăn nuôi theo hướng tuần hoàn trên địa bàn tỉnh đã khẳng định được hiệu quả cao trên các lĩnh vực như kinh tế, môi trường, xã hội. Quá trình chăn nuôi theo chu trình khép kín, tuần hoàn giúp chất thải được xử lý và dùng làm nguyên liệu cho trồng trọt, nuôi thủy sản; tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng cao, giảm tối đa sự lãng phí, thất thoát trong sản xuất và lượng chất thải ra môi trường.

Các mô hình chăn nuôi không chất thải trên nền đệm lót sinh học được triển khai tại Vĩnh Phúc. Ảnh: TH. 

Việc ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất chăn nuôi cũng được tỉnh Vĩnh Phúc rất quan tâm. Thông qua việc hỗ trợ chế phẩm sinh học cho 21,5 triệu con gà, 350 nghìn con lợn, 5.000 con bò sữa và 2.800 con bò thịt với tổng số chế phẩm sinh học là 267.100 kg đã xây dựng được các mô hình chăn nuôi tuần hoàn, không chất thải như chăn nuôi bò, lợn, gà trên nền đệm lót sinh học giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi.

Đồng thời, thông qua chương trình hỗ trợ giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi bằng chế phẩm sinh học đã nâng cao nhận thức cho các tổ chức, cá nhân về đảm bảo vệ sinh môi trường trong chăn nuôi; tạo sự chuyển biến trong nhận thức của người sản xuất về giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi; khuyến khích, giúp các hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường và nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác xử lý chất thải chăn nuôi góp phần phát triển chăn nuôi hiệu quả, bền vững và thực hiện tốt chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp của Vĩnh Phúc

Chăn nuôi nông hộ, nhỏ lẻ chiếm tỷ lệ cao gây khó khăn cho việc kiểm soát dịch bệnh, chất thải chăn nuôi. Việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng trong chăn nuôi vẫn hạn chế, chưa đồng bộ, nhất là cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc xử lý chất thải dẫn đến ô nhiễm môi trường còn nhiều. Năng lực tái chế, tái sử dụng các chất thải chăn nuôi còn bất cập. Các doanh nghiệp thu mua chất thải chăn nuôi còn ít, mới chỉ dừng lại trong việc tái sử dụng cho cây trồng của chính các chủ trang trại hoặc thương lái nhỏ lẻ. Một số nơi chưa quan tâm công tác tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật về mô hình kinh tế tuần hoàn trong chăn nuôi; chất thải vẫn chủ yếu thải trực tiếp ra môi trường…

Theo các chuyên gia, để khắc phục những bất cập trên, Nhà nước cần có chính sách đặc thù (ưu đãi về cơ chế, thủ tục hành chính, tài chính, tiếp cận các nguồn lực) để khuyến khích phát triển kinh tế tuần hoàn trong chăn nuôi cho cả hộ nông dân và doanh nghiệp tham gia tái chế chất thải, phụ phẩm nông nghiệp. Xây dựng thêm các mô hình phát triển nông nghiệp tuần hoàn, sinh thái: trồng trọt - chăn nuôi, sử dụng sản phẩm trồng trọt làm thức ăn chăn nuôi và sử dụng hiệu quả các phụ phẩm chăn nuôi, cung cấp hữu cơ cho trồng trọt. Khuyến khích các mô hình trồng trọt - chăn nuôi bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu.

Ưu tiên phát triển các mô hình chăn nuôi hữu cơ, chăn nuôi kinh tế tuần hoàn, các mô hình liên kết hợp tác xã tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị. Đẩy mạnh sử dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi, hạn chế sử dụng kháng sinh; tiếp tục chuyển giao tiến bộ khoa học-kỹ thuật trong chăn nuôi, góp phần giảm ô nhiễm môi trường. Đồng thời tuyên truyền sâu rộng hơn nữa để nâng cao nhận thức của người dân về phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn trong chăn nuôi, hiệu quả và lợi ích mà các mô hình mang lại. 

 

 

Hoàng Tùng

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline