Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 28/09/2024 10:09

Tin nóng

Hải Phòng: Cây thị gần 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

An Giang: Cây gõ mật đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thị và mù u cổ thụ ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 4

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Quảng Bình: Cây gạo cổ thụ hơn 500 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tân Sơn (Phú Thọ): Hai cây chò chỉ hơn nghìn năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 28/09/2024

Nghiên cứu thành công phương pháp sản xuất giống cá sát sọc

Thứ bảy, 28/09/2024 06:09

TMO - Giống cá sát sọc là loài cá da trơn có tên khoa học (Pangasius macronema), đây là giống cá có giá trị kinh tế cao trên thị trường. Để mở rộng mô hình nuôi cá sát sọc thành phẩm, các nhà khoa học đã nghiên cứu thành công phương pháp sản xuất giống cá sát sọc bằng sinh sản nhân tạo.

Thông tin từ đại diện Khoa Công nghệ nuôi trồng Thủy sản - Trường Thủy sản (thuộc Đại học Cần Thơ), giống sát sọc (còn gọi là cá sát, cá tra xiêm) có tên tiếng Anh là Giant pangasius và tên khoa học là Pangasius macronema. Tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, cá sát sọc được tìm thấy trên sông Tiền và sông Hậu thuộc địa phận nhiều tỉnh, thành như An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Sóc Trăng…

Cá sát sọc lớn nhất khoảng 400 gram/con. Cá có chiều dài từ 2-27cm, con đực có kích thước tối đa khoảng 30cm. Đây là loài có kích thước nhỏ nhất trong họ Pangasiidae. Tuy nhiên, cá sát sọc có chất lượng thịt thơm ngon và giàu dinh dưỡng nên có thể bán được giá rất cao, từ 120.000-150.000 đồng/kg trở lên. Thời gian qua, do chưa sản xuất được con giống nhân tạo nên người dân tại các địa phương muốn nuôi phải tìm bắt nguồn con giống trong tự nhiên. Do đó quá trình nuôi trở nên bị động, khó phát triển quy mô nuôi lớn.

Trước thực tế đó, các nhà khoa học tại Trường Thủy sản (Đại học Cần Thơ) đã nghiên cứu, thực hiện Đề tài “Một số đặc điểm sinh học sinh sản và sản xuất giống cá sát sọc”. Mới đây trường Thủy sản (Đại học Cần Thơ) đã kết hợp với Sở Khoa học Công nghệ TP Cần Thơ, Chi Cục Thủy sản Cần Thơ công bố kết quả đề tài khoa học công nghệ nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản và sản xuất giống cá sát sọc thành công cho thị trường nuôi cá nước ngọt tại đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

(Ảnh minh họa: LV). 

Đề tài “Một số đặc điểm sinh học sinh sản và sản xuất giống cá sát sọc” do Phó trưởng Khoa Công nghệ nuôi trồng Thủy sản - Trường Thủy sản làm chủ đề tài. Mục đích của đề tài nghiên cứu nhằm cung cấp dữ liệu khoa học về đặc điểm sinh học sinh sản, kích thích sinh sản, ương giống thương phẩm; góp phần đa dạng đối tượng nuôi; đóng góp định hướng khai thác và bảo tồn loài cá sát sọc. Từ đó, kích thích sinh sản nhân tạo giống cá sát sọc ngày càng thành công hơn.

Theo đó, Ban chủ nhiệm đề tài đã tiến hành thu mẫu cá sát sọc sống dọc trên tuyến sông Hậu thuộc tỉnh An Giang và TP Cần Thơ để nghiên cứu đặc tính, đặc điểm sinh học sinh sản của cá sát sọc và các nội dung, dữ liệu có liên quan. Đồng thời, tiến hành việc thuần dưỡng, nuôi vỗ cá sát sọc phục vụ sinh sản, cũng như kích thích cá sinh sản bằng các loại kích thích tố khác nhau…

Chủ nhiệm đề tài cho biết thêm, cá sát sọc là loài cá ăn tạp thiên về động vật (kích thước nhỏ). Mùa vụ sinh sản của cá sát sọc từ tháng 3 đến tháng 8, tập trung đẻ từ tháng 5 đến tháng 8. Tỷ lệ cá bố mẹ thành thục khi nuôi vỗ là 60%, tỷ lệ rụng trứng của cá tham gia sinh sản là 50%. Cá sát sọc thành thục tốt hơn khi được nuôi vỗ bằng thức ăn công nghiệp có hàm lượng 40% đạm. Cá sát sọc rụng trứng tốt nhất khi sử dụng HCG liều lượng 6.000 UI/kg cá cái. Ovaprim liều lượng từ 0,4 - 0,6 ml/kg cá cái chưa có tác dụng gây rụng trứng.

Để cho cá sinh sản tốt hơn, có thể sử dụng các biện phương pháp kích thích sinh thái (dòng chảy, chế độ thay nước, nhiệt độ, ánh sáng...) trong nuôi vỗ. Bổ sung (vitamin E, kẽm, khoáng...) vào thức ăn nhằm tăng mức độ thành thục sinh dục trong nuôi vỗ. Kết hợp các loại hormon khác nhau trong kích thích sự rụng trứng. Sự lựa chọn thức ăn của cá sát sọc giai đoạn cá bột đến cá giống rất quan trọng. Nghiên cứu các đặc điểm dinh dưỡng (tính ăn, nhu cầu đạm, lipid...), sinh lý cá bột, cá giống giúp tăng tỷ lệ sống cá sát sọc trong ương nuôi. Đối với các bố mẹ cho sinh sản tuyệt đối dao động từ 550 đến 21.395 trứng/cá thể (trung bình 6.007 trứng/cá thể). Đường kính trứng, giai đoạn III: 0,55mm, giai đoạn IV: 0,79mm.

Kết quả nghiên cứu trên đã cung cấp dữ liệu khoa học về đặc điểm sinh học sinh sản, kích thích sinh sản và quá trình ương giống cá sát sọc, từ đó góp phần đa dạng đối tượng thủy sản nuôi và đóng góp cơ sở cho định hướng khai thác, bảo tồn loài cá này trong tự nhiên.

Qua thời gian nghiên cứu, triển khai đề tài, Ban Chủ nhiệm đề tài đã nuôi vỗ cá bố mẹ thành thục sinh dục tốt, có thể tham gia sinh sản với tỷ lệ 60%; kích thích sinh sản cá sát sọc thành công với tỷ lệ chín và rụng trứng 50%; cá sát sọc giống (30 ngày) đạt ít nhất 5.000 con. Theo nhóm thực hiện đề tài, sau nhiều năm nghiên cứu, đây là lần đầu tiên kích thích sinh sản nhân tạo thành công cá sát sọc để nhân rộng mô hình, diện tích nuôi cá thành phẩm vào giai đoạn tiếp theo.

 

Thu Nguyệt

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline