Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 11/01/2025 02:01

Tin nóng

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Trên 20 cây cổ thụ ở vườn quốc gia Côn Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam

25 tác phẩm xuất sắc được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Hội nghị Ban Chấp hành 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội

Thứ bảy, 11/01/2025

Nghiên cứu, hoàn thiện quy trình nhân giống sắn sạch bệnh khảm lá

Thứ tư, 08/01/2025 06:01

TMO - Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ ( ASISOV) đã tiến hành nghiên cứu và đang thử nghiệm nhân nhanh giống sắn sạch bệnh khảm lá bằng phương pháp nhân chồi ở tỉnh Bình Định. Nghiên cứu mở ra những kết quả tích cực trong việc canh tác giống sắn không nhiễm bệnh khảm lá, mang lại năng suất cao cho người nông dân.

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp, bệnh khảm lá sắn do virus có tên khoa học là Sri Lanka Cassava Mosaic Virus (SLCMV) gây ra. Triệu chứng đặc trưng dễ nhận biết của bệnh khảm lá sắn là khảm vàng loang lổ trên lá. Mức độ hại nhẹ là không bị biến dạng hoặc biến dạng nhẹ, mức độ hại nặng làm cho lá sắn xoăn, cong queo, nhăn nhúm.

Cây sắn nhiễm bệnh sẽ không cho thu hoạch hoặc làm năng suất giảm từ 30- 90%, hàm lượng tinh bột giảm từ 40 -60%. Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh, đến tháng 5/2021, Bình Định đã có 264,1 ha sắn nhiễm bệnh khảm lá, chiếm 3,9% tổng diện tích gieo trồng. Trong đó, có 140 ha nhiễm với tỷ lệ 15-30%, 53,1 ha nhiễm từ 30-70% và 14 ha nhiễm trên 70%. Bệnh tập trung chủ yếu tại các huyện Vĩnh Thạnh (71 ha), Hoài Nhơn (41 ha), Tây Sơn (34 ha) và Vân Canh (25 ha). Thiệt hại ước tính lên đến 3.600 tấn sắn tươi, tương đương 6,5 tỷ đồng. Điều đáng lo ngại là hiện chưa có thuốc đặc trị, trong khi tốc độ lây lan của bệnh ngày càng nhanh, đe dọa trực tiếp đến sự phát triển bền vững của ngành sắn địa phương.

Trước thực tế đó các nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ ( ASISOV) đã triển khai đề tài  "Nghiên cứu tuyển chọn giống và xây dựng quy trình nhân nhanh giống sắn sạch bệnh khảm lá bằng phương pháp nhân chồi ở tỉnh Bình Định". Giống sắn HN1 với khả năng kháng bệnh khảm lá tốt, năng suất củ tươi đạt 34,4 tấn/ha và hàm lượng tinh bột 25,1% đang mở ra triển vọng mới cho ngành sắn Bình Định trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh đang lan rộng. Theo Lãnh đạo ASISOV cho biết, các nhà nghiên cứu đã khảo nghiệm 8 giống sắn gồm HN1, HN3, HN5, C97, HLS14, KM505-54, KM94, KM94-1 tại 3 điểm của tỉnh với diện tích 3.600m2.

Các điểm thử nghiệm được chọn tại những vùng trồng sắn trọng điểm là xã Bình Tân (huyện Tây Sơn), xã Mỹ Tài (huyện Phù Mỹ) và xã Hoài Hảo (Thị xã Hoài Nhơn) để đánh giá khả năng thích nghi của giống trong điều kiện thực tế sản xuất. Sau 7 tháng theo dõi, đánh giá, nhóm nghiên cứu đã xác định được 4 giống triển vọng là HN1, HN3, HN5 và C97.

Đặc biệt, giống HN1 thể hiện nhiều ưu điểm vượt trội. "Khi trồng xen với những cây sắn bị nhiễm bệnh khảm lá héo úa, giống HN1 vẫn phát triển khỏe mạnh với màu xanh đậm tươi tốt, thân cây cao vút, lá sum suê đều đặn. Kiểm tra thực tế cho thấy mỗi cây có từ 5-10 củ xếp đều đặn, củ to, dài, da láng mịn, phần thịt trắng ngà, chắc mịn - dấu hiệu của hàm lượng tinh bột cao. Đây là sự khác biệt rõ rệt so với các cây nhiễm bệnh chỉ có 3-4 củ nhỏ, ngắn. Các chỉ tiêu kỹ thuật cũng khẳng định ưu thế của giống HN1: kháng bệnh khảm lá ở cấp 1 (mức kháng cao nhất), năng suất củ tươi đạt 34,4 tấn/ha (cao hơn trung bình tỉnh 7,1 tấn/ha), hàm lượng tinh bột đạt 25,1%.

Đặc biệt, giống này còn có thể dùng làm thực phẩm tươi từ củ đến lá - một đặc tính hiếm có ở các giống sắn cao sản. Với những ưu điểm này, giống HN1 có thể giúp người dân tăng lợi nhuận trên 10% so với sử dụng các giống sắn cũ đang nhiễm bệnh khảm lá nặng. Song song với tuyển chọn giống, nhóm nghiên cứu đã xây dựng quy trình nhân nhanh giống sạch bệnh.

Sắn bị khảm lá khiến năng suất củ bị suy giảm nghiêm trọng. (Ảnh minh hoạ). 

Nghiên cứu được thực hiện một cách có hệ thống, bắt đầu từ việc khảo sát các yếu tố ảnh hưởng như loại hom (từ 2-5 mắt), giá thể giâm mầm, mật độ và phân bón. Mô hình được triển khai theo hai giai đoạn: giai đoạn nhân giống ban đầu trong nhà lưới với diện tích 200 m2 và giai đoạn chuyển tiếp ra đồng ruộng với quy mô 2 ha.

Kết quả đặc biệt ấn tượng với hai giống HN1 và C97, cho thấy khả năng thích nghi vượt trội ngay từ giai đoạn giâm hom với đặc điểm cây cứng cáp, ra rễ khỏe và sinh trưởng tốt trong nhà lưới. Khi chuyển ra đồng ruộng, tỷ lệ sống đạt 75%, cây phát triển tốt với chiều cao 120 cm và đặc biệt thể hiện khả năng kháng bệnh khảm lá ở mức cao nhất (cấp 1). Hiện nay, dự án mở rộng lên quy mô sản xuất thương phẩm 10 ha tại ba địa điểm là xã Bình Tân (huyện Tây Sơn), xã Mỹ Tài (huyện Phù Mỹ), và xã Hoài Hảo (Thị xã Hoài Nhơn).

Theo nhóm nghiên cứu,  kết quả ban đầu cho thấy hiệu quả kinh tế tăng trên 10% so với canh tác truyền thống, đồng thời đáp ứng các tiêu chí về năng suất (trên 32 tấn/ha) và hàm lượng tinh bột (trên 26%). Quy trình này không chỉ giải quyết được vấn đề thiếu hụt giống sạch bệnh trong sản xuất mà còn thể hiện tính bền vững cao khi phù hợp với điều kiện canh tác địa phương và có khả năng nhân rộng cho sản xuất đại trà. Đại diện Phòng Quản lý Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Chi cục Trồng trọt & Bảo vệ thực vật, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh) nhận định, thành công của nghiên cứu này không chỉ giúp kiểm soát bệnh khảm lá mà còn mở ra hướng phát triển bền vững cho ngành sắn của tỉnh.

Việc có được giống kháng bệnh và quy trình nhân giống hiệu quả sẽ đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Trong thời gian tới, ASISOV sẽ tiếp tục nghiên cứu tối ưu quy trình canh tác, đồng thời tổ chức đào tạo, tập huấn cho nông dân. Mục tiêu là thiết lập hệ thống nhân giống sạch bệnh bền vững, góp phần nâng cao giá trị ngành sắn Bình Định. Cây sắn là một trong những cây công nghiệp quan trọng của Bình Định, đóng vai trò then chốt trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh.

Với diện tích trồng hàng năm dao động từ 11.358-13.581 ha và năng suất đạt 24,6-27,3 tấn/ha, cây sắn không chỉ phục vụ chế biến thực phẩm mà còn là nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp và xuất khẩu. Đặc biệt, đối với nhiều hộ nông dân tại các vùng trồng sắn chính của tỉnh, cây sắn là nguồn thu nhập chính đảm bảo sinh kế. Tuy nhiên, ngành sắn của tỉnh đang đứng trước thách thức lớn khi bệnh khảm lá xuất hiện từ năm 2020 và lan rộng nhanh chóng.

Để cây sắn tránh nhiễm bệnh khảm lá, ngành nông nghiệp khuyến cáo người dân không trồng sắn trên diện tích đã nhiễm khảm lá và các diện tích xung quanh, chỉ sử dụng giống sắn sạch bệnh để làm giống cho các vụ sau, hoặc có thể chuyển đổi cây trồng khác phù hợp với điều kiện địa phương thay cây sắn (như cây ngô sinh khối, cỏ voi, mía, cây gai xanh...). 

Đối với các ngành chức năng, cần tăng cường thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp tổng hợp ngăn chặn bệnh khảm lá hại cây sắn; giám sát việc vận chuyển, trao đổi hom giống sắn từ vùng nhiễm bệnh sang các vùng xung quanh.  Tăng cường công tác điều tra phát hiện, dự báo dự tính nhằm phát hiện sớm bọ phấn trên sắn rà soát bệnh khảm lá sắn ở các vùng trồng sắn nhiễm bệnh các vụ tiếp theo.  Xây dựng chốt kiểm tra, giám sát việc vận chuyển hom giống sắn từ vùng nhiễm bệnh, đi qua vùng nhiễm bệnh theo quy định về Kiểm dịch thực vật nội địa…/.

 

Thuỳ Anh

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline