Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 20/04/2024 09:04

Tin nóng

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Thứ bảy, 20/04/2024

Nâng cao trải nghiệm du lịch trên nền tảng môi trường số

Chủ nhật, 20/11/2022 06:11

TMO - Việc phát triển du lịch thông minh, đẩy nhanh quá trình số hóa và chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch sẽ mở ra cơ hội tiếp cận với nhiều du khách, nâng cao trải nghiệm và tiết giảm chi phí.

Vừa qua, tại tọa đàm "Tăng cường hợp tác trên môi trường số, nâng cao trải nghiệm của du khách", Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Hà Văn Siêu cho biết, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư lan tỏa cùng sự phát triển của công nghệ đã làm thay đổi hành vi khách du lịch, từ việc tìm kiếm thông tin, đặt dịch vụ, trải nghiệm tại điểm đến cũng như chia sẻ cảm xúc, kỷ niệm về chuyến đi... hầu hết đều đã diễn ra trên môi trường số. Sự thay đổi của thị trường với chủ thể trọng tâm là khách du lịch đã buộc các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ cũng như cơ quan quản lý cần có giải pháp thích ứng nhanh chóng và tận dụng những thành tựu công nghệ số để chuyển đổi mô hình, cách thức hoạt động trong thời đại mới.

Về hoạt động chuyển đổi số trong du lịch, Tổng cục Du lịch đã xây dựng Cơ sở dữ liệu Du lịch Việt Nam; xây dựng trục kết nối hệ thống thông tin giữa cơ quan quản lý ở Trung ương, địa phương và doanh nghiệp; ứng dụng công nghệ số hỗ trợ khách du lịch, phát triển điểm đến du lịch thông minh; chuyển đổi số gắn kết với Tiêu chuẩn Du lịch ASEAN; đẩy mạnh truyền thông, xúc tiến, quảng bá du lịch trên các nền tảng số; hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.

Một số địa phương và doanh nghiệp du lịch lớn cũng đã triển khai ứng dụng công nghệ trong nhiều hoạt động. Trong đó, tại Hà Nội đã phát triển các ứng dụng du lịch thông minh như Visit Hanoi, MyHanoi với tính năng nổi bật là trợ lý du lịch ảo hỗ trợ du khách. Các điểm đến bảo tàng, làng nghề, di tích như Văn Miếu-Quốc Tử Giám; Hoàng thành Thăng Long, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam … đã phát triển hệ thống thuyết minh tự động và nhiều công nghệ hiện đại khác phục vụ khách tham quan.

Trải nghiệm không gian du lịch trên nền tảng số đang được một số địa phương đẩy mạnh triển khai. Ảnh: Đồng Văn 

Sở Du lịch Hải Phòng cho biết, Hải Phòng đã ứng dụng công nghệ số hỗ trợ khách du lịch, phát triển điểm đến du lịch thông minh. Hiện Hải Phòng có khoảng 579 cơ sở lưu trú du lịch, với 15.560 phòng, trong đó có hơn 20 khách sạn hạng 4 - 5 sao và tương đương; gần 100 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành. Sở Du lịch Hải Phòng cũng đã ra mắt sàn giao dịch du lịch trực tuyến Hải Phòng cũng như mở chuyên mục Review Hải Phòng trên nền tảng số để du khách được chủ động đăng bài chia sẻ kinh nghiệm, tạo nên sự tương tác đa chiều và nhanh chóng.

 Đà Nẵng đã đưa vào sử dụng ứng dụng chatbot "Da Nang Fantasticity" - công nghệ được sử dụng đầu tiên tại Việt Nam và Đông Nam Á (cùng với Singapore). Tại TP.HCM, tour xe buýt 2 tầng đã áp dụng công nghệ mới kết hợp dữ liệu số về giao thông và du lịch, cùng dữ liệu sở thích của du khách để thiết kế các tuyến phù hợp; bên cạnh bán vé và thanh toán trực tuyến, tích hợp Wi-Fi và thuyết minh tự động bằng nhiều ngôn ngữ.

Tổng cục Du lịch nhận định, đại dịch Covid-19 đã củng cố  thêm nhận thức về tầm quan trọng của liên kết, hợp tác trong phục hồi và phát triển du lịch theo hướng linh hoạt và bền vững hơn. Trong bối cảnh mới cần đẩy mạnh các sản phẩm công nghệ hỗ trợ nâng cao trải nghiệm của khách du lịch. Việc phát triển du lịch thông minh, đẩy nhanh quá trình số hóa và chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch sẽ mở ra cơ hội tiếp cận với nhiều du khách hơn, nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm chi phí và tăng hiệu quả kinh doanh.

Thời gian tới, nhằm nâng cao tính trải nghiệm của du khách trên môi trường số, các địa phương cần đẩy mạnh số hóa các điểm đến du lịch. Tổng cục Du lịch đã hình thành hệ thống Cơ sở dữ liệu ngành du lịch Việt Nam tại địa chỉ http://csdl.vietnamtourism.gov.vn, trong đó có dữ liệu về các khu, điểm du lịch...

Triển khai áp dụng hệ thống vé điện tử tại các điểm tham quan bằng cách loại bỏ vé giấy truyền thống và thay thế bằng việc sử dụng vé điện tử quét mã QR vào cổng. Đẩy mạnh ứng dụng các sản phẩm công nghệ hiện đại như trí tuệ nhân tạo (AI), internet vạn vật (IoT), công nghệ thực tế ảo, thực tế tăng cường, 3D, 360 độ... có tính ứng dụng rất cao trong vận hành các lĩnh vực dịch vụ lưu trú du lịch, cung cấp thông tin cho du khách, nâng cao trải nghiệm cho du khách ở điểm đến...

 

 

 

Hà Trang 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline