Hotline: 0941068156

Thứ hai, 06/05/2024 04:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 06/05/2024

Nhân rộng các mô hình bảo vệ môi trường nông thôn hiệu quả

Thứ tư, 24/04/2024 14:04

TMO - Xác định tầm quan trọng của tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới, thời gian qua, các ngành chức năng, địa phương trên địa bàn tỉnh Long An tập trung cải thiện, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường, nhân rộng triển khai các mô hình bảo vệ môi trường hiệu quả.

UBND huyện Vĩnh Hưng cho biết, thực hiện thí điểm, chất thải rắn sinh hoạt tại các địa phương được phân thành 3 loại: Chất thải hữu cơ dễ phân hủy; chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế; chất thải còn lại. Sau một thời gian thực hiện, dự án đã đạt nhiều kết quả tích cực trong công tác bảo vệ môi trường, giảm thiểu được khoảng 15% lượng rác thải nhựa ra môi trường do mở rộng hệ thống thu gom, xử lý rác, huy động được khoảng 60-70% hộ dân tham gia phân loại rác đạt chất lượng tốt.

Một số hộ đã tự xử lý rác hữu cơ thành phân compost sử dụng cho các mục đích trồng trọt của hộ gia đình và giảm được khoảng 40-45% lượng rác cần đưa đi chôn lấp (bao gồm rác hữu cơ và rác tái chế). Việc phân loại rác tại nguồn được thực hiện đồng bộ từ nguồn phát sinh, khâu vận chuyển cho đến tận bãi rác, khu vực xử lý rác, góp phần giảm thiểu rác thải, đặc biệt là rác thải nhựa từ các sông ngòi, kênh, rạch, rác thải trong sản xuất nông nghiệp như bao bì thuốc bảo vệ thực vật,...

Người dân tận dụng phân hữu cơ ủ từ rác thải sinh hoạt để bón cho cây trồng ngay tại vườn nhà. 

Cùng với các cấp chính quyền, ngành chức năng, hội viên nông dân, phụ nữ, người dân trên địa bàn tỉnh đã chung tay, góp sức thực hiện nhiều mô hình bảo vệ môi trường thiết thực, hiệu quả, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường trên địa bàn tỉnh Long An.

Thời gian qua, Hội Nông dân huyện Bến Lức đã tăng cường công tác vận động, tuyên truyền nâng cao ý thức trách nhiệm, tham gia bảo vệ môi trường trong cán bộ, hội viên nông dân là công việc thường xuyên, các cấp Hội đã xây dựng 15 mô hình bảo vệ môi trường tại 15 xã/thị trấn, phù hợp tình hình thực tế của địa phương. Hội Nông dân các cấp tăng cường phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng, đoàn thể trong việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục cán bộ, hội viên nông dân tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, qua đó đạt được những kết quả tích cực, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, nâng cao chất lượng cuộc sống đi đôi với giữ gìn cảnh quan môi trường nông thôn xanh - sạch - đẹp.

Bên cạnh công tác truyền thông, các cấp Hội phối hợp chính quyền và đoàn thể ra quân hưởng ứng hoạt động bảo vệ môi trường như: thu gom rác thải trên các tuyến đường giao thông nông thôn; bao bì thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng; phát quang bụi rậm, trồng cây xanh, nạo vét kênh mương; phối hợp các ngành vận động nông dân tham gia cứng hoá, nâng cấp và sửa chữa 89 km đường giao thông nông thôn; nạo vét 37km kênh mương nội động; trồng 2.130 cây xanh... Các cấp Hội còn vận động hội viên nông dân đóng góp 9,3 tỷ đồng, 1.948 ngày công thực hiện chương trình “Thắp sáng đường quê ”, xây dựng mới và sửa chữa 26 cầu bê tông nông thôn,.

Là huyện thuần nông, thời gian qua, huyện Thạnh Hóa đã và đang tập trung thực hiện nhiều giải pháp để cân bằng giữa phát triển kinh tế gắn với nhiệm vụ bảo vệ môi trường để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân địa phương. Để giảm thiểu ô nhiễm trong sản xuất nông nghiệp, các cấp, các ngành và địa phương đã chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện điều tra khối lượng bao bì thuốc bảo vệ thực vật phát sinh trên địa bàn; cũng như xây dựng, bố trí gần 100 điểm tập kết rộng khắp để người dân bỏ bao bì, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật vào, đồng thời phát động các đợt thu gom xử lý theo qui định với khối lượng hàng năm đạt khoảng 1.700kg.

Ngoài ra, để nâng cao nhận thức và hành động cụ thể bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp, huyện đã tập trung công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường; đồng thời đẩy mạnh công tác quản lý, kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải, ngăn chặn và xử lý kịp thời các đối tượng có hành vi xả thải gây ô nhiễm môi trường theo quy định, nhất là tổ chức triển khai mô hình lưu giữ bao bì bảo vệ thực vật sau khi sử dụng. 

Công tác làm sạch cảnh quan môi trường được các địa phương đẩy mạnh triển khai.  

Cùng với các địa phương trên địa bàn tỉnh, hàng năm, cơ quan chuyên môn trên địa bàn huyện Thủ Thừa có kế hoạch liên tịch với tổ chức đoàn thể Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện, Huyện đoàn… để tuyên truyền đến hội viên nội dung về bảo vệ môi trường như: Luật bảo vệ môi trường; Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; thực hiện trồng cây xanh để chống biến đổi khí hậu, hướng dẫn phân loại rác tại nguồn, thu gom rác.

Đặc biệt là hàng năm, huyện đều giao cơ quan chuyên môn thực hiện việc thu gom, xử lý vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật phải đảm bảo theo quy định. Ngoài ra, các địa phương: xã Long Thạnh, xã Mỹ Phú, thị trấn Thủ Thừa còn xây dựng mô hình đổi rác thải nhựa lấy gạo, đổi vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật lấy gạo với nguồn kinh phí xã hội hóa. Qua đó, người dân dần bắt đầu có thay đổi ý thức về nhiệm vụ bảo vệ môi trường.

Năm 2024, Trung ương giao cho tỉnh Long An nguồn kinh phí hơn 272 tỷ đồng để xây dựng nông thôn mới. Trong đó, vốn đầu tư phát triển hơn 224 tỉ đồng và vốn sự nghiệp hơn 47 tỷ đồng. Nguồn vốn đầu tư phát triển hơn 224 tỷ đồng được phân bổ, đầu tư hệ thống cung cấp nước sạch khu vực nông thôn và khu vực biên giới huyện Vĩnh Hưng, Thạnh Hóa, Đức Huệ, Tân Hưng, thị xã Kiến Tường và phân bổ cho huyện đạt chuẩn nông thôn mới theo lộ trình cũng như hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng các xã. Riêng đối với vốn sự nghiệp hơn 47 tỷ đồng sẽ phân bổ cho các huyện đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội cơ bản đồng bộ, hiện đại, bảo đảm kết nối nông thôn - đô thị và kết nối các vùng; tiếp tục thực hiện hiệu quả cơ cấu lại ngành Nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn; cùng nhiều nội dung khác về giáo dục, y tế, văn hóa, môi trường,...

Tỉnh phân bổ hơn 7 tỷ đồng để thực hiện nâng cao chất lượng môi trường; xây dựng cảnh quan nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn; giữ gìn và khôi phục cảnh quan truyền thống nông thôn. Cụ thể, phân bổ hơn 2,4 tỷ đồng xây dựng và tổ chức hướng dẫn thực hiện các đề án, kế hoạch tổ chức phân loại, thu gom, vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn các huyện bảo đảm theo quy định; phát triển, nhân rộng các mô hình phân loại chất thải tại nguồn phát sinh.

Phân bổ 750 triệu đồng thu gom, tái chế, sử dụng các loại chất thải theo nguyên lý tuần hoàn; tăng cường công tác quản lý chất thải nhựa trong hoạt động sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp ở Việt Nam; xây dựng cộng đồng dân cư không rác thải nhựa. Phân bổ gần 4 tỷ đồng để giữ gìn và khôi phục cảnh quan truyền thống của nông thôn Việt Nam; phát triển các mô hình ấp, xóm sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, khu dân cư kiểu mẫu.

Phân bổ 150 triệu đồng để thực hiện tăng cường quản lý an toàn thực phẩm tại các cơ sở, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh thực phẩm; bảo đảm vệ sinh môi trường tại các cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; cải thiện vệ sinh hộ gia đình. Phân bổ 300 triệu đồng để triển khai hiệu quả Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới.

 

 

Hồng Thắm 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline