Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 19/01/2025 18:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Chủ nhật, 19/01/2025

Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường từ hoạt động chăn nuôi

Thứ bảy, 22/06/2024 06:06

TMO - Những năm qua, chăn nuôi gia súc, gia cầm đã đem lại hiệu quả kinh tế cho các địa phương trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích kinh tế đem lại thì vấn đề ô nhiễm môi trường, xử lý chất thải chăn nuôi tại một số địa phương vẫn còn nhiều hạn chế.

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của tỉnh Hòa Bình với giá trị sản xuất cả năm 2023 ước đạt 4.130 tỷ đồng. Theo Sở NN&PTNT tỉnh, trong 5 năm (2019 - 2024), chăn nuôi trên địa bàn tỉnh có nhiều biến động do điều kiện thời tiết, khí hậu diễn biến phức tạp, thị trường tiêu thụ không ổn định, một số dịch bệnh vẫn xảy ra như: Dịch tả lợn Châu Phi, lở mồm long móng, tụ huyết trùng, viêm da nổi cục. Song các ổ dịch đã được kiểm soát, khống chế và dập dịch kịp thời, không để lây lan rộng. Năm 2023, tổng đàn trâu toàn tỉnh có 112.200 con, bằng 95,97% so với năm 2019; đàn bò 89.140 con, bằng 103,41%; đàn lợn gần 495.700 con, bằng 112,92% và đàn gia cầm trên 8,6 triệu con, bằng 113,29% so với năm 2019.

Từ tháng 11/2019, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 55-CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng trong công tác quản lý chất thải phát sinh từ hoạt động chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Theo đánh giá của Sở NN&PTNT tỉnh, sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 55-CT/TU, chăn nuôi của tỉnh đã hình thành các vùng chăn nuôi tập trung giảm thiểu ô nhiễm môi trường, phù hợp với quy hoạch chăn nuôi và quy hoạch tổng thể ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Đàn vật nuôi phát triển tương đối ổn định, đa dạng hóa các sản phẩm chăn nuôi theo hướng hàng hóa, góp phần duy trì mức tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp và tăng thu nhập cho người chăn nuôi.

Bên cạnh đó, các trang trại chăn nuôi đã tiếp cận và nhận thức đúng đắn các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Chủ động thực hiện xử lý chất thải giảm thiểu gây ô nhiễm môi trường như: quy hoạch, xây dựng chuồng, trại; trồng cây xanh xung quanh khu vực chăn nuôi để tạo bóng mát và chắn được gió lạnh, gió nóng; xây dựng hệ thống hầm biogas; ủ phân bằng phương pháp sinh học cùng với việc che phủ kín; xử lý nước thải bằng cây thủy sinh; chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học. Thực hiện quy hoạch phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung quy mô lớn, giảm dần cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ gần khu dân cư gây ô nhiễm môi trường… 

Hàng năm, Chi cục Chăn nuôi và Thú y phối hợp với Phòng NN&PTNT các huyện, Phòng Kinh tế thành phố thực hiện kiểm tra, đánh giá công tác phát triển chăn nuôi, xử lý chất thải trong chăn nuôi và bảo vệ môi trường tại các trang trại. Qua kiểm tra cho thấy, các chất thải lỏng được xử lý qua trạm xử lý nước thải đạt chuẩn; xác gia súc, gia cầm chết được xử lý bằng phương pháp chôn hủy đúng quy định. Bên cạnh đó, Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra đột xuất, định kỳ về công tác quản lý chất thải chăn nuôi và giết mổ gia súc, gia cầm khi có yêu cầu.

Việc hình thành các trang trại chăn nuôi quy mô lớn và vừa đảm bảo chất lượng môi trường góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế. Ảnh: BHB. 

Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh đã hình thành trên 100 trang trại chăn nuôi quy mô lớn và vừa. Những trang trại này đã thực hiện tương đối tốt việc xử lý chất thải bằng biogas hay ủ sinh học hoặc đệm lót sinh học. Tuy nhiên, hình thức chăn nuôi phổ biến ở Hòa Bình vẫn là nông hộ nhỏ lẻ với trên 107.000 hộ và rất nhiều trong số đó không đảm bảo về công tác thú y cũng như bảo vệ môi trường khi chất thải, nước thải chảy tràn ra ngoài khu dân cư, ảnh hưởng đến chất lượng sống của những người xung quanh.

Đối với chăn nuôi nông hộ, đến hết quý I/2024, trong tỉnh có trên 107 nghìn hộ chăn nuôi. Trong đó hơn 74% hộ đạt tiêu chí cơ sở chăn nuôi đảm bảo các quy định về vệ sinh thú y, chăn nuôi và bảo vệ môi trường xã nông thôn mới; có 40,12% hộ đạt tiêu chí cơ sở chăn nuôi đảm bảo các quy định về vệ sinh thú y, chăn nuôi và bảo vệ môi trường xã nông thôn mới nâng cao. Mặc dù vấn đề đảm bảo môi trường trong chăn nuôi ở quy mô nông hộ đã có chuyển biến nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập. Cùng với đó, thực trạng cơ sở chăn nuôi lợn, gia cầm gây ô nhiễm môi trường xung quanh còn xảy ra ở một số địa phương.

Từ năm 2021, HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 70/2021/NQ-HĐND về việc quy định khu vực không được phép chăn nuôi và chính sách hỗ trợ khi di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh. Thời gian qua, các địa phương đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến nội dung của Nghị quyết đến các hộ, cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép chăn nuôi. Đồng thời vận động các hộ, cơ sở ký cam kết di dời hoặc dừng hoạt động chăn nuôi theo đúng thời gian quy định, không cơi nới chuồng trại, tăng đàn, tái đàn.

Theo Sở NN&PTNT, đến năm 2023, tổng số cơ sở nằm trong khu vực không được phép chăn nuôi của các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Kim Bôi, Tân Lạc, Lạc Sơn, Yên Thủy và Mai Châu là 5.364 cơ sở. Còn các huyện: Lương Sơn, Lạc Thủy và thành phố Hòa Bình chưa tổng hợp được tổng số cơ sở chăn nuôi có diện tích dưới 50m2. Số cơ sở có diện tích trên 50m2 của các huyện, thành phố là 1.052 cơ sở.

Trong năm 2023, các địa phương đã hỗ trợ tháo dỡ, di dời hoặc dừng hoạt động chăn nuôi gồm: TP Hòa Bình (5 cơ sở), huyện Kim Bôi (1 cơ sở), huyện Lương Sơn (12 cơ sở). Hiện nay, các địa phương tiếp tục triển khai Nghị quyết số 70//2021/NQ-HĐND, đây là nỗ lực quan trọng để phát triển chăn nuôi phù hợp với quy hoạch, cũng như bảo đảm môi trường trong hoạt động chăn nuôi.

Các địa phương đang tiếp tục triển khai di dời c di dời cơ sở chăn nuôi nguy cơ gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư (Ảnh minh họa: BDV).  

Công tác di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu dân cư trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều khó khăn như: Một số khu vực từ xã sáp nhập vào phường hoặc thị trấn chủ yếu là làm nông nghiệp, chăn nuôi tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp để tăng thu nhập, đồng thời tận dụng nguồn phân hữu cơ từ chăn nuôi để trồng trọt. Trên địa bàn phường, thị trấn không có quỹ đất quy hoạch khu chăn nuôi tập trung riêng để bố trí cho các hộ có nhu cầu tiếp tục chăn nuôi di dời ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi.

Các cơ sở chăn nuôi thuộc diện phải di dời chủ yếu là chăn nuôi nông hộ, tận dụng nguồn thức ăn tại chỗ và phụ phẩm nông nghiệp. Vì thế khi dừng chăn nuôi sẽ giảm một phần thu nhập cũng như lãng phí nguồn thức ăn có thể dùng cho chăn nuôi. Một số cơ sở chăn nuôi quy mô lớn nằm trong khu vực không được phép chăn nuôi đã đầu tư chi phí rất lớn để chăn nuôi, chưa thu hồi được vốn nên rất khó trong việc di dời hoặc dừng hoạt động chăn nuôi…

Trước những khó khăn, vướng mắc đó cho thấy, cần rà soát kỹ các khu vực không được phép chăn nuôi cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Bên cạnh đó, có chính sách ưu đãi vay vốn để chuyển đổi nghề nghiệp, hỗ trợ đào tạo nghề cho các cơ sở thuộc đối tượng phải tháo dỡ di dời hoặc dừng hoạt động chăn nuôi có nhu cầu. Ngoài ra, bổ sung quy hoạch khu vực chăn nuôi tập trung, có cơ chế chính sách thu hút đầu tư hạ tầng khu chăn nuôi tập trung để các cơ sở chăn nuôi quy mô lớn nằm trong khu vực không được phép chăn nuôicó nhu cầu tiếp tục phát triển chăn nuôi có địa điểm thực hiện di dời. 

Ngành chăn nuôi ở Việt Nam đóng góp hơn 25% vào GDP của ngành nông nghiệp. Đến nay, Việt Nam trở thành quốc gia có ngành chăn nuôi lợn đứng thứ 5 thế giới về số lượng và đứng thứ 6 về sản lượng thịt. Do vậy, đã từ lâu, chăn nuôi được xác định là một ngành chủ lực, cần phải chuyển dịch từ chăn nuôi quy mô nhỏ sang chăn nuôi tập trung, hàng hóa, quy mô lớn.

Bên cạnh những đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế, ngành chăn nuôi cũng đặt ra nhiều thách thức cho vấn đề bảo vệ môi trường và phát thải khí nhà kính. Ước tính mỗi năm có trung bình 61 triệu tấn phân và hơn 304 triệu m³ nước thải chăn nuôi được thải ra từ các loại vật nuôi chính. Ngành chăn nuôi đã và đang có những tác động đến môi trường nếu chất thải chăn nuôi không được kiểm soát tốt và sẽ phát thải hơn 15 triệu tấn CO2 tương đương hằng năm.

Trong Chiến lược Phát triển chăn nuôi giai đoạn 2022-2030, tầm nhìn đến năm 2045, phát triển công nghiệp chuồng trại và xử lý chất thải chăn nuôi là một trong 5 đề án ưu tiên. Theo đó, các địa phương cần tập trung triển khai thực hiện và mở ra hướng mới cho chăn nuôi phát triển theo hướng kinh tế tuần hoàn bảo đảm phát triển chăn nuôi phát triển hiệu quả, trong đó có việc vận hành tái sử dụng chất thải chăn nuôi, khắc phục nhanh tình trạng ô nhiễm môi trường, giảm phát thải khí nhà kính, chuyển đổi năng lượng xanh, góp phần hình thành nền nông nghiệp phát thải thấp nhằm đạt mục tiêu của Chính phủ trong phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.

Căn cứ Điều 61 Luật Bảo vệ môi trường 2020, quy định về bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp như sau: Phân bón, sản phẩm xử lý môi trường chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản đã hết hạn sử dụng phải được quản lý theo quy định của pháp luật có liên quan. Bao bì đựng phân bón, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, sản phẩm xử lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi sau khi sử dụng, bùn đất và thức ăn lắng đọng khi làm vệ sinh trong ao nuôi thủy sản phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải... 

Xác vật nuôi bị chết do dịch bệnh phải được thu gom, xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải nguy hại và vệ sinh phòng bệnh; Việc sử dụng chất thải từ hoạt động chăn nuôi để làm phân bón hữu cơ, nước tưới cây hoặc mục đích khác phải thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Ngoài ra, theo Khoản 1 Điều 55 Luật Chăn nuôi 2018, chăn nuôi trang trại phải đáp ứng các điều kiện sau: Có đủ nguồn nước bảo đảm chất lượng cho hoạt động chăn nuôi và xử lý chất thải chăn nuôi; Có biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; Có khoảng cách an toàn từ khu vực chăn nuôi trang trại đến đối tượng chịu ảnh hưởng của hoạt động chăn nuôi và từ nguồn gây ô nhiễm đến khu vực chăn nuôi trang trại...Theo Điều 23 Nghị định 13/2020/NĐ-CP, tổ chức, cá nhân chăn nuôi trang trại quy mô lớn phải được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi. 

 

 

Đức An 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline