Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 18/01/2025 15:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Thứ bảy, 18/01/2025

Nỗ lực bảo tồn các loài động vật hoang dã tại Vườn quốc gia Pù Mát

Thứ hai, 08/08/2022 13:08

TMO - Vườn quốc gia Pù Mát là một trong ba vùng lõi của Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Tây Nghệ An, được xác định là nơi có tính đa dạng sinh học rất cao, với nhiều loài nguy cấp, quý hiếm có giá trị bảo tồn cấp quốc gia và quốc tế. Vì thế, việc triển khai các giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển bền vững giá trị tài nguyên tại khu vực này được tỉnh Nghệ An tăng cường thực hiện.

Vườn quốc gia (VQG) Pù Mát được thành lập vào năm 1995 với diện tích 94.715,4 ha, là khu rừng đặc dụng, đại diện cho hệ sinh thái rừng nhiệt đới và á nhiệt đới điển hình. Theo số liệu từ các nhà nghiên cứu, Pù Mát là một trong những khu bảo tồn sinh học lớn ở Việt Nam với hơn 2.400 loài thực vật, trong đó có 37 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam và 20 loài trong sách đỏ thế giới. Về động vật, nơi đây là hệ sinh thái quan trọng để bảo vệ 132 loài thú, 361 loài chim, 55 loài bò sát, ếch, nhái và 1.084 loài côn trùng. Trong đó, có rất nhiều loài quý hiếm được ưu tiên bảo tồn.

Đặc biệt, trong thế kỷ 20 các nhà khoa học đã ghi nhận 4 loài thú lớn mới tại Việt Nam thì cả 4 loài đều có mặt tại VQG Pù Mát. Cụ thể: Sao La (Pseudoryx nghetinhensis), Mang Lớn (Muntiacus vuquangensis), Mang Trường Sơn (Muntiacus truongsonensis), Thỏ Vằn (Nesolagus timminsi). Chính vì vậy, VQG Pù Mát đóng vai trò quan trọng trong chiến lược bảo tồn đa dạng sinh học của Việt Nam, cũng như thế giới.

Vườn quốc gia Pù Mát được đánh giá là khu vực có nhiều loài động vật nguy cấp, có giá trị bảo tồn cấp quốc gia và quốc tế. Ảnh: Công Kiên 

Ngoài ra, Chương trình điều tra động vật bằng máy bẫy ảnh theo hệ thống ô lưới đã ghi nhận được 82 loài của 33 họ thuộc các lớp thú, chim và lưỡng cư – bò sát. Trong đó, lớp thú ghi nhận được 38 loài của 18 họ. Đặc biệt, đã ghi nhận được 32 loài thú lớn chiếm 33,7 % tổng số loài thú lớn ở Việt Nam; lớp chim ghi nhận được 42 loài của 13 họ và bổ sung 03 loài mới cho VQG Pù Mát gồm Sáo đất đầu cam (Geokichla citrina), Sáo đất mày trắng (Geokichla sibirica) và Gõ kiến xanh đầu đỏ (Picus rabieri); Lớp lưỡng cư và bò sát ghi nhận được 02 loài thuộc 02 họ.

Trong số 82 loài động vật được điều tra ghi nhận qua chương trình đặt bẫy ảnh, có 48 loài động vật nguy cấp, quý hiếm. Trong đó có 26 loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam (2007), có 21 loài được ghi trong Danh lục đỏ IUCN (2019), có 43 loài có tên trong Nghị định 06/2019/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp quý hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp.  

Bẫy ảnh phát hiện đàn voi tại VQG Pù Mát 

Vườn Quốc gia Pù Mát được thành lập nhằm bảo tồn hệ sinh thái thuộc kiểu rừng nhiệt đới vùng Bắc Trường Sơn; bảo tồn các loài động, thực vật đang có nguy cơ tuyệt chủng; tăng cường chức năng phòng hộ đầu nguồn cho hệ thống sông Cả để phục vụ trực tiếp cho đời sống và sản xuất của cộng đồng dân cư trong khu vực; phát triển du lịch sinh thái cộng đồng, tạo điều kiện để người dân bản địa có thêm thu nhập, góp phần xóa đói, giảm nghèo.  

Căn cứ vào tình hình thực tế, trong những năm qua, Ban Quản lý Vườn quốc gia Pù Mát đã triển khai đồng bộ các biện pháp để bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên thuộc khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An. Trong đó, Ban Quản lý Vườn quốc gia Pù Mát chú trọng triển khai thực hiện hiệu quả quy chế phối hợp với các đồn Biên phòng: Phúc Sơn, Môn Sơn, Châu Khê, Tam Quang, Tam Hợp (BĐBP Nghệ An) và chính quyền địa phương có địa giới tiếp giáp để bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên ở khu vực biên giới.

Lực lượng kiểm lâm của VQG Pù Mát tăng cường công tác phối hợp tuần tra, bảo vệ rừng. Ảnh: Trần Cường 

Để không xảy ra những vụ việc xâm hại lớn về rừng, những năm qua, lực lượng kiểm lâm thuộc các trạm kiểm lâm của Vườn thường xuyên tăng cường công tác tuần tra bảo vệ, luôn củng cố tổ chức, thực hiện luân chuyển cán bộ; điều động bổ sung lực lượng cho các vùng xung yếu, nhất là khu vực nơi có tuyến đường Hồ Chí Minh đi qua và những nơi được coi là điểm nóng về các hoạt động khai thác trái phép tài nguyên rừng.

Hiện đơn vị cũng phối hợp hiệu quả với nhiều tổ chức khác trong điều tra nghiên cứu về lưỡng cư, côn trùng, bò sát, đặt máy bẫy ảnh điều tra động vật. Kết quả đã chụp được nhiều loài động vật có giá trị bảo tồn cao như: tê tê, gấu, mang, cầy vằn, sơn dương…

Đơn vị cũng tăng cường quan hệ hợp tác với Tổ chức Bảo tồn động thực vật hoang dã quốc tế (FFI) trong công tác bảo tồn các loài động vật hoang dã. Hợp tác với Trung tâm Cứu hộ gấu Việt Nam và Vườn thú Ausralia tiến hành các hoạt động nâng cao năng lực trong việc chăm sóc cứu hộ gấu, làm giàu thức ăn cho động vật tại Trung tâm Cứu hộ; hợp tác với Chương trình Bảo tồn rùa châu Á (ATP) thực hiện dự án “Đánh giá chiến lược tái thả cho các cá thể rùa đầu to nguy cấp được tịch thu tại Việt Nam.

Từ năm 2019 đến nay, Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã VQG Pù Mát đã tiếp nhận chăm sóc cứu hộ 270 cá thể của 31 loài, gồm 18 loài thú, 7 loài rùa, 04 loài bò sát và 02 loài chim. Trong trong đó có 26 loài nguy cấp, quý hiếm thuộc nhóm IB, IIB của Nghị định 06/2019/NĐ-CP ngày 22/6/2019 về quản lý động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp quý hiếm. Tái thả trở lại rừng tự nhiên 177 cá thể của 26 loài. Nhiều tổ chức bảo tồn cũng đã chọn VQG Pù Mát như là một trong những khu vực an toàn tái thả cũng như thực hiện các hoạt động theo dõi các động vật sau tái thả.

 

 

Đức Huy

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline