Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 08/09/2024 08:09

Tin nóng

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Quảng Bình: Cây gạo cổ thụ hơn 500 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tân Sơn (Phú Thọ): Hai cây chò chỉ hơn nghìn năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Hóa: Cây muỗm cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hàng nghìn cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính năm 2024

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Đánh giá kỹ tác động của chính sách

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Nước khoáng, nước nóng thiên nhiên là khoáng sản nằm trong nhóm III

Sạt lở vùng ĐBSCL: Kiên quyết di dời dân ra khỏi vùng nguy cơ cao

TP. HCM cần phát huy cơ chế, chính sách đặc thù với tinh thần 6 "tiên phong"

Quyết liệt thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ trọng tâm Đại hội VIII của Đảng đề ra

Tổng Bí thư Tô Lâm: Bám sát định hướng, tăng tốc hoàn thành mục tiêu kinh tế-xã hội

Chủ nhật, 08/09/2024

Nâng cao hiệu quả trạm giám sát côn trùng thông minh

Thứ hai, 15/07/2024 07:07

TMO - Không chỉ giúp người dân dễ dàng theo dõi sâu bệnh và xác định thời điểm cần phun thuốc, hệ thống giám sát côn trùng thông minh tại huyện Giồng Riềng (tỉnh Kiên Giang) còn hướng đến mục tiêu lớn hơn đó là góp phần xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp hướng tới hiện đại hoá, ứng dụng công nghệ cao.

Thông tin từ UBND huyện Giồng Riềng, địa phương này có diện tích sản xuất nông nghiệp lớn, với hơn 57.000 ha, chiếm 90% tổng diện tích của huyện; trong đó đất sản xuất lúa hơn 46.000 ha, chiếm 82% tổng diện tích sản xuất nông nghiệp. Những năm qua, lĩnh vực nông nghiệp ở huyện đã có sự chuyển dịch rất tích cực, từ sản xuất theo hướng truyền thống đến nay đã tăng cường ứng dụng công nghệ, sử dụng những thiết bị hiện đại để chăm sóc cho cây nông nghiệp, đặc biệt là cây lúa.

Để phòng tránh sâu bệnh hiệu quả hơn, huyện Giồng Riềng đã triển khai thực hiện lắp đặt thí điểm hai trạm giám sát côn trùng (bẫy đèn thông minh) tại hai xã Bàn Tân Định và Ngọc Hòa để dần thay thế hệ thống bẫy đèn truyền thống ở địa phương. Việc ứng dụng trạm giám sát côn trùng mang lại nhiều hiệu quả, tiện ích trong việc bảo vệ cây trồng và hoa màu.

Trạm giám sát côn trùng thông minh có vai trò quan trọng trong việc giúp nông dân chủ động phòng trừ các đối tượng sâu bệnh gây hại, giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường trong việc phun thuốc bảo vệ thực vật và bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Việc lắp đặt, sử dụng trạm giám sát côn trùng thông minh có dải ánh sáng nhiều màu xanh lá, xanh dương, UV và trắng (có thể điều chỉnh ánh sáng) giúp tăng khả năng thu hút đa dạng các loại côn trùng vào bẫy hỗ trợ việc giám sát dịch hại trên cây trồng.

Đại diện Trạm Khuyến nông huyện Giồng Riềng cho biết, so với bẫy đèn truyền thống, trạm giám sát côn trùng thông minh thu hút được đa dạng các loại côn trùng trên lúa như thành trùng sâu keo, sâu năn...; trên cây ăn trái và rau màu như kiến vương, bọ hung, sâu keo... Bẫy đèn có các thiết bị quan trắc khí tượng, thời tiết, đo nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, hướng gió và cảm biến mưa trong ngày, qua đó người dân có thể xác định được có cần phun thuốc hay không và chọn phương thức xử lý kịp thời.

Để nâng cao hiệu quả của trạm giám sát côn trùng, trạm sẽ được lắp đặt tại vùng trọng điểm sản xuất lúa và cây trồng, từ đó có thể dự báo về sâu bệnh cho các cánh đồng có khoảng cách vài nghìn hecta, giúp địa phương có lịch xuống giống, sử dụng các biện pháp bảo vệ cây trồng hiệu quả cao và tiết kiệm được chi phí.

Theo nhận định từ một số người dân thuộc xã Bàn Tân Định (huyện Giồng Riềng) về hiệu quả của trạm giám sát côn trùng thông minh cho hay, họ chỉ cần sử dụng điện thoại bấm vào ứng dụng Mekong và xem biểu đồ trên máy là có thể biết được số lượng sâu, rầy gây hại…, không phải ra tận ruộng để kiểm tra, vừa tiện lợi vừa nhanh chóng. Sau thời gian lắp trạm giám sát côn trùng thông minh, qua số liệu ghi nhận trên địa bàn huyện cho thấy sự di trú của các loại sâu bệnh trên cây lúa hoặc một số côn trùng gây hại thường dựa vào hướng gió, tốc độ gió.

Lắp đặt trạm giám sát côn trùng thông minh đã mang lại nhiều thuận lợi cho người dân huyện Giồng Riềng trong việc theo dõi tình hình sâu bệnh gây hại. Ảnh: TA

Trạm giám sát côn trùng thông minh mang lại hiệu quả thiết thực. Đại diện tổ kinh tế - kỹ thuật xã Bàn Tân Định cho biết, trạm giám sát côn trùng thông minh có thể nhận dạng, phân biệt được 103 loài côn trùng. Bẫy đèn có thể thay thế hoàn toàn việc theo dõi thủ công hàng đêm của cán bộ kỹ thuật, giúp giảm sức lao động trong việc nhận dạng, đếm số lượng côn trùng vào bẫy, vừa hạn chế sai sót qua các khâu trung gian (nhận diện, đếm, nhập dữ liệu các công đoạn báo cáo...), dễ dàng truy cập và quản lý, giúp công tác dự báo trở nên nhanh chóng và kịp thời, tránh được sâu bệnh bùng phát trên diện rộng.

Ứng dụng hệ thống bẫy đèn thông minh đã mang lại những hiệu quả tích cực, nhờ đó Trạm Khuyến nông huyện Giồng Riềng đã dự báo được tình hình sâu bệnh trong hai vụ lúa đầu năm 2024. Việc lắp đặt trạm giám sát côn trùng thông minh hoàn toàn phù hợp đối với các vùng sản xuất lúa trọng điểm có thể nhân rộng để thay thế hoàn toàn bẫy đèn truyền thống để góp phần thực hiện tốt công tác dự tính dự báo, từ đó hướng dẫn nông dân có biện pháp quản lý, ngăn chặn dịch hại kịp thời không để lây lan gây thiệt hại cho sản xuất. 

Thực hiện chiến lược chuyển đổi số quốc gia, tỉnh Kiên Giang đã ban hành Kế hoạch số 186/ KH-UBND ngày 24/12/2020, trong đó nhấn mạnh phát triển ngành nông nghiệp công nghệ cao theo hướng chú trọng nông nghiệp thông minh, nông nghiệp chính xác, tăng tỷ trọng của nông nghiệp công nghệ số trong nền kinh tế. Tập trung xây dựng các hệ thống dữ liệu lớn của ngành như về đất đai, cây trồng, vật nuôi, thủy sản. Xây dựng mạng lưới quan sát, giám sát tích hợp trên không và mặt đất phục vụ các hoạt động nông nghiệp…  

Việc đầu tư hệ thống, lắp đặt trạm giám sát côn trùng thông minh đã mang lại những hiệu quả tích cực, giúp người dân và cán bộ kỹ thuật ngành nông nghiệp tự động thu thập dữ liệu về diễn biến tình hình dịch hại, sâu bệnh, nhằm số hóa dữ liệu canh tác, đi đến số hóa quy trình canh tác, hỗ trợ nâng cao năng suất sản xuất cho người dân. Đồng thời, tối ưu hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về kiểm soát dịch bệnh gây hại trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồng Riềng nói riêng và toàn tỉnh Kiên Giang nói chung.

 

 

Minh Thành

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline