Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 06/04/2025 05:04

Tin nóng

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Động đất 7,7 độ rung chuyển Myanmar, Hà Nội và TP. HCM bị rung lắc

Việt Nam – Brazil: Thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong các lĩnh vực thế mạnh

Tổng thống Brazil thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Việt Nam và Singapore: Nhiều thuận lợi mở rộng hợp tác an ninh lương thực

Hà Nội triển khai quyết liệt các giải pháp chặn gia tăng ô nhiễm

Việt Nam – Singapore: Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực then chốt

Giờ Trái đất 2025: Tiết kiệm hơn 942 triệu đồng sau 1 giờ tắt đèn

Hàng chục ha lúa ở Gia Lai, Kon Tum bị hư hỏng do khô hạn

Thêm 8 cây cổ thụ vùng ngoại thành Hà Nội được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Phú Thọ: 2 cây hoa đại 1.000 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

“Số hóa cây cổ thụ” – Giải pháp tối ưu để quản lý, bảo vệ cây xanh

Chuyên gia: ‘Cây Di sản Việt Nam là thương hiệu của thương hiệu’

Kỷ niệm 15 năm hoạt động bảo tồn Cây Di sản Việt Nam

Chủ nhật, 06/04/2025

Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ số điều tiết xe buýt khi ngập nước

Thứ sáu, 31/05/2024 06:05

TMO - Hiện nay ngành Giao thông Vận tải (GTVT) TP.HCM đang nghiên cứu, ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI và giải pháp công nghệ số để điều tiết xe bus trong tình trạng xảy ra ngập nước.

Tính đến tháng 5/2024 trên địa bàn TP.HCM có hơn 2.000 xe buýt phủ khắp 22 quận, huyện với khoảng 120 tuyến xe buýt. Trong số hơn 2.000 xe buýt có gần 26% phương tiện sạch như xe CNG và xe điện. Trong bối cảnh phương tiện cá nhân ngày càng tăng nhanh chóng, việc đẩy mạnh phát triển giao thông công cộng, giảm dần phương tiện di chuyển cá nhân là định hướng trong tương lai của ngành GTVT TP.HCM. Tuy nhiên, mục tiêu này đang đối diện với thách thức khi tình hình ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm, ngập lụt vẫn còn xảy ra phổ biến.  

Trước thực trạng đó, tại TP.HCM, trường Đại học Việt Đức (VGU) và Chương trình sáng kiến chuyển đổi giao thông đô thị (TUMI) đã tổ chức hội thảo “Phát triển công cụ số hỗ trợ quản lý điều tiết hoạt động mạng lưới xe buýt TP.HCM trong điều kiện mưa ngập đường gây ùn tắc" và Phương pháp tiếp cận dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo cho hệ thống xe buýt công cộng TPHCM. Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ số trong việc điều tiết xe buýt trong điều kiện xảy ra ngập lụt đã mở ra những hướng đi mới đối với ngành giao thông vận tải nói chung và đối với phương tiện công cộng xe buýt nói riêng.

Dự án nhằm phát triển công cụ kỹ thuật số, trí tuệ nhân tạo để triển khai tại các sở ban ngành nhằm hỗ trợ điều phối, giám sát và ứng phó tốt hơn với các tác động của mưa lớn, triều cường dâng cao gây ngập đường ảnh hưởng lớn đến hoạt động của hệ thống xe buýt. Đảm bảo hoạt động liên tục của cơ sở hạ tầng quan trọng khi xảy ra các hiện tượng thời tiết cực đoan.  Công cụ kỹ thuật số này sẽ trợ giúp các nhà quản lý vận hành xe buýt và các bên liên quan xây dựng một hệ thống xe buýt linh hoạt và bền vững, cải thiện chất lượng dịch vụ nhằm tăng lượng hành khách đi xe buýt.

Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ số để điều tiết xe buýt khi xảy ra triều cường, ngập lụt tại TP.HCM là điều cần thiết. (Ảnh minh hoạ: GM). 

Đại diện Trường đại học Việt Đức cho rằng, tại TP.HCM nhiều nơi chỉ cao hơn mực nước biển 0,5m, 75% diện tích cao hơn mực nước biển 2m, do đó tình hình ngập nước do triều cường, và mưa lớn xảy ra thường xuyên. Trong bối cảnh đó cần ứng dụng công nghệ kỹ thuật số, trí tuệ nhân tạo để điều hành linh hoạt giao thông khi xảy ra ngập đường. Trong quá trình thử nghiệm, dự án đã xây dựng bản đồ vùng ngập, thử nghiệm cảnh báo sớm những nơi xảy ra tai nạn giao thông hoặc ngập nước để điều chỉnh tuyến đường phù hợp.

Dự án “Phát triển công cụ số hỗ trợ quản lý điều tiết hoạt động mạng lưới xe buýt TPHCM trong điều kiện mưa ngập đường gây ùn tắc" và Phương pháp tiếp cận dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo cho hệ thống xe buýt công cộng TP.HCM mặc dù cần thêm thời gian để hoàn thiện hơn nhưng tính khả thi rất cao, giúp cơ quan quản lý có thể dự đoán tình trạng ùn tắc, các tuyến xe buýt bị ảnh hưởng và chuẩn bị kế hoạch dự phòng. Khi hoàn chỉnh có thể chuyển giao cho các đô thị khác trên cả nước.

Đại diện trường Đại học Việt Đức cho biết thêm, với phiên bản thử nghiệm của công cụ này sẽ hỗ trợ chính quyền thành phố trong quá trình lập kế hoạch ứng phó ngập úng trong và sau những trận mưa lớn. Về cách thức hoạt động của công cụ số này sẽ dựa trên cơ sở thu thập dữ liệu về các yếu tố về thời tiết, triều cường, mạng lưới đường bộ, dữ liệu thông tin kẹt xe trong quá khứ... để dự báo ùn tắc giao thông và các điểm dự báo liên tục cập nhật mỗi 15 - 30 phút. Sau khi dự báo sẽ định tuyến lại các tuyến đường không bị ùn ứ.

Đây được coi là công trình đầu tiên ở Việt Nam cũng như số ít trên thế giới về phát triển mô hình ứng dụng trí tuệ nhân tạo để dự báo ùn ứ, ngập úng cho hệ thống xe buýt. Công cụ sẽ hiển thị dưới dạng một trang web, người dùng sau khi đăng nhập sẽ thấy được dự báo lộ trình xe buýt, cũng như tình trạng ùn ứ giao thông trên đường hiện tại. Khách hàng cũng sẽ được thông báo qua ứng dụng Go Bus về các tuyến đường ùn tắc, ngập úng.

Hiện nay ứng dụng Go Bus đang phục vụ đắc lực cho người dân để tìm đường đi bằng xe buýt. Với việc nghiên cứu ứng dụng công cụ số mới bằng công nghệ AI, Big data để quản lý xe buýt trong điều kiện biến đổi khí hậu, ngập lụt có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Điều này sẽ hỗ trợ, cung cấp thông tin cho người dân để người dân chủ động hơn trong việc đi lại, cũng như trong quá trình sử dụng phương tiện công cộng là rất phù hợp với điều kiện thực tế. 

 

Như Ngọc

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline