Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 19/01/2025 09:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Chủ nhật, 19/01/2025

Phát huy giá trị di sản Công viên địa chất Đắk Nông

Thứ tư, 03/07/2024 07:07

TMO - Công viên địa chất Đắk Nông đã thành công vượt qua kỳ tái thẩm định lần thứ nhất năm 2023 và chính thức được công nhận lại danh hiệu “Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông” giai đoạn phát triển mới 2024 - 2027.

Thông tin từ UBND tỉnh Đắk Nông, đơn vị vừa nhận được thông báo chính thức từ Ban Khoa học Trái đất và Giảm thiểu rủi ro địa chất thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO). Tổ chức này thông báo về việc Công viên địa chất Đắk Nông đã thành công vượt qua kỳ tái thẩm định lần thứ nhất năm 2023 và chính thức được công nhận lại danh hiệu “Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông”, cho giai đoạn phát triển mới 2024 - 2027.

Quyết định được thông qua bởi Hội đồng Công viên Địa chất toàn cầu tại Kỳ họp thứ 8, trong khuôn khổ Hội nghị Mạng lưới Công viên Địa chất toàn cầu lần thứ 10, diễn ra tại Vương quốc Maroc vào năm 2023. Chủ tịch Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu sẽ trao Quyết định công nhận Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông cho tỉnh Đắk Nông tại Hội nghị quốc tế về Mạng lưới Công viên Địa chất toàn cầu khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, diễn ra từ ngày 04-11/9/2024 tại Công viên Địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng.

Quyết định công nhận danh hiệu Công viên Địa chất toàn cầu toàn cầu UNESCO Đắk Nông, giai đoạn 2024-2027 không chỉ ghi nhận những nỗ lực, ý chí, quyết tâm của chính quyền, nhân dân tỉnh Đắk Nông trong công tác bảo tồn và phát huy tổng thể giá trị các loại hình di sản mà còn mở ra cơ hội thu hút các nguồn lực trong phát triển kinh tế-xã hội bền vững của địa phương.

Công viên địa chất toàn cầu Đắk Nông sở hữu những giá trị tài nguyên độc đáo cần được đẩy mạnh bảo vệ và phát triển. Ảnh: TA. 

Công viên địa chất toàn cầu (CVĐCTC) UNESCO Đắk Nông trải dài trên 6 huyện, thành phố bao gồm: Cư Jút, Krông Nô, Đắk Mil, Đắk Song, Đắk Glong và TP. Gia Nghĩa. Trong khuôn khổ đề tài “Nghiên cứu di sản địa chất để xây dựng công viên địa chất và bảo vệ môi trường khu vực thác Trinh Nữ, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, Việt Nam” do Bảo tàng Địa chất, thuộc Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam chủ trì vào năm 2007 – 2008, hệ thống các hang động núi lửa trong đá bazan ở xã Buôn Chóah, huyện Krông Nô được phát hiện và công bố, thu hút sự quan tâm rộng rãi của giới khoa học trong nước và quốc tế. 

Sau 6 năm nghiên cứu và khảo sát, tháng 12/2014, hệ thống hang động này chính thức được Hiệp hội Hang động núi lửa Nhật Bản xác lập một số kỷ lục Đông Nam Á về quy mô, độ dài và tính độc đáo. Trên cơ sở đó, cùng với sự tư vấn của các chuyên gia hàng đầu trong và ngoài nước, Đắk Nông đã quyết tâm theo đuổi mô hình CVĐCTC UNESCO nhằm lồng ghép và tích hợp một cách hiệu quả công tác bảo tồn, khai thác và phát huy giá trị các di sản trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội bền vững của địa phương.

Tháng 12/2015, Công viên địa chất Đắk Nông được thành lập với diện tích 4.760 km2. Trải qua 3 năm hoàn thiện cơ sở hạ tầng và hồ sơ khoa học, tháng 7/2018, tỉnh Đắk Nông đã mời đoàn chuyên gia của Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam và Mạng lưới CVĐCTC đến thẩm định sơ bộ, tư vấn hoàn thiện công tác chuẩn bị, chính thức đệ trình hồ sơ lên UNESCO vào tháng 11/2018. Sau hai vòng xem xét tài liệu và thẩm định thực địa, ngày 7/7/2020, Hội đồng Chấp hành UNESCO khóa 209 đã thông qua quyết định công nhận Công viên địa chất Đắk Nông là CVĐCTC UNESCO,  trở thành công viên địa chất toàn cầu thứ ba tại Việt Nam sau Công viên Địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn tại Hà Giang và Công viên Địa chất Toàn cầu Non nước Cao Bằng.

Điểm đặc biệt trong khu vực CVĐCTC UNESCO Đắk Nông là hệ thống hang động trong đá bazan, phân bố ở khu vực D'ray Sáp - Chư R'Luh, được phát hiện từ năm 2007. Hệ thống hang động núi lửa này đã được Hiệp Hội Hang động Núi lửa Nhật Bản xác lập kỷ lục Đông Nam Á về cả quy mô, độ dài và tính độc đáo. Trong các hang động còn ẩn chứa nhiều điều bí mật về cơ chế thành tạo, các tổ hợp khoáng vật, đa dạng sinh học và di chỉ khảo cổ...

Trong khu vực công viên địa chất còn có các di sản địa chất kiểu cổ sinh như các hóa thạch cúc đá, các khuôn cây trong đá bazan; có các dãy núi cao phân bậc địa hình, các hồ nước tự nhiên như hồ Ea Snô, hồ Trúc, hồ Tây, các miệng núi lửa như Nâm Blang, Nâm Kar, Băng Mo và hệ thống các thác nước đẹp, hùng vĩ như thác Gia Long, thác Băng Rup, D'ray Sáp. 

CVĐCTC UNESCO Đắk Nông còn là khu vực có bề dày văn hóa, lịch sử, với những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể như: không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO ghi danh tại danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; di tích cấp quốc gia đặc biệt Đường mòn Hồ Chí Minh và 5 di tích cấp quốc gia khác. Khu Bảo tồn thiên nhiên Nâm Nung, Vườn quốc gia Tà Đùng, rừng đặc dụng - cảnh quan Đray Sáp và một phần phía nam của Vườn quốc gia Yok Đôn (xã Ea Pô, huyện Cư Jút) là những nơi lưu giữa các giá trị đặc trưng về đa dạng sinh học của khu vực Công viên địa chất Đắk Nông.

Hệ thống động thực vật trong Công viên địa chất rất phong phú với nhiều giống, loài quý hiếm, có tên trong sách đỏ Việt Nam và thế giới như: voi, hổ, bò rừng và nhiều loài linh trưởng... Đây là tiềm năng lớn để công viên địa chất phát triển các mô hình du lịch sinh thái, thám hiểm, nghiên cứu về đa dạng sinh học...thu hút các nhà khoa học cũng như du khách trong và ngoài nước đến tham quan, nghiên cứu.

Chuyên gia nước ngoài tái thẩm định Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông 2023.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Đắk Nông, nhiệm kỳ 2020-2025, đã xác định rõ “Phát triển du lịch trên nền tảng phát huy các lợi thế tự nhiên, các giá trị văn hóa - đặc trưng sinh thái bản địa, CVĐCTC UNESCO Đắk Nông” là một trong ba trụ cột của nền kinh tế địa phương. Để thực hiện được nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển CVĐCTC UNESCO Đắk Nông, địa phương này cần chú trọng thực hiện đồng bộ các giải pháp chiến lược. Nhằm tăng cường công tác phát triển CVĐCTC UNESCO Đắk Nông giai đoạn sau tái thẩm định, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương tiếp tục triển khai các nhiệm vụ: 

UBND tỉnh giao Ban Quản lý Công viên địa chất Đắk Nông chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương liên quan xây dựng dự thảo Chiến lược quản lý và phát triển Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông giai đoạn 2024-2027, đề xuất UBND tỉnh xem xét, ban hành; tiếp tục phối hợp với các đơn vị, địa phương triển khai các nhiệm vụ sau kỳ tái thẩm định đã được các chuyên gia UNESCO khuyến cáo, thông báo cho tỉnh; làm đầu mối liên hệ, đề nghị nhóm chuyên gia tư vấn hỗ trợ, tư vấn cho tỉnh trong việc thiết kế và trưng bày bên trong các điểm: Trung tâm thông tin Công viên địa chất tại các huyện Krông Nô và Đắk Song, Nơi gặp gỡ Đỏ và Trắng (huyện Đắk Glong).

Đồng thời, phối hợp với nhóm chuyên gia tư vấn trong việc đánh giá lại hiện trạng các điểm đến trong vùng Công viên địa chất, nghiên cứu, tham mưu UBND tỉnh bổ sung, điều chỉnh các điểm đến (trường hợp cần thiết); tham khảo Quy chế quản lý, khai thác, bảo tồn, vận hành các hang động núi lửa trên thế giới để hỗ trợ, tư vấn cho UBND huyện Krông Nô trong công tác quản lý và khai thác hệ thống hang động tại địa phương.

Sở Nội vụ nghiên cứu, khẩn trương tham mưu UBND tỉnh trình Ban cán sự đảng UBND tỉnh mô hình Ban quản lý Công viên địa chất Đắk Nông bảo đảm tối ưu, đủ hiệu lực nhằm hoạt động hiệu quả trên 10 lĩnh vực hoạt động trọng tâm của một Công viên địa chất toàn cầu UNESCO. Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí tuyên truyền các nội dung về Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông, để đội ngũ cán bộ, công chức và Nhân dân nhận thức đầy đủ về giá trị và vai trò của Công viên địa chất trong phát triển kinh tế - xã hội bền vững của địa phương. Lưu ý: công tác truyền thông phải đi vào chiều sâu, trọng điểm, tập trung về các giá trị các di sản trong vùng Công viên địa chất.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phải phối hợp chặt chẽ với các đơn vị, địa phương liên quan và Ban Quản lý Công viên địa chất Đắk Nông (đối với những di tích nằm trên địa bàn các huyện, thành phố trong vùng Công viên địa chất) trong quá trình xây dựng hồ sơ di tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt. Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục hướng dẫn các địa phương việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho người dân có nhu cầu, đặc biệt là các hộ gia đình nằm trong các khu vực có 3 tuyến du lịch trải nghiệm của Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông bảo đảm đúng quy định.

Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với các đơn vị ưu tiên thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học về đánh giá hiện trạng và đề xuất định hướng bảo vệ, khai thác hợp lý hệ thống núi lửa và hang động núi lửa, nhằm phát triển bền vững kinh tế - xã hội trong vùng Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông.

UBND các huyện, thành phố: Cư Jút, Krông Nô, Đắk Mil, Đắk Song, Đắk Glong và Gia Nghĩa chủ động lồng ghép các nguồn lực, các dự án tại địa phương để đầu tư cơ sở hạ tầng tại các điểm đến đã được tỉnh quy hoạch theo các tuyến trải nghiệm của Công viên địa chất. Đồng thời, trong quá trình xây dựng Quy hoạch các xã trên địa bàn huyện, thành phố, phải tổ chức lấy ý kiến của các Sở, Ban, ngành liên quan và Ban Quản Công viên địa chất Đắk Nông nhằm bảo đảm chặt chẽ, nhất quán trong công tác quy hoạch, phát triển.../. 

 

 

Ngọc Mai 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline