Hotline: 0941068156

Thứ hai, 08/07/2024 00:07

Tin nóng

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2024

Nhiều khả năng xuất hiện bão, áp thấp nhiệt đới trong tháng 7

GDP 6 tháng đầu năm ước tăng 6,42% so cùng kỳ

Việt Nam mong muốn đẩy mạnh hợp tác phát triển kết cấu hạ tầng chiến lược

Bảo đảm cung ứng đủ điện, xăng dầu trong mọi tình huống

Tổng thống Putin: Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của Liên bang Nga

Việt – Nga: Dầu khí - năng lượng là trụ cột quan trọng trong hợp tác kinh tế

Thêm 6 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Sơ kết Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam 2024

Phóng viên, Nhà báo cần đổi mới tư duy, sáng tạo linh hoạt trong bối cảnh chuyển đổi số báo chí

Thanh Oai (Hà Nội): Thêm 2 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

VACNE: Cơ bản hoàn thành cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên – nền tảng chuyển đổi xanh”

Trên 30 cây cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Ứng phó mưa lũ: Rà soát, sơ tán người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường trả lời nhiều vấn đề đang được cử tri quan tâm

Trên 100 đại biểu đăng ký chất vấn Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

PGS.TS. Đỗ Văn Dung giữ chức Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường tỉnh Ninh Bình

Hà Nam: Muỗm cổ thụ trên 350 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thừa Thiên-Huế: Tổ chức Lễ công nhận Cây Di sản tại trường THCS Phú Lộc

Thứ hai, 08/07/2024

Phát hiện nhiều loài thực vật mới trong hang động khu vực miền Bắc

Thứ sáu, 07/06/2024 14:06

TMO - Lần đầu tiên các nhà khoa học đã xây dựng danh lục 337 loài thuộc 142 chi của 63 họ thực vật trong các hang động khu vực miền Bắc.

Ở Việt Nam, hệ thống hang động chứa đựng nhiều giá trị sinh học độc đáo. Điều này được thể hiện qua những phát hiện và mô tả gần đây về một số loài động vật mới cho khoa học từ các hang động ở Việt Nam. Trong quá trình nghiên cứu đa dạng thực vật vùng núi đá vôi, các nhà khoa học đã phát hiện và mô tả 02 loài thực vật mới, đặc hữu thuộc họ Tai voi trong hang động ở vùng núi Tây Bắc (Thanh Hóa và Hòa Bình).

Như vậy, khu hệ hang động luôn có tiềm năng phát hiện nhiều loài sinh vật quý hiếm, có giá trị, là cơ sở để nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học gắn với phát triển kinh tế xã hội. Bước đầu đã có những chương trình điều tra, nghiên cứu về đa dạng của một hay một số nhóm thực vật trong hệ hang động ở Việt Nam. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ, chi tiết và hệ thống về tính đa dạng khu hệ thực vật trong hệ thống hang động ở Việt Nam nói chung và ở miền Bắc nói riêng. 

Gần đây, hoạt động du lịch sinh thái và tâm linh ở nước ta đã và đang được sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước. Vì vậy, nhiều hệ thống hang động ở Miền Bắc như: Hang Kho Mường (Thanh Hóa), Động Thiên Cung (Hạ Long, Quảng Ninh), Động Hương Tích (Hà Nội), Hang Quân Y (Hải Phòng)… được cải tạo để đáp ứng nhu cầu cho du khách. Bên cạnh sức ép về hoạt động du lịch, quá trình cải tạo đã và đang làm thay đổi hay mất môi trường sống của một số loài thực vật trong hang động, dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng. Hơn nữa, phần lớn thông tin được cung cấp cho du khách là các thông tin về giá trị cảnh quan, địa chất, địa mạo, thiếu thông tin về giá trị đa dạng sinh học nổi bật trong hang động. 

Trước thực tế này, PGS.TS. Đỗ Văn Trường và các cộng sự thuộc Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã thực hiện nhiệm vụ “Điều tra, đánh giá tính đa dạng thực vật hang động ở miền Bắc Việt Nam”. Qua điều tra, các nhà khoa học đã thu thập được 934 mẫu tiêu bản thực vật của 539 số hiệu mẫu vật ở 33 hang động thuộc địa bàn 08 tỉnh của miền Bắc Việt Nam (Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hòa Bình, Sơn La, Ninh Bình, Thanh Hóa). 

Trong đó, tỷ lệ trung bình số hiệu mẫu/điểm khảo sát ở các tỉnh phía Đông Bắc và Bắc Trung Bộ (Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thanh Hóa) có tỷ lệ trung bình số hiệu mẫu/điểm khảo sát cao hơn nhiều so với các tỉnh Tây Bắc (Hòa Bình, Sơn La). Nhóm nghiên cứu đã phát hiện và mô tả 3 loài mới cho khoa học và bổ sung 6 loài cho khu hệ thực vật Việt Nam. Đồng thời, xác định được 337 loài thuộc 142 chi của 63 họ thực vật hang động miền Bắc.

Các nhà khoa học đã phát hiện nhiều loài thực vật mới tại các hang động ở miền Bắc nước ta. 

Trong đó, nhóm Dương xỉ (Pteridophytes) gồm 53 loài (chiếm 15,73%), thuộc 22 chi (chiếm 15,49%) và 14 họ (chiếm 22,22%); nhóm Hạt kín (Angiospermae) đa dạng hơn với 284 loài (chiếm 84,27%), thuộc 120 chi (chiếm 84,51%) của 49 họ (chiếm 77,78%). Các nhà khoa học đã thiết lập phổ dạng sống của hệ thực vật ở hang động miền Bắc và xác định 6 yếu tố địa lý thực vật chính của khu hệ thực vật hang động miền Bắc trong đó, yếu tố nhiệt đới châu Á chiếm ưu thế (chiếm 21,7%).

Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, thành phần loài thực vật đã có sự thay đổi theo chiều hướng giảm rõ rệt, từ miệng hang đến phần giữa hang và tỷ lệ tái sinh thấp, giảm dần từ phần miệng hang đến vùng ánh sáng yếu, phụ thuộc vào đặc điểm thổ nhưỡng, địa hình và đặc điểm sinh học của loài. Nghiên cứu cũng chỉ ra 221 loài có giá trị sử dụng, được sử dụng làm cảnh, làm thuốc, lấy gỗ củi, lương thực, thực phẩm, đặc biệt 40 loài có nguồn gene quý hiếm.

Sau khi phát hiện, nhóm nghiên cứu đã xây dựng cơ sở dữ liệu hình thái, sinh thái cho 337 loài thực vật và xây dựng dữ liệu phân tử cho 25 loài thực vật hang động đặc hữu hay các loài mới được phát hiện và mô tả ở Việt Nam. PGS.TS Đỗ Văn Trường chia sẻ: Đây là nhiệm vụ cần thiết, cấp bách, có ý nghĩa thực tiễn cao, cung cấp cơ sở khoa học để xây dựng chương trình bảo tồn và phát triển bền vững nguồn gen các loài thực vật quý hiếm, đặc hữu, có giá trị, góp phần phát triển kinh tế xã hội, khôi phục hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi ở Việt Nam.

Với những thành công bước đầu, các nhà khoa học mong muốn tiếp tục điều tra, nghiên cứu, phân tích và định loại các mẫu đã thu thập nhưng chưa đủ căn cứ để định loại đến loài. Đồng thời, cần tiếp tục điều tra bổ sung thành phần loài thực vật hang động ở khu vực núi đá vôi ở khu vực miền Trung Việt Nam. 

 

 

Thanh Hoa

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline