Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 22/02/2025 08:02

Tin nóng

Thủ tướng: Chú trọng phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Ông Nguyễn Chí Dũng và Mai Văn Chính làm Phó Thủ tướng Chính phủ

Các địa phương cần chủ động phương án ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

 Bắc Giang: Gạo cổ thụ 160 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Dương: Duối cổ thụ hơn 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản

Kỳ họp bất thường lần thứ 9: Cần tư duy mới, cách làm mới, đột phá về thể chế

Đến năm 2030 hoàn thiện cơ chế chính sách ứng dụng năng lượng nguyên tử

Rét đậm, rét hại có thể kéo dài, các địa phương cần chủ động ứng phó

Lào Cai: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tình hình sản xuất nông, lâm, thủy sản và công nghiệp tháng 1/2025

18 địa phương được giao mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 từ 10% trở lên

Hành động quyết liệt để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên

Chậm nhất đến năm 2031 phải hoàn thành Nhà máy điện hạt nhân

Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Giám sát chặt chẽ các địa phương thực hiện có hiệu quả phong trào trồng cây

Hàng nghìn người đi lễ đền Trần ngày Mùng 2 Tết

[Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025] Các địa phương cần tổ chức thiết thực, hiệu quả

Chào năm mới Ất Tỵ 2025

Người dân ùn ùn đổ về trung tâm xem bắn pháo hoa đón Giao thừa

Hà Nội dừng trình diễn drone trong đêm đón Giao thừa Tết Ất Tỵ

Thứ bảy, 22/02/2025

Nghiên cứu, phát triển công nghệ dự báo sớm hạn hán

Thứ sáu, 21/02/2025 06:02

TMO - Các nhà nghiên cứu thuộc 3 trường đại học của Việt Nam đã tập trung  phát triển phương pháp dự báo hạn hán sớm trước nhiều tháng bằng chỉ số lượng mưa chuẩn hóa (SPI). Nghiên cứu này tạo ra nhiều thuận lợi trong việc xây dựng kế hoạch ứng phó sớm với hạn hán, thiếu nước.

Qua đánh giá số liệu về nguồn nước đến tích trữ tại các hồ chứa thủy điện, thủy lợi, Cục Quản lý tài nguyên nước đã nhận định, trong năm 2025 một số lưu vực có nguy cơ thiếu nước (lưu vực sông Sê San và lưu vực sông Srepok), tuy nhiên từ khoảng cuối tháng 12/2024 đã có sự gia tăng lượng mưa trên lưu vực.

Đến ngày 1/1/2025, lượng nước đến các hồ chứa trên hầu hết 6 lưu vực sông trên đã tăng đáng kể. Tuy vậy, về tổng thể, từng lưu vực sông lại đối mặt với các vấn đề riêng. Dự báo, trong mùa khô năm 2025, một số khu vực sẽ xảy ra tình trạng hạn hán, thiếu nước cục bộ do thiếu hụt lượng mưa và lượng dòng chảy ít do năng lực lấy nước của các công trình thủy lợi còn thiếu, chưa đồng bộ.

Hạn hán là một hiện tượng tự nhiên được coi là thiên tai, tạo thành bởi sự thiếu hụt nghiêm trọng lượng mưa trong thời gian kéo dài, làm giảm hàm lượng ẩm trong không khí và lượng nước trong đất; làm suy kiệt dòng chảy sông suối, hạ thấp mực nước ao hồ, trong các tầng chứa dưới đất. Mưa rất ít, lượng mưa không đáng kể trong thời gian dài, hầu như quanh năm, đây là tình trạng phổ biến trên các vùng khô hạn và bán khô hạn.

Lượng mưa trong khoảng thời gian dài đáng kể thấp hơn rõ rệt mức trung bình nhiều năm cùng kỳ. Tình trạng này có thể xảy ra trên hầu khắp các vùng, kể cả vùng mưa nhiều. Một trường hợp khác là mưa không ít, nhưng trong một thời gian nhất định trước đó không mưa hoặc mưa chỉ đáp ứng nhu cầu tối thiểu của sản xuất và môi trường xung quanh. Đây là tình trạng phổ biến trên các vùng khí hậu gió mùa, có sự khác biệt rõ rệt về mưa giữa mùa mưa và mùa khô.

Hạn hán có tác động to lớn đến môi trường, kinh tế, chính trị xã hội và sức khỏe con người. Hạn hán tác động đến kinh tế xã hội như giảm diện tích gieo trồng và năng suất, sản lượng, chủ yếu là sản lượng cây lương thực. Hạn hán khiến tăng chi phí sản xuất nông nghiệp, giảm thu nhập của lao động nông nghiệp. Tăng giá thành và giá cả lương thực. Giảm tổng giá trị sản phẩm chăn nuôi. Các nhà máy thủy điện gặp nhiều khó khăn trong quá trình vận hành.

Hạn hán gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp. (Ảnh minh hoạ: NT). 

Tại Việt Nam, hạn hán là một trong những hiểm họa tự nhiên nghiêm trọng gây nhiều thiệt hại về kinh tế và xã hội. Các đợt hạn lớn đã xảy ra nhiều lần trong lịch sử như hạn hán năm 1977 - 1978 gây thiếu nước nghiêm trọng ở miền Trung và phía Nam; hạn hán 1997 - 1998 gây thiệt hại lớn về nông nghiệp, ảnh hưởng nặng nề đến đời sống dân sinh ở nhiều tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Gần đây nhất, đợt hạn hán kéo dài từ cuối năm 2019 đến giữa năm 2020 đã làm thiếu nước trầm trọng tại nhiều khu vực, đặc biệt là Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, các đợt hạn hán có khả năng sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn về cường độ và thời gian kéo dài.

Tuy nhiên, hiện nay, các nghiên cứu về dự báo hạn hán còn rất hạn chế, do thiếu bộ số liệu quan trắc đồng nhất theo không gian và thời gian (dữ liệu quan trắc lưới) cùng các phương pháp xử lý hậu mô hình.

Trước thực tế nêu trên, trên cơ sở kết hợp mô hình động lực và phương pháp thống kê, trưởng nhóm nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Thủy lợi và các cộng sự ở  các Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) và Trường Đại học Khoa học & Công nghệ Hà Nội đã phát triển phương pháp dự báo hạn hán trước một đến vài tháng bằng chỉ số lượng mưa chuẩn hóa (SPI).

Hiện nay bài toán dự báo hạn hán vẫn có nhiều thách thức do hạn chế trong dự báo mùa với quy mô thời gian dao động từ một vài tháng đến một năm. Cùng đó là do thiếu bộ số liệu quan trắc đồng nhất theo không gian và thời gian, các phương pháp xử lý hậu mô hình. Để giải quyết vấn đề, các nhà nghiên cứu sử dụng mô hình khí hậu khu vực với dữ liệu đầu vào là các trường dự báo toàn cầu, sau đó hiệu chỉnh thống kê như mạng thần kinh nhân tạo (ANN) và hồi quy tuyến tính đa biến (MLR).

Trong nghiên cứu này, khả năng dự báo mùa hạn hán sử dụng chỉ số SPI được phân tích, đánh giá khả năng dự báo cho Việt Nam trên cơ sở kết hợp giữa phương pháp thống kê và động lực. Các chỉ số đánh giá dự báo cũng cho thấy chỉ số SPI được tính với lượng mưa tổ hợp từ mô hình sau khi hiệu chỉnh có khả năng tái tạo tốt các sự kiện hạn, đặc biệt là hạn nhẹ.

 Dự báo mùa hạn hán cho Việt Nam bằng chỉ số lượng mưa chuẩn hóa (SPI) từ sản phẩm dự báo của mô hình động lực kết hợp hiệu chỉnh thống kê với hạn dự báo từ 1 đến 6 tháng. Việc hiệu chỉnh lượng mưa mô hình bằng các phương pháp thống kê như mạng thần kinh nhân tạo (ANN) và hồi quy tuyến tính đa biến (MLR) đã cải thiện đáng kể độ chính xác lượng mưa dự báo.

Kỹ năng hiệu chỉnh của ANN và MLR có phần vượt trội hơn so với Cli (phương pháp hiệu chỉnh sai số hệ thống dựa trên trung bình khí hậu). Không có sự khác biệt đáng kể giữa kết quả hiệu chỉnh của hai mô hình RegCM và clWRF (mô hình khí hậu khu vực) và giữa các hạn dự báo khác nhau. Chỉ số hạn dự báo của mô hình có tương quan tốt với quan trắc. Kỹ năng dự báo hạn nhẹ của mô hình tốt hơn đáng kể so với dự báo hạn vừa.

Việc lấy trung bình tổ hợp các chỉ số hạn có thể là nguyên nhân cơ bản dẫn đến kỹ năng dự báo hạn có cường độ mạnh kém hơn hạn có cường độ yếu. Các nhà nghiên cứu cho rằng, phương pháp của họ vẫn còn tồn tại một số hạn chế về khả năng dự báo chính xác cường độ và phân bố theo không gian của các đợt hạn vừa tại một số khu vực.

Tuy nhiên, việc ứng dụng khoa học công nghệ, đẩy mạnh nghiên cứu trong dự báo, cảnh báo hạn hán từ các nhà nghiên cứu đã mang lại nhiều kết quả tích cực, là tiền đề quan trọng để các địa phương nói riêng và cả nước nói chung sớm xây dựng kế hoạch ứng phó với hạn hán, thiếu nước. Thời gian tới, nhà nước cần tiếp tục huy động các nguồn lực để đầu tư trang thiết bị hiện đại, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số, và cải thiện hệ thống thu thập dữ liệu nhằm nâng cao khả năng dự báo và cảnh báo sớm thiên tai trong đó bao gồm việc dự báo sớm hạn hán, nhằm đảm bảo quá trình sản xuất và đời sống sinh hoạt cho Nhân dân.

 

 

Mai Huế

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline