Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 18/10/2024 17:10

Tin nóng

Hải Hà (Quảng Ninh): 2 đa cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Diện tích rừng bị thiệt hại trong 9 tháng của năm 2024 giảm 9,3%

Dừng tiếp nhận tác phẩm tham gia Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn mới, phát triển thực chất, bền vững

Hải Phòng: Cây thị gần 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

An Giang: Cây gõ mật đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thị và mù u cổ thụ ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 4

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 18/10/2024

Phát triển chăn nuôi theo hướng ứng dụng công nghệ cao

Thứ năm, 01/09/2022 06:09

TMO - Nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hạn chế những tác động tiêu cực đến chất lượng môi trường, thời gian qua tỉnh Gia Lai đã phát huy lợi thế về điều kiện đất tự nhiên, khí hậu trong đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng công nghệ cao.

Báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư Gia Lai cho biết, đến nay, trên địa bàn tỉnh có 204 dự án chăn nuôi đang được các nhà đầu tư quan tâm với tổng diện tích gần 9.500ha, tổng vốn đầu tư hơn 31.000 tỷ đồng.

Trong đó, có 44 dự án đã được UBND tỉnh cấp quyết định chủ trương đầu tư với tổng diện tích hơn 1.600ha, tổng vốn đăng ký gần 6.000 tỷ đồng. Có 62 dự án đã được UBND tỉnh đồng ý chủ trương nghiên cứu, đề xuất dự án, với tổng diện tích hơn 5.000ha, tổng vốn đăng ký hơn 13.000 tỷ đồng; 98 dự án đang tư vấn, hướng dẫn triển khai các thủ tục đầu tư với tổng diện tích hơn 2.700ha, tổng vốn đầu tư gần 13.000 tỷ đồng.  

Thời gian qua, qua quá trình xúc tiến đầu tư trên địa bàn UBND tỉnh đã quyết định phê duyệt Tổ hợp Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao DHN Gia Lai. Tổ hợp dự kiến có quy mô sử dụng đất khoảng 100 ha, bao gồm: khu trang trại chăn nuôi 2.500 lợn giống cụ kỵ chọn lọc và nhập khẩu trực tiếp từ Hà Lan, nhà máy giết mổ lợn thịt, nhà máy sản xuất phân hữu cơ, khu điều hành và dịch vụ hỗ trợ, khu canh tác theo hướng hữu cơ và đất cây xanh, đất giao thông và hạ tầng kỹ thuật, khu tập kết, thu mua, bảo quản, đóng gói trái cây theo tiêu chuẩn xuất khẩu chất lượng cao.

Tổ hợp sẽ áp dụng công nghệ 4.0 xuyên suốt quá trình chăn nuôi, giúp kiểm soát tốt chất lượng chăn nuôi, tối ưu hóa hiệu suất chăn nuôi, giảm giá thành sản phẩm và đạt hiệu quả kinh tế cao.

Phát huy những lợi thế, tỉnh Gia Lai đang đẩy mạnh phát triển ngành chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao 

Theo Chi cục Chăn nuôi - Thú y Gia Lai, toàn tỉnh hiện có đàn trâu hơn 14.600 con, đàn bò 412.000 con, gia cầm trên 3,7 triệu con. Các loại vật nuôi khác như dê 113.000 con, 750 nhà nuôi yến, 800 đàn ong mật… Tỉnh hiện có gần 4.000 hộ nuôi trâu, gần 80.000 hộ nuôi bò, 37.000 hộ nuôi heo. Ngành chăn nuôi của tỉnh đang dần dịch chuyển sang chăn nuôi công nghệ cao, tập trung có đầu tư, áp dụng khoa học công nghệ, chăn nuôi theo chuỗi và theo liên kết.

Gia Lai có diện tích đất đai phục vụ cho phát triển nông nghiệp tương đối lớn so với các địa phương khác trong nước. Bên cạnh đó, tỉnh Gia Lai còn sở hữu đồng cỏ rộng tới 18.000 ha, vùng đất rộng lớn, địa hình được chia thành 3 vùng đồi núi, cao nguyên và thung lũng đồng bằng nằm xen kẽ nhau, hình thành khí hậu đặc trưng riêng của mỗi khu vực. Đây là lợi thế to lớn để địa phương này phát triển ngành nông nghiệp chăn nuôi gia súc, gia cầm với quy mô công nghiệp.

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư lĩnh vực chăn nuôi công nghệ cao, tháng 3/2022 vừa qua, UBND tỉnh Gia Lai đã phê duyệt Kế hoạch phát triển chăn nuôi, thủy sản giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030.

Theo kế hoạch, tỉnh Gia Lai hướng đến mục tiêu năm 2025, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi sẽ đạt khoảng 9.800 tỷ đồng. Từ đó, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương triển khai đồng loạt các giải pháp về ưu tiên cho thuê đất, giao đất với chính sách ưu đãi đối với các dự án chăn nuôi quy mô trang trại tập trung áp dụng công nghệ cao, đảm bảo an toàn phòng dịch; có kế hoạch cho chăn nuôi tập trung đối với bò, lợn và gia cầm; định hướng chuyển dịch chăn nuôi phân tán, nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung theo mô hình trang trại; thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ và dịch vụ logistic… 

UBND tỉnh Gia Lai đang đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư phát triển các chuỗi liên kết sản xuất gắn với chế biến. Bên cạnh đó, tạo điều kiện thuận lợi để các hộ dân, doanh nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi nhằm tham gia sâu hơn vào chuỗi cung - cầu quốc tế.

 

 

Hồng Diệp 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline