Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 19/04/2024 18:04

Tin nóng

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Thứ sáu, 19/04/2024

Phát triển đô thị thông minh và đổi mới sáng tạo

Thứ năm, 26/01/2023 06:01

TMO - Tỉnh Bình Dương đặt mục tiêu đến năm 2030, tỉnh trở thành đô thị thông minh, là trung tâm công nghiệp hiện đại và là địa phương đi đầu cả nước về đổi mới sáng tạo. Đến năm 2045, Bình Dương là đô thị thông minh của vùng và cả nước. 

Theo đó, địa phương này hướng đến mục tiêu phát triển và hoàn thiện hệ thống đô thị tăng trưởng xanh, thông minh và bền vững; có cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phù hợp, đồng bộ, hiện đại; có môi trường và chất lượng sống tốt; có khả năng chống chịu, thích ứng với biến đổi khí hậu; có kiến trúc đô thị tiên tiến, bản sắc; có vai trò, vị thế quan trọng trong mạng lưới đô thị của vùng, có tính cạnh tranh cao trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng, đưa Bình Dương trở thành đô thị thông minh của vùng và cả nước.

Cụ thể, trong năm 2023  thị xã Bến Cát và Tân Uyên trở thành thành phố trực thuộc tỉnh Bình Dương. Năm 2025, nâng tỷ lệ đô thị hóa lên 85%, đến năm 2030 đạt trên 85%. 100% các đô thị có quy hoạch chung đô thị, quy hoạch phân khu, chương trình cải tạo, chỉnh trang; có chương trình, kế hoạch cải tạo chỉnh trang, tái thiết và phát triển đô thị. 

Tỉnh Bình Dương đặt mục tiêu đến năm 2030, tỉnh trở thành đô thị thông minh và là địa phương đi đầu cả nước về đổi mới sáng tạo. Ảnh: TL 

Đến năm 2025, các đô thị Thuận An, Dĩ An, Bến Cát, Tân Uyên được công nhận là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Bình Dương và thị trấn Dầu Tiếng đạt tiêu chí đô thị loại IV. Các đô thị Thanh Tuyền, Long Hòa (huyện Dầu Tiếng), Lai Hưng (huyện Bàu Bàng) đạt tiêu chí đô thị loại V. Đồng thời đến năm 2030, các đô thị Lai Uyên (huyện Bàu Bàng), Phước Vĩnh (huyện Phú Giáo), Tân Thành (huyện Bắc Tân Uyên) được công nhận đạt đô thị loại IV và xã Minh Hoà (huyện Dầu Tiếng) được công nhận đạt đô thị loại V.

Bên cạnh đó, Bình Dương cũng đưa ra các chỉ tiêu về phát triển đô thị gắn với xây dựng thành phố thông minh Bình Dương bao gồm: Tỷ lệ lượng thông tin cung cấp công khai cho người dân có cơ chế phản hồi thông tin đạt 70%. Tỷ lệ bến đỗ, nhà ga có cung cấp thông tin giao thông theo thời gian thực đạt 50%. Tỷ lệ dân cư có bệnh án điện tử đạt 50%. 100% các cơ sở y tế cấp tỉnh, cấp huyện cho phép đăng ký khám chữa bệnh thông qua các ứng dụng ICT. 70% các điểm công cộng được lắp đặt hệ thống giám sát an ninh. 100% các sở ngành xây dựng danh mục tài nguyên thông tin và thực hiện chia sẻ. Đến năm 2045, quản lý quá trình đô thị theo hướng bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống đô thị, đảm bảo an sinh và phúc lợi xã hội, an ninh, an toàn và trật tự đô thị.

Để phát triển đô thị theo hướng thông minh và đổi mới sáng tạo, Bình Dương cũng đưa ra 6 giải pháp gồm: Hoàn thiện thể chế, chính sách tạo thuận lợi cho quá trình đô thị hóa, công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị bền vững. Nâng cao chất lượng quy hoạch đô thị đáp ứng yêu cầu xây dựng, quản lý phát triển. Xây dựng, phát triển hệ thống đô thị bền vững và đồng bộ về mạng lưới. Đẩy mạnh phát triển nhà ở, hệ thống hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại, liên kết, thích ứng với biến đổi khí hậu. Xây dựng và hoàn thiện mô hình chính quyền đô thị. Nâng cao hiệu quả quản lý đô thị, trật tự đô thị và chất lượng cuộc sống đô thị. Phát triển kinh tế khu vực đô thị, đổi mới cơ chế và đầu tư phát triển đô thị.

 

 

PV 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline